Bài 21: Những lưu ý để hoàn thiện bài viết.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT VIẾT QUẢNG CÁO ĐỈNH CAO (Trang 35 - 39)

PHẦN IV: VIẾT QUẢNG CÁO

Bài 21: Những lưu ý để hoàn thiện bài viết.

Tính huống nói chuyện với người đang nghèo.

Đào sâu nỗi đau hay chỉ ra vấn đề: mày đang nghèo, mày không có tiền lo cho gia đình.

Khác thác insight: mày đã bao giờ muốn mua cái gì đó thật ngon cho gia đình thưởng thức nhưng lại vì lý do kinh tế mà lại phải mua những thứ bình thường, rồi lại tự an ủi mình, mày đã bao giờ gặp những tình huống như vậy chưa.

36

Đọc to: nhất định phải thực hiện vì ngôn từ diễn ra trong đầu sẽ khác so với ngôn từ được phát ra.

Phân tầng ý: là làm rõ từng ý trong mỗi đoạn, và đoạn này ý này thì đoạn sao phải ý khác bổ sung cho nhau chứ không trùng lặp.

Cắt câu thừa: những câu khi cắt đi không ảnh hưởng đến ý nghĩa hoặc cảm xúc thì cắt.

Một ví dụ với bối cảnh:

Bài viết được đăng lên fanpage của một học viện marketing.

Mục đích của bài viết là giới thiệu về một chuỗi video, làm sao để kéo nhiều người vào kênh youtube.

Chuỗi video chia sẻ về nghề viết, nghề content.

Bài viết Bài viết đã sửa lỗi

CHUỖI SERIES NGHỀ VIẾT CỦA HLV HỌC

VIỆN ABC

SERIES HỌC CONTENT CHO NGƯỜI MỚI

BẮT ĐẦU. Chuỗi series chuyện Nghề Viết chính là sự chia

sẻ của anh Nguyễn Văn A – một chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực marketing – HLV học viện ABC

Series chính là sự chia sẻ của anh Nguyễn Văn A – một chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực Marketing và đồng thời cũng là HLV Học viện ABC.

Chuyện Nghề Viết của anh Nguyễn Văn A – Cung cấp tổng quát kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Content và những vấn đề xung quanh, lộ trình phát triển và chia sẻ chuyên sâu về kỹ năng viết. Rất hữu ích cho các bạn content nhé !

Trong các video, anh A cung cấp tổng quát kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về content và các vấn đề xung quanh, bên cạnh đó là lộ trình phát triển và kỹ năng chuyên sâu về viết. Rất hữu ích cho các bạn content!!

Chuỗi series gồm nhiều phần hiện đang có 4 phần chuyện nghề viết.

Hiện nay, Series đang có 4 phần và tiếp tục được cập nhật vào thứ 3 hàng tuần trên Kênh Z.

Những lỗi mất phải của đoạn viết trên:

Đoạn 1: Lỗi tham thông tin và lủng củng, lỗi tiêu đề không hấp dẫn. • Đoạn 2: Lỗi lủng củng.

Đoạn 3: Lỗi lập từ, lỗi thừa từ. • Đoạn 4: Lỗi lủng củng, lỗi dấu câu.

37

Danh sách từ nối có thể thay thế nhau.

Quy tắc về dấu câu và cách trình bày trong văn bản.

1. Các dấu dùng để kết thúc câu như: dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu ba chấm (…) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.

• Ví dụ:

o Cách viết sai: hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ “y” một khoảng trống)

o Cách viết đúng: hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ “y”)

2. Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;), và dấu hai chấm (:), phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trống.

• Ví dụ:

o Cách viết sai: Đây là vế trước , còn đây là vế sau. o Cách viết đúng : Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

3. Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép (“ ”) phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.

• Ví dụ:

o Cách viết sai dấu ngoặc kép: Hắn nhìn tôi và nói: “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”

o Cách viết đúng dấu ngoặc kép: Hắn nhìn tôi và nói: “Chuyện này không liên quan đến anh!”

38

o Cách viết sai dấu ngoặc đơn: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ).

o Cách viết đúng: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

4. Dùng dấu tuỳ tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý. • Ví dụ:

o Cách viết sai: Chiếc cặp của nó. Có hình chữ nhật vuông vắn. o Cách viết đúng: chiếc cặp của nó có hình chữ nhật vuông vắn.

5. Chỉ sử dụng DUY NHẤT 1 dấu cách giữa 2 từ. • Ví dụ:

o Cách viết sai: Tôi thích ăn kem lắm! (2 dấu cách giữa từ “kem” và từ “lắm”) o Cách viết đúng: Tôi thích ăn kem lắm!

6. Khi sử dụng dấu gạch ngang trong câu thì dấu phải cách từ ở phía trước và phía sau nó 1 dấu cách (khoảng trống).

• Ví dụ:

o Cách viết sai: Hà Nội-Thủ đô của nước Việt Nam. o Cách viết đúng: Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam. Ngoài ra, dấu gạch ngang (_) khác với dấu gạch nối (-).

7. Khi sử dụng dấu gạch nối (-) không cách 1 khoảng giữa 2 từ. • Ví dụ:

o Cách viết sai: Mát - xcơ - va là thủ đo của nước Nga. o Cách viết đúng: Mát-xcơ-va là thủ đo của nước Nga.

39

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT VIẾT QUẢNG CÁO ĐỈNH CAO (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)