Điều kiện và cơ sở cho việc phân tích kinh tế - tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II. (Trang 95 - 153)

Phân tích tính khả thi về kinh tế - xã hội, tài chính Dự án

Điều kiện và cơ sở cho việc phân tích kinh tế - tài chính

- 461.803.234.110 19.875.327 5 Chi phí tư vấn 421.148.312.750 43.172.141.173 464.320.453.922 19.983.665 6 Các chi phí khác 6.480.520.795.311 101.850.959.804 6.582.371.755.115 283.295.535 7 Chi phí dự phòng 5.589.895.795.631 497.802.798.976 6.6087.698.594.607 262.005.535 8 Tổng mức đầu tư 34.955.854.351.155 2.822.530.848.652 37.778.385.199.807 1.625.925.767

Suất đầu tư (USD/kW) 1.084

(Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)

Tổng mức đầu tư được xây dựng trên cơ sở phương pháp kết hợp, tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam.

So sánh với các dự án Nhà máy điện khí hỗn hợp tại Việt Nam:

Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1 (vận hành năm 2009): 902 USD/kw. Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2 (vận hành năm 2011): 933 USD/kw. Dự án Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 (đang triển khai): 933 USD/kw. Dự án Nhà máy điện khí Dung Quất 1 (đang triển khai): 1081 USD/kw. Dự án Nhà máy điện khí Dung Quất 3 (đang triển khai): 1016 USD/kw.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Với Tổng mức đầu tư của Dự án như trên là phù hợp với suất đầu tư theo thông lệ các dự án Nhà máy điện khí hiện tại của Việt Nam.

Nguồn vốn đầu tư của Dự án

Một trong những điều kiện tiên quyết để dự án khả thi và có hiệu quả đó chính là lựa chọn phương thức huy động vốn phù hợp cho dự án và đánh giá khả năng thu xếp và cung cấp một gói tài chính nhằm hỗ trợ xuyên xuốt dự án trong các công tác như tài trợ, bảo lãnh và bảo hiểm. Ngay từ thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho dự án thì Chủ đầu tư cần xem xét đánh giá về phương án tài trợ vốn cho dự án từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước. Theo đó, công tác quản lý việc huy động nguồn vốn sẽ được thực hiện bởi một nhà tư vấn tài chính do Chủ đầu tư lựa chọn nhằm mang lại một giải pháp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao.

Tại Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 25/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II, quy định nguồn vốn của Dự án đảm bảo cơ cấu vốn: Vốn chủ sở hữu của PVN 30% tổng vốn đầu tư dự án và vốn PVN vay 70% tổng vốn đầu tư của Dự án.

Trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa thể đưa ra chi tiết nguồn tài trợ cụ thể cho Dự án. Tuy nhiên, dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II dự kiến một nguồn tài trợ kết hợp gồm vốn tài trợ tín dụng xuất khẩu và vốn vay thương mại theo cơ cấu quy định trong Quyết định chủ trương đầu tư của Dự án.

Để có cái nhìn tổng quát về các nguồn tài trợ, sau đây sẽ khái quát và phân tích một số đặc điểm chính và đánh giá ưu nhược điểm của từng nguồn vốn vay làm

cơ sở lựa chọn nguồn vốn phù hợp cho dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II, đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả kinh tế tài chính.

Với hình thức huy động vốn được kiến nghị lựa chọn là vay vốn tín dụng từ các tổ chức cho vay nước ngoài và trong nước, dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II có thể huy động vốn đầu tư từ các nguồn vốn sau:

Nguồn vốn tín dụng xuất khẩu hay tín dụng người bán (ECAs); Nguồn vốn vay thương mại trong nước;

Nguồn vốn vay thương mại nước ngoài.

Nguồn vốn tín dụng xuất khẩu hay tín dụng người bán

ECAs là các tổ chức tài chính thuộc sở hữu Nhà nước nhằm hỗ trợ xuất khẩu thiết bị hay đầu tư ra nước ngoài bởi các công ty trong nước.

Việc tài trợ bằng nguồn vốn ECA cho phát triển Dự án sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia/các quốc gia mà có thiết bị được sử dụng để xây dựng Dự án.

