I và
Tổng mức đầu tư
hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030” tại Quyết định số 428/QĐ-TTg. Theo đó, tổng công suất nguồn của hệ thống đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 130 GW với tỷ lệ dự phòng trên 20% (tỷ lệ dự phòng không tính điện gió và mặt trời).
Bảng 2-1: Cơ cấu nguồn điện toàn quốc đến 2030 – khi không có nguồn Nhà máy điện khí Miền Trung I và II
Hạng mục 2016 2020 2025 2030
Tổng nhu cầu (MW) 28302 42080 63471 90651
Tổng công suất đặt (MW) 42495 60165 94447 128939
Thuỷ điện và TĐ tích năng 16186 18161 20411 21791
Nhiệt điện than 14177 26012 47677 60277
Nhiệt điện khí + dầu 8716 8716 13078 18328
Thuỷ điện nhỏ + năng lượng tái tạo 2234 6004 12009 27199
Nhập khẩu (Trung Quốc, Lào, Campuchia) 1182 1272 1272 1344
(Nguồn: Viện Năng lượng)
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tiến độ nguồn điện toàn quốc đã có một số thay đổi. Cụ thể như sau:
Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả III do không bố trí được vị trí xây dựng nên tạm thời không đưa vào cân đối nguồn.
Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết dừng phát triển điện Hạt nhân Ninh Thuận (tại kỳ họp thứ 2 – Quốc hội khóa XIV, ngày 22/11/2016). Nhà máy điện Hạt nhân Ninh Thuận sẽ không được đưa vào cân đối trong chương trình phát triển nguồn điện tới năm 2030.
Nhà máy điện tuabin khí LNG Nhơn Trạch 3& 4 – 1.300 – 1.760 MW tại tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 27/02/2019, dự kiến vận hành thương mại vào các năm 2022 – 2023.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã báo cáo Chính phủ xin dừng chủ trương phát triển nhiệt điện than tại tỉnh. Các dự án nhiệt điện than này không đưa vào cân đối nguồn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng đang có chủ trương dừng không phát triển nhiệt điện than tại Tân Phước như đã được đưa vào QHĐ VII điều chỉnh.
Chính phủ 2 nước Lào – Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về việc Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào với quy mô 1000 MW đến năm 2020; 2000 MW đến năm 2025 và 5000 MW đến năm 2030.
Đối với khu vực miền Bắc, theo rà soát của Bộ Công Thương (thời điểm tháng 5/2017), một số nhà máy nhiệt điện quy mô lớn dự kiến vận hành giai đoạn 2026- 2030 như Nhiệt điện Quỳnh Lập II (2x600 MW), NĐ Quảng Trạch II (2x600 MW) hiện chưa rõ tiến độ, có khả năng vào chậm so với quy hoạch. Bên cạnh đó, một số nguồn điện khác như Nhiệt điện Quảng Ninh III (2x600 MW), Nhiệt điện Vũng Áng III-2 (2x600 MW), Thủy điện tích năng Đông Phù Yên (3x300 MW) chưa có chủ đầu tư và nhiều khả năng chậm sau năm 2030.
Theo như phương án trên, đến năm 2030, nhiệt điện than sẽ chiếm 45% trong cơ cấu nguồn điện (trong đó khoảng 70% là nhiệt điện than nhập), nhu cầu than nhập khẩu cho phát điện toàn quốc sẽ lên tới 60 triệu tấn năm 2025 và 90 triệu tấn năm 2030 (với than nhiệt trị 5500 kcal/kg). Tuy nhiên, việc nhập khẩu than với khối lượng lớn trên là một khó khăn và thách thức rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu nhập khẩu than của các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ tăng rất nhanh. Vì vậy, phát triển nguồn điện dựa trên nhiệt điện than nhập tiềm ẩn một rủi ro rất lớn.
