Quản trị chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ngọc Hà - 1906040083 - KTQT26 (Trang 29 - 30)

Gereffi (1999) đã phân biệt chuỗi do người sản xuất và người mua điều khiển. Trong một chuỗi do nhà sản xuất điều hành, một nhà sản xuất công nghệ cao thường điều phối một mạng lưới sản xuất bao gồm hàng nghìn công ty với tư cách là nhà thầu phụ. Chuỗi do người mua định hướng chủ yếu được nhìn thấy ở các thị trường do các nhà bán lẻ lớn thống trị. Theo quan điểm của nhà cung cấp, các loại hình quản trị có thể được chia thành các loại phụ sau (Gereffi et al., 2005):

- Chuỗi giá trị thị trường: một mối quan hệ công ty dựa trên thị trường thuần

túy. Đặc trưng được thể hiện thông qua việc chi phí chuyển đổi thấp cho cả người sản xuất và người mua.

- Chuỗi giá trị Mô-đun: sản phẩm được làm theo thông số kỹ thuật của khách

hàng nhưng mức độ tham gia của khách hàng vào quá trình thường thấp.

- Chuỗi giá trị quan hệ: mối quan hệ ổn định và phụ thuộc lẫn nhau trong đó nhà

cung cấp (thường có tay nghề cao) thường tham gia nhiều vào việc xác định sản phẩm cuối cùng.

- Chuỗi giá trị cố định: một chuỗi do người mua điều khiển, trong đó các nhà

cung cấp nhỏ phụ thuộc vào những người mua lớn. Điều này hình thành một mối quan hệ khách hàng cố định, nơi nhà cung cấp sẽ phải đối mặt với chi phí cao nếu muốn chuyển sang khách hàng khác. Các công ty dẫn đầu giữ vai trò quan trọng trong đặc điểm kỹ thuật sản phẩm.

- Chuỗi giá trị phân cấp: nhà cung cấp là công ty con của công ty đầu mối, do

đó chịu sự quản lý trực tiếp của công ty đầu mối.

Dù hoạt động theo các loại hình nào thì trong chuỗi giá trị cùng đều phải có sự quản trị. Các chuỗi giá trị bao hàm tính lặp đi lặp lại của các liên kết với nhau. Sự quản trị đảm bảo rằng các liên kết giữa các doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị thể

hiện những ý nghĩa của các tổ chức chứ không chỉ đơn giản là sự ngẫu nhiên. Các chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các thông số về chất lượng sản phẩm, quy trình và năng lực vận chuyển được thiết lập hậu quả là do sự biến động của chuỗi giá trị bao gồm các nhóm hành động, tác nhân, vai trò và chức năng.

Điều này không thật sự cần thiết giống như sự phối hợp giữa các hành động được tạo ra bởi các nhân tố khác nhau trong cùng một chuỗi giá trị. Các chuỗi giá trị có mối liên hệ với nhau tại các điểm khác nhau trong cùng một mối liên kết nhằm đảm bảo rằng những hệ quả này (doanh nghiệp nội bộ, doanh nghiệp liên doanh, các khu vực) đều được quản lý riêng biệt. Vì vậy, sự mất cân đối về quyền lực là trọng tâm của việc quản trị chuỗi giá trị. Nghĩa là, những tác nhân chính trong một chuỗi sẽ chịu trách nhiệm về sự phân công lao động trong nội bộ công ty và khả năng của những người tham gia đặc biệt để cải thiện các hành động. Điều này rất quan trọng bởi vì sự phức tạp và rắc rối trong thời đại thương mại hóa toàn cầu thì đòi hỏi những sự phối hợp mới, không chỉ là mối quan hệ để xác định vị trí (ai được chỉ định với vai trò gì trong chuỗi giá trị) và vận chuyển (đầu vào trung gian ở đâu và khi nào, bao gồm dịch vụ và vận chuyển xuyên suốt trong chuỗi), mà còn liên quan đến việc tích hợp các cấu phần vào thiết kế sản phẩm cuối cùng và các tiêu chuẩn chất lượng mà sự tích hợp này có được. Sự phối hợp thường bao gồm việc quản lý các thông số vì chúng được thể hiện trong các nhóm hành động do các tác nhân khác nhau đảm nhận các vai trò cụ thể trong chuỗi. Nó cũng đòi hỏi việc giám sát các kết quả, kết nối các hành động rời rạc giữa các nhân tố khác nhau, thiết lập và quản lí các mối quan hệ giữa nhiều nhân tố bao gồm sự kết nối và tổ chức trong vận chuyển để duy trì mạng lưới trong một quốc gia, một khu vực hoặc toàn cầu. Đó là vai trò của sự kết hợp và vai trò bổ sung trong việc xác định cơ hội thặng dư tiềm năng, đồng thời cũng là vai trò phân chia cho những nhân tố chính phản ánh một phần quan trọng của việc quản trị.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ngọc Hà - 1906040083 - KTQT26 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)