Các tổ chức tín dụng xuất khẩu Quốc tế có thể cung cấp gói tài trợ cho Dự án Nhà máy điện khí (tùy thuộc vào sự thỏa mãn các điều kiện của ECAs) bao gồm Tổ chức Bảo hiểm, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ (USEXIM), Euler Hermes Kreditversicherungs AG (HERMES), Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Tập đoàn Bảo hiểm Thương mại Hàn Quốc (K-SURE) và Ngân hàng Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JBIC).

Nguồn vốn ECA thường có hạn mức vốn tài trợ vào khoảng 85% chi phí thiết bị nhập khẩu, do vậy phần vốn vay còn lại Chủ đầu tư phải thu xếp từ các nguồn vốn vay thương mại.

Ở các nước phát triển, Chính phủ luôn xây dựng các chương trình tín dụng để hỗ trợ các nhà xuất khẩu thiết bị hay đầu tư vốn ra nước ngoài. Các nhà sản xuất chế tạo uy tín đối với các thiết bị chính như lò hơi, tuabin và hệ thống phụ trợ, C&I luôn có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng các nguồn hỗ trợ này.

Phương thức này thường được lựa chọn trong quá trình đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu và được triển khai cùng lúc với việc xác định nhà thầu EPC. Các nhà thầu thường được các cơ quan tín dụng xuất khẩu của chính phủ hỗ trợ trong việc

thu xếp tài chính cho dự án. Theo đó, lãi suất và các điều kiện của khoản vay từ phía nhà cung cấp sẽ được ưu đãi và có tính cạnh tranh hơn so với đi vay từ ngân hàng.

Khi áp dụng vay ECAs, nhà thầu thường yêu cầu thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu khá dài, vì cần thời gian để đạt được các khoản tín dụng cạnh tranh nhất. Hơn nữa, nhà thầu cũng yêu cầu phải có bảo lãnh của Chính phủ (Bộ Tài chính) cho các khoản vay này. Các điều kiện cơ bản thông thường được dự kiến như sau:

Bên bảo lãnh: ECAs

Bên thụ hưởng: Chủ đầu tư (PVN)

Mức thu xếp vốn tối đa cho Dự án: có thể lên tới 85% chi phí thiết bị của dự án, tuỳ vào các thỏa thuận đạt được và dự toán chi tiết cho phần chi phí thuộc hợp đồng EPC.

Lãi suất cơ bản: lãi suất Libor 6 tháng cộng biên độ.

Thời gian trả nợ: 10 - 15 năm sau khi NMĐ vận hành hoặc từ thời điểm kết thúc vay, kể cả ân hạn trong thời gian thi công.

Phí thu xếp vốn (phí trả trước): từ 1% - 2% trên vốn vay, tùy thuộc vào từng tổ chức tín dụng;

Phí cam kết (dự kiến): 0,50% - 1,00% trên số dư chưa giải ngân, tùy thuộc vào từng tổ chức tín dụng;

Phí bảo hiểm: khá cao khoảng từ 8% - 13% trên tổng vốn vay (trả 1 lần) Phí đại lý: từ 20.000 đến 50.000 USD/năm;

Phí bảo lãnh của Chính Phủ (nếu có): khoảng 0,25%/năm đến 0,45%/năm trả theo kỳ trả lãi vay.

Để Chủ đầu tư có thể ký được hiệp định vay với các tổ chức tín dụng xuất khẩu đa phương nhằm hình thành nguồn tài trợ cho dự án, một trong những yếu tố quan trọng là Chủ đầu tư có thể chứng minh được khả năng trả nợ và đưa ra một kế hoạch giải ngân. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu của Chính phủ hoặc đa phương có thể mời đàm phán tài trợ vốn cho Dự án bao gồm: KEXIM-KSURE – Hàn Quốc;

JBIC, NEXI – Nhật Bản, SINOSURE - Trung Quốc hoặc COFACE của Pháp hoặc SACE từ Ý, ECGD của Anh. Các tổ chức này sẽ đánh giá về triển vọng chung của dự án và nền kinh tế Việt Nam để xác định mức lãi suất, phí bảo hiểm... khả năng tài trợ/bảo hiểm dự án của họ. Bên cạnh các yếu tố trên, việc xem xét nguồn vốn vay ECAs nào tùy thuộc vào nguồn gốc thiết bị, hàng hóa dịch vụ mà dự án sử dụng.