Với việc xuất hiện nguồn khí Cá Voi Xanh, việc đề xuất xây dựng các nhà máy điện khí sử dụng khí Cá Voi Xanh như Nhà máy điện khí Miền Trung I và II nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, góp phần đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu sơ cấp, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước. Bên cạnh đó, khí Cá Voi Xanh vẫn là nguồn nguyên liệu sạch hơn so với nhiệt điện than, suất phát thải CO2
hiện đại nhất (USC). Do đó sử dụng khí Cá Voi Xanh cho phát điện là bổ sung nguồn nguyên liệu sạch, giảm lượng phát thải CO2 ra môi trường, đồng thời có thể thu được nguồn lợi từ việc bán quyền phát thải CO2. Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy điện khí Miền Trung I và II sử dụng nguồn khí Cá Voi Xanh cũng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi xây dựng nhà máy nói riêng và các vùng phụ cận nói chung.
Những lợi thế trong đầu tư xây dựng Nhà máy điện Miền Trung I và II được phân tích cụ thể như sau:
Đa dạng hóa nguồn nhiên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn than nhập,
tăng cường an ninh năng lượng
Với chủ trương đa dạng hoá các nguồn nhiên liệu, tránh phụ thuộc nhiều vào than nhập khẩu, việc xuất hiện nguồn khí Cá Voi Xanh do tập đoàn ExxonMobil đầu tư khai thác thì việc đề xuất xây dựng các nhà máy điện khí sử dụng khí Cá Voi Xanh như Nhà máy điện khí Miền Trung I và II hay Nhà máy điện khí Dung Quất sẽ tăng cường tỷ lệ các nhà máy nhiệt điện chạy khí chu trình hỗn hợp, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, góp phần đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu sơ cấp, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước là tất yếu.
Giảm chi phí nhập khẩu than, tăng nguồn thu ngân sách, giảm gánh
nặng tài chính cho ngành điện
Khi xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II sẽ tiêu thụ khí Cá Voi Xanh, do đó thúc đẩy phát triển mỏ khí này. Với việc khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh, nhà nước tăng thêm một nguồn thu đáng kể từ các loại thuế và phí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.
Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy Nhà máy điện khí Miền Trung I và II sẽ thay thế cho 1.500 MW nhiệt điện than nhập, tương ứng với giảm tiêu thụ khoảng 3,2 triệu tấn than nhập/năm. Với giá than nhập dự báo từ 80 - 120 USD/tấn, hằng năm sẽ giảm chi phí nhập khẩu than từ 256 triệu USD - 384 triệu USD. Do phụ tải có tốc độ tăng trưởng khá cao, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang phải đối mặt với những thách thức lớn về mặt tài chính để phát triển
nguồn và lưới điện. Trong bối cảnh đó, việc đa dạng hoá đầu tư từ phía các doanh nghiệp ngoài EVN là một trong các giải pháp hữu hiệu để thực hiện chương trình phát triển nguồn điện, đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế quốc dân.
Tăng cường nguồn điện cho toàn hệ thống, đảm bảo an ninh cung cấp
điện
Như đã phân tích ở trên, trong các năm 2020 - 2025, với tiến độ cập nhật nguồn điện miền Nam, tỷ lệ dự phòng công suất của miền Nam nhiều khả năng giảm thấp so với quy hoạch do nguy cơ chậm tiến độ một số dự án nguồn nhiệt điện than quy mô lớn, nhà máy Điện Hạt nhân Ninh Thuận (4.600 MW) và một loạt các nhà máy điện than lớn như Bạc Liêu, Tân Phước đưa ra khỏi quy hoạch đến 2030. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II vào năm 2025 sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam, nâng cao tỷ lệ dự phòng công suất và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiệt điện than nhập cho hệ thống.
Đối với hệ thống điện toàn quốc, Nhà máy điện khí Miền Trung I và II khi vào vận hành sẽ bổ sung nguồn điện cho toàn hệ thống, đặc biệt trong trường hợp rủi ro không xây dựng được khối lượng nguồn năng lượng tái tạo như quy hoạch. Trường hợp phụ tải tăng trưởng theo kịch bản cao, Nhà máy điện khí Miền Trung I và II sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cấp điện cho phụ tải khu vực và phụ tải miền Nam.
Tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, tăng cường sự linh hoạt trong
vận hành hệ thống, giảm tổn thất truyền tải, nâng cao chất lượng điện năng:
Dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II vào vận hành sẽ tăng cường nguồn cấp cho hệ thống, góp phần đảm bảo chất lượng điện áp trong chế độ truyền tải cao, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện.
