B. Đánh giá xác đinh gen chống chịu
5.7.8 Sử dụng nguồn gen mới tạo thành và nguồn gen cây trồng thế giớ
a) Đặc điểm của nguồn gen mới tạo thành và cây trồng thế giới:
Nguồn gen cây trồng mới tạo thành và cây trồng thế giới rất đa dạng bao gồm cả nguồn gen hoang dại và giống địa phương ở các quốc gia khác, nguồn gen là các giống mới tạo thành, các dòng thuần, dòng bất dục, dòng tự bất hợp, dòng ưu thế cái. Nguồn gen cây trồng thế giới có số lượng vô cùng lớn và đa dạng có thể đáp ứng cho nhiều mục tiêu tạo giống của các quốc gia
b) Sử dụng Nguồn gen cây trồng mới tạo thành và cây trồng thế giới
Nguồn gen cây trồng cây trồng mới tạo thành và cây trồng thế giới được đang có và bảo tồn tại các Quốc gia, các Viện và Trung tâm nghiên cứu quốc tế, Nguồn gen này được đánh giá và sử dụng trong mạng lưới bảo tồn và đánh giá nguồn gen quốc tế, do vậy số lượng được sử dụng hàng năm rất lớn. Ví dụ sử dụng nguồn gen lúa từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI cho thấy năm 1999 đã có 287 dòng được thử nghiệm trong mạng lưới đánh giá nguồn gen, đã được chọn làm bố mẹ trong các chương trình lai tạo giống ở 27 nước, 13 giống thử nghiệm và 519 dòng được đưa vào đánh giá năng suất ở các nước như bảng sau:
Bảng 5-7: Sử dụng nguồn gen lúa của các nước năm 1999
Nước Số lượng
Sử dụng để lai Số giống đã được đưa vào thử nghiệm năng suất
Bangladesh 4 18 Cambodia - 42 Trung Quốc 61 30 Ai Cập 37 37 Ấn Độ 42 72 Triều Tiên 25 3 Myanmar 66 123 Nepal 10 35 Pakítan - 61 Philippines 10 9 Thái Lan 15 57 Việt Nam 17 20 Thổ Nhĩ Kỳ - 12 Tổng số 287 519
Nguồn gen và vật liệu từ các Trung tâm nghiên cứu quốc tế như IRRI, CIMMYT, CIP…đã được sử dụng trong chương trình chọn giống cây trồng của Việt Nam. Nguồn vật liệu được chọn lọc sử dụng trực tiếp hoặc làm vật liệu cho chương trình tạo giống khác. Ví dụ giống lúa từ những năm 1960 sử dụng nguồn gen từ IRRI đã tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao và chống chịu như giống lúa VN10 chọn từ tổ hợp lai A4 x Rumani 45 được công nhận quốc gia từ năm 1984, giống DT10 và DT11 được chọn tạo từ vật liệu là giống lúa C4-63 được công nhận giống từ năm 1990. Giống lúa chọn lọc trực tiếp từ vật liệu di truyền của IRRI là IR 17494, Xi23, C70, C71…
Các giống cây trồng khác : giống ngô Việt Nam có sử dụng nguồn gen nước ngoài VM1 từ Mê hi cô, LVN24, LVN25…, giống khoai lang VX-37, giống khoai tây KT-2,giống sắn KM60, KM94; Giống lạc MD7,MD9..; giống đậu tương AK03, AK05, HL92, giống đậu xanh 044, DX92-1, giống cà chua HP5, hồng lan…Như vậy nguồn gen thực vật Quốc tế có đóng góp quan trọng trong chương trình tạo giống cây trồng mới ở Việt Nam.
Câu hỏi ôn tập chương 5
1. Kỹ thuật nhân tăng số hạt và đổi hạt nguồn gen 2. Thí nghiệm đánh giá nguồn gen
3. Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá nguồn gen
4. Phương pháp thí nghiệm nguồn gen khi không bố trí lặp lại 5. Thu thập số liệu khi đánh giá nguồn gen
6. Những phân tích thống kê quan trọng khi đánh giá nguồn gen 7. Ứng dụng công nghệ sinh học trong đánh giá nguồn gen 8. Sử dụng nguồn gen thực vật
9. Sử dụng nguồn gen hoang dại
10.Sử dụng nguồn gen giống địa phương 11.Sử dụng nguồn gen thế giới