Trong thời gian gần đây, nguồn vốn vay cho các Dự án nhà máy điện đã và đang xây dựng tại Việt Nam như: Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Quảng Ninh 2 của EVN đang sử dụng vốn vay ECA từ Trung Quốc (chưa kể các Dự án BOT và công ty tư nhân) đã quá hạn mức cho phép của Chính phủ Trung Quốc. Để tránh rủi ro trong việc thu xếp vốn cho dự án thì cần xem xét nguồn vốn ECAs từ các nước Nhật, Hàn Quốc như: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn quốc (Korea Eximbank), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đang được thực hiện cho các dự án nhiệt điện than Duyên Hải 3 mở rộng, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, hoặc vốn ECAs từ Châu Âu như nêu trên.

Nguồn vốn vay thương mại trong nước

Việc huy động vốn từ các nguồn vốn trong nước như các ngân hàng thương mại trong nước, quỹ hỗ trợ phát triển…đã được thực hiện ở nhiều dự án phát triển nguồn điện tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn quá lớn nên việc thu xếp vốn từ các ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng đủ vốn theo yêu cầu của các dự án nhà máy điện. Hạn mức tín dụng đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam của các ngân hàng thương mại cần có ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước nên đây cũng là một yêu tố hạn chế đối với nguồn vốn này. Ưu điểm của nguồn vốn này là thủ tục vay tương đối đơn giản, với hệ số tín nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam các ngân hàng trong nước thường không yêu cầu bảo lãnh Chính phủ, vì vậy công trình có thể được thực hiện ngay theo đúng tiến độ.

Nguồn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước sẽ bị hạn chế bởi quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng lần lượt không vượt quá 15% và 25% vốn chủ sở hữu của ngân hàng cho vay mà các dự án của PVN và các đơn vị đều có giá trị lớn nên hầu hết các Ngân hàng có

khả năng cho vay đều đã vượt trần quy định này.

Dự án huy động theo hình thức này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần phải đề nghị một ngân hàng đứng ra làm đầu mối thu xếp vốn cho dự án, Ngân hàng này sẽ có chức năng đứng ra huy động từ nhiều ngân hàng khác trong nước.

Vốn vay thương mại trong nước hiện nay có lãi suất dự kiến hiện nay khoảng 10%/năm; thời hạn vay tối đa là 10 năm, ân hạn nợ gốc trong thời gian xây dựng 2 - 3 năm, tối đa 7 năm trả nợ gốc. Các khoản phí kèm theo gồm: Phí thu xếp 0,035%/năm tính trên giá trị vốn vay. Phí hạn mức tín dụng dự phòng 0,1%/năm tính trên số vốn chưa giải ngân.

Nguồn vốn vay thương mại nước ngoài

Việc huy động vốn từ các nguồn vốn vay nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp bảo lãnh, hạn mức vay bảo lãnh cần tuân thủ Luật ngân sách nhà nước ngày 25/06/2015; Luật đầu tư ngày 26/11/2014; Luật đầu tư công ngày 13/6/2019; Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010 và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017; Luật quản lý nợ công ngày 23/11 /2017; Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/06/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

Trên cơ sở tham khảo các nguồn vốn vay (theo số liệu Chủ đầu tư), nếu vay thương mại nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ, lãi suất vay bình quân (bao gồm các phí liên quan) khoảng 8%/năm, kỳ hạn trả lãi 6 tháng, thời gian trả nợ 9 - 10 năm, ân hạn nợ gốc trong thời gian xây dựng.

Các hình thức huy động vốn đề xuất

Trên cơ sở tham khảo một số dự án xây dựng nhà máy điện đã và đang được thực hiện trong thời gian gần đây và căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II có thể được áp dụng theo một trong các hình thức đầu tư sau đây:

Hình thức vay vốn tín dụng. Hình thức góp vốn cổ phần. Hình thức liên doanh.

