THIẾT BỊ NUÔI CẤY GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĨNH ĐỘNG

Một phần của tài liệu Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học công nghiệp part 5 pptx (Trang 34 - 35)

THIẾT BỊ NUÔI CẤY VI SINH VẬT TRÊN MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG RẮN

9.4. THIẾT BỊ NUÔI CẤY GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĨNH ĐỘNG

Đối với các điều kiện sản xuất lớn thì công suất đơn vị của thiết bị cần phải tăng đáng kể. Ngoài ra cũng cần phải tạo ra các thiết bị cố định nhằm đảm bảo độ kín của tất cả các công đoạn công nghệ, giảm diện tích và khối lượng riêng.

Phương pháp nuôi cấy chủng nấm mốc trên bề mặt tĩnh - động lực học là ở chổ môi trường ở trạng thái bất động (trạng thái tĩnh), còn sau đó chịu sự chuyển động tuần hoàn cưỡng bức, làm tơi và chuyển đảo (các điều kiện động lực học). Với phương pháp này không thể sử dụng các khay được vì môi trường sẽ bị đổ ra ngoài.

Môi trường dinh dưỡng đã tiệt trùng được trộn với giống vi sinh vật đưa vào giàn băng tải đầu tiên của phòng nuôi cấy. Không khí được pha trộn sơ bộ với hơi nước bảo hoà hay là không khí được điều hoà đẩy vào phòng. Lượng không khí và hơi nước được tính toán sao cho trong vùng tĩnh có nhiệt độ của hỗn hợp hơi- không khí 32 ÷ 350C, còn độ ẩm tương đối- 96 ÷ 98%.

Thời gian giữ môi trường cấy trên giàn được xác định trên cơ sở phụ thuộc vào số sàng trong phòng. Khi đó thời gian chung của giống phát triển trong tất cả các giàn cân bằng thời gian chung của quá trình nuôi cấy giống (từ 24 đến 48h). Qua những khoảng thời gian như nhau, sản phẩm được chuyển bằng cơ khí từ giàn trên xuống giàn dưới kế cận. Các giàn ở trên được sử dụng cho pha nuôi cấy đầu tiên, các giàn giữa cho pha thứ hai và các giàn dưới cho pha thứ ba. Cho nên môi trường dinh dưỡng đã được cấy, khi chuyển từ giàn này sang giàn khác xảy ra tất cả các giai đoạn phát triển. Việc nạp các lô môi trường dinh dưỡng mới lên giàn trên cùng của phòng với khoảng bằng thời gian có mặt của môi trường trên mỗi giàn của phòng. Phương pháp như thế cho phép sử dụng tối đa thể tích hữu ích của phòng, cho phép tăng cường quá trình và làm dễ dàng điều kiện lao động. Khi chuyển từ giàn này sang giàn khác môi trường được làm tơi nhằm tăng cường các quá trình thông gió, thải các sản phẩm chuyển hóa tạo ra khí và nhận được giống có hoạt hoá cao. Các điều kiện trao đổi nhiệt cũng được tốt hơn, cho phép giảm tiêu hao không khí để thải nhiệt sinh lý.

Việc nuôi cấy các giống vi sinh vật bằng phương pháp tĩnh - động có khả năng tiến hành trong các thiết bị dạng băng tải và các dạng khác.

Thiết bị nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường rắn dạng ВИС-42-Д. Cơ cấu bên trong thiết bị tương tự như kết cấu máy sấy dạng ВИС-42-Д và có tất cả các bộ phận phụ: calorife, quạt, xyclon và ống thông khí, cũng như cơ cấu để lật các giàn trong phòng và để làm kín khâu nạp môi trường đến giàn đầu tiên.

Lò sấy tự động tác dụng liên tục ВИС-42-Д gồm có phòng sấy, hai calorife, ba quạt và ba xyclon (xem hình 9.3).

Một phần của tài liệu Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học công nghiệp part 5 pptx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)