Nhà máy điện khí Miền Trung I và II nằm ở miền Trung sẽ tăng cường khả năng vận hành linh hoạt của hệ thống, tăng cường khả năng cấp nguồn điện cho miền Nam đặc biệt trong giai đoạn trước 2025 khi các nguổn miền Nam
có nguy cơ chậm tiến độ, giảm tổn thất truyền tải.
Thuận lợi về, địa điểm xây dựng nhà máy điện, cung cấp nhiên liệu và
đấu nối vào hệ thống:
Nhà máy điện khí Miền Trung I và II dự kiến sẽ được xây dựng tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nằm cạnh nhà máy xử lý khí Chu Lai, thuận lợi cho việc cung cấp nhiên liệu.
Đồng thời vị trí này có mặt bằng thuận lợi cho thi công, tránh được việc đền bù, giải tỏa, thường là khâu mất nhiều thời gian và làm chậm tiến độ dự án. Về đấu nối, vị trí nhà máy nằm cách trạm 500 kV Dốc Sỏi khoảng 20 km và nằm cách đường dây 500 kV Đà Nẵng - Dốc Sỏi khoảng 13 km, thuận lợi cho việc đấu nối vào hệ thống.
Góp phần giảm phát thải khí nhà kính:
Nhà máy điện khí Miền Trung I và II sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu sạch. Suất phát thải CO2 chỉ bằng 48% so với nhiệt điện than công nghệ hiện đại nhất (USC). Do đó xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II sẽ bổ sung nguồn nguyên liệu sạch, giảm lượng phát thải CO2 ra môi trường, đồng thời có thể thu được nguồn lợi từ việc bán quyền phát thải CO2.
Quy mô chuỗi dự án khí – điện Miền Trung và dự án NMĐ Miền Trung I và II
Chuỗi dự án khí – điện Miền Trung gồm các dự án thành phần: Dự án Phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh; Dự án NMĐ Miền Trung I và II (tỉnh Quảng Nam); Các Dự án NMĐ Dung Quất I, II, III (tỉnh Quảng Ngãi).
Tổng quan dự án phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh:
Dự án phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh với mỏ Cá Voi Xanh nằm trong lô dầu khí 118 bao gồm các hạng mục khai thác khí ngoài khơi (cách bờ khoảng 80 km) và nhà máy xử lý khí đặt tại khu Kinh tế Chu Lai, xã Tam Quan, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Mỏ khí Cá Voi Xanh có trữ lượng ước tính 150 tỷ m3 khí và có khả năng cung cấp cho 4-5 nhà máy điện với tổng công suất hơn 3.000 MW. Tổng
đầu tư cho dự án vào khoảng 10 tỷ USD và sẽ góp vào ngân sách nhà nước khoảng 20 tỷ.
Hợp đồng chia sẻ sản phẩm đối với lô dầu khí 118 thuộc bể sông Hồng được ký từ ngày 30/6/2009 giữa 3 đối tác gồm: ExxonMobil, PVN và PVEP (công ty thành viên của PVN) theo tỷ lệ: 64% (ExxonMobil), 15% (PVEP), 21% (PVN). Nhà điều hành là ExxonMobil.
Từ năm 2013, Nhà điều hành đã làm các nghiên cứu thị trường để tìm phương án tối ưu cho mỏ Cá Voi Xanh là chuyển đổi khí đốt thành điện năng. Ngày
13/1/2017, PVEP thuộc PVN cùng ExxonMobil ký Thỏa thuận khung Phát triển dự án và Thỏa thuận bán khí Cá Voi Xanh. Tiếp đó, ngày 15/6/2018, ký Thỏa thuận nguyên tắc Bảo lãnh Chính phủ (GGU). Hiện Dự án đang tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để có thể đạt đến mốc quyết định đầu tư.
Hình 2-6: Vị trí mỏ khí Cá Voi Xanh
(Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)
Cho tới tháng 5/2021, mỏ khí Cá Voi Xanh được đánh giá là có trữ lượng vào loại lớn nhất Việt Nam.