Với tất cả các hình thức đầu tư này, Nhà máy điện khí Miền Trung I và II đều được coi như một nhà máy điện độc lập (IPP).

Sau đây sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ các hình thức này, trên cơ sở đó sẽ xác định được hình thức đầu tư phù hợp với những nét đặc thù của dự án.

Hình thức vay tín dụng

Cấu trúc cơ bản của dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II dưới hình thức vay tín dụng như sau:

Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Đơn vị tổ chức vay vốn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đơn vị quản lý dự án: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện thành lập Ban quản lý dự án là đơn vị thay mặt Chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng nhà máy.

Đơn vị thực hiện dự án: Một nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc Liên danh nhà thầu) thông qua hợp đồng EPC được ký kết với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện theo hình thức trọn gói chìa khoá trao tay.

Đơn vị quản lý và vận hành nhà máy: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ thành lập một đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý và vận hành nhà máy trong giai đoạn vận hành sau này.

Huy động nguồn tài chính cho dự án: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ đi vay từ các tổ chức tài chính, các ngân hàng trong và ngoài nước, các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài. Mức lãi suất vay vốn sẽ tuỳ thuộc vào các nguồn tài chính khác nhau.

Ưu điểm:

Với tình hình hiện nay có nhiều công ty trong và ngoài nước mong muốn được đầu tư theo hình thức này.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không phải bỏ ra nguồn vốn lớn mà vẫn có thêm một nguồn cung cấp điện năng đảm bảo và không phải gánh chịu một rủi ro nào.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn toàn làm chủ dự án trong quản lý, vận hành và điều độ nhà máy sau này.

Toàn bộ lợi nhuận của dự án đều thuộc về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho đến cuối đời dự án.

Công trình có thể triển khai nhanh chóng.

Với hình thức này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ chủ động trong việc thực hiện dự án mà không có đối tác nào tham gia vào dự án.

Nhược điểm:

Nhược điểm của hình thức vay tín dụng là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải tự đứng ra huy động toàn bộ vốn cho dự án.

Theo hình thức này thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ phải tổ chức lựa chọn nhà thầu EPC thực hiện dự án theo hình thức chìa khoá trao tay. Nhà thầu EPC sẽ thực hiện toàn bộ các công việc của dự án từ thiết kế, mua sắm thiết bị và xây dựng công trình. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ dùng những khoản vay tín dụng và khoản vốn tự có đóng góp vào dự án để trả cho nhà thầu EPC theo các mốc thanh toán của dự án. Đây là hình thức thực hiện được áp dụng ở hầu hết các dự án hiện nay.

Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng có thể thực hiện dự án theo dạng: nhà thầu cung cấp thiết bị sẽ cung cấp tài chính cho phần thiết bị nhập khẩu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ nhận nợ của nhà cung cấp tại thời điểm bàn giao nhà máy để vận hành. Tuy nhiên, hình thức này chưa được áp dụng rộng rãi do Chủ đầu tư khó có khả năng kiểm soát chất lượng công trình, chất lượng vật tư thiết bị trong quá trình xây dựng cũng như các điều kiện tài chính mà các nhà cung cấp đưa ra thường bất lợi cho Chủ đầu tư.

Hình thức mua cổ phần

Hình thức góp vốn cổ phần là hình thức mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng một số đối tác trong và ngoài nước hợp tác cùng mua cổ phần để thực hiện dự án. Các bên đối tác sẽ thành lập một công ty cổ phần để điều hành và quản lý dự án. Công ty cổ phần này sẽ hoạt động theo luật doanh nghiệp hiện hành. Qua một số dự

án nhiệt điện lớn ở Việt Nam cho thấy các đối tác tham gia vào công ty cổ phần thường là những tổng công ty Nhà nước. Vì vậy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần mời một số đối tác là các Tổng Công ty Nhà nước tham gia là sáng lập viên giữ cổ

Một phần của tài liệu Phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II. (Trang 95 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)