Khí đốt Cá Voi Xanh lô 118 khu vực Trung bộ là khí thiên nhiên có hàm lượng khí trơ cao và có nhiệt trị (HHV) thấp nên được xếp vào nhiên liệu khí đốt có
nhiệt trị thấp theo các nhà chế tạo tuabin khí. Hiện nay trên thị trường chế tạo và khai thác các tuabin khí vận hành với nhiên liệu khí đốt có nhiệt trị thấp từ 11.300 kJ/S-m3 đến 30.000 kJ/S-m3.
Dự kiến khai thác mỏ sẽ có dòng khí thương mại vào năm 2024 và cấp khí cho nhà máy điện.
Tổng quan dự án phát triển các NMĐ thuộc khu công nghiệp Dung Quất:
Các NMĐ Dung Quất I (công suất khoảng 750 MW) và Dung Quất III (công suất khoảng 750 MW) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và NMĐ Dung Quất II (công suất khoảng 750 MW) do Sembcorp làm chủ đầu tư theo hình thức BOT tại Dung Quất, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo quyết định 1896/QĐ-BCT ngày 29/5/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch địa điểm Trung tâm khí điện miền Trung, Nhà máy điện khí miền Trung I và II được quy hoạch với quy mô ban đầu là 1.500 MW, bao gồm 02 tổ máy tua bin khí chu trình hỗn hợp và có khả năng mở rộng thêm khoảng từ 750 đến 1.500 MW.
Địa điểm thực hiện Dự án
Địa điểm nằm tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp sông Trường Giang.
Phía Nam giáp Xã Tam Nghĩa và sân bay Chu Lai. Phía Tây giáp sông Trường Giang và Xã Tam Giang. Phía Đông giáp biển đông.
Theo đường bộ từ địa điểm đến thủ đô Hà Nội khoảng 880 km, đến TP.Hồ Chí Minh 870 km và đến thành phố Đà Nẵng khoảng 100 km.
Nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên
Diện tích sử dụng đất của dự án NMĐ TBKHH Miền Trung I và II khoảng 70 ha.
Nhu cầu sử dụng tài nguyên:
Nhiên liệu dự phòng DO 4,2 tấn/ngày
Nước làm mát 32 m3/s
Nước thô (mua từ công ty cấp nước) cho công nghệ và sinh hoạt
o Sử dụng nhiên liệu khí 1.500 m3/ngày
o Sử dụng nhiên liệu DO 2.500 m3/ngày
Cung cấp nhiên liệu khí, dầu Nhiên liệu khí
Trung tâm điện lực Miền Trung sẽ sử dụng nhiên liệu chính là khí từ mỏ Cá Voi Xanh với phương án phát triển mỏ để có thể có dòng khí đầu tiên vào năm 2024 với trữ lượng khí đốt ước tính khoảng 150 tỷ mét khối khí. Khí từ mỏ Cá Voi Xanh được đánh giá là loại khí có nồng độ khí trơ cao và hàm lượng lưu huỳnh lớn.
Dự án phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh do Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ làm nhà điều hành. ExxonMobil là một công ty Mỹ có trụ sở tại Texas tham gia vào tất cả các khía cạnh sản xuất dầu và khí đốt. Công ty được thành lập vào năm 1999 từ việc sáp nhập hai công ty Exxon và Mobil. Trong những năm gần đây, theo bảng xếp hạng của Fortune 500, ExxonMobil luôn trong top 10 dẫn đầu với tổng tài sản khoảng 333 tỷ USD (2020) và doanh thu 179 tỷ USD (2020). ExxonMobil có 37 nhà máy lọc dầu ở 21 quốc gia, là công ty lọc dầu lớn nhất toàn cầu.
Dự án được phát triển bởi Nhà điều hành ExxonMobil, đây là một công ty của Mỹ, là công ty hàng đầu thế giới về công nghiệp dầu khí. Tuy nhiên những năm gần đây do các yếu tố khách quan cũng như xu thế chuyển dịch năng lượng thì doanh thu và lợi nhuận của ExxonMobil đang có dẫu hiệu chững lại và có xu thế giảm.
Hình 2-7: Doanh thu của tập đoàn ExxonMobil