Nghị quyết Trung ương 15.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 24 câu hỏi ôn tập môn Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 42 - 64)

Bắc. Để giúp đất nước thống nhất ,2 miền đã có những đóng góp gì?

Nghị quyết Trung ương 15.

1. Vùng tạm bị chiếm là hậu phương của địch. Công tác vùng đó là một phần trọng yếu của

toàn bộ công tác kháng chiến.

2. Chính sách đối với vùng tạm bị chiếm là: đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, đẩy

mạnh chiến tranh du kích, củng cố chính quyền cách mạng, phá ngụy quyền ngụy quân, phối hợp đấu tranh với vùng tự do.

3. Đối với các hạng người trong hàng ngũ của địch thì trừng trị bọn cầm đầu nếu chúng không

hối cải, khoan hồng đối với những kẻ lầm lỡ đã biết ăn năn.

4. Khu mới giải phóng đoàn kết an dân.

Chính sách 11: Ngoại giao

1. Những nguyên tắc của chính sách ngoại giao là nước ta và các nước tôn trọng độc lập dân

tộc, chủ quyền lãnh thổ, thống nhất quốc gia của nhau và cùng nhau bảo vệ hòa bình dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến.

2. Đoàn kết chặt chẽ với Liên-xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác và tích

dân; giao thiệp thân thiện với chính phủ nước nào tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với các nước đó theo nguyên tắc tự do, bình đẳng và có lợi cho cả hai bên.

Chính sách 12: Đối với Miên Lào

1. Dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với hai dân tộc Miên, Lào và hết sức giúp đỡ hai dân

tộc ấy cùng nhau kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng cho tất cả các dân tộc Đông dương.

2. Nhân dân Việt Nam đứng trên lập trường lợi ích chung mà hợp tác lâu dài với hai dân tộc

Miên Lào trong kháng chiến và sau kháng chiến.

Chính sách 13: Đối với ngoại kiều

1. Tất cả mọi ngoại kiều tôn trọng pháp luật nước Việt Nam đều được quyền cư trú, được bảo

đảm sinh mệnh, tài sản và được làm ăn tự do trên đất nước Việt Nam.

2. Các kiều dân thuộc quốc tịch các nước dân chủ nhân dân được hưởng quyền lợi và làm

nghĩa vụ như công dân Việt Nam, nếu họ muốn và Chính phủ nước họ thỏa thuận với Chính phủ nước ta.

3. Đặc biệt đối với Hoa kiều:

- Hoa kiều vùng tự do được hưởng tất cả quyền lợi của công dân Việt Nam, đồng thời

ta vận động họ tình nguyện làm nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

- Đối với Hoa kiều vùng tạm bị chiếm, vận động họ ủng hộ, tham gia kháng chiến

chống đế quốc xâm lược Pháp, Mỹ.

4. Các người ngoại quốc vì đấu tranh cho độc lập, dân chủ hòa bình, bị các chính phủ phản

động truy nã mà lánh nạn vào nước ta thì được ta nhiệt liệt bảo vệ và giúp đỡ.

Chính sách 14: Đấu tranh cho hòa bình và dân chủ thế giới

1. Đấu tranh cho hòa bình thế giới là nhiệm vụ quốc tế của nhân dân Việt Nam. Kháng chiến

2. Phối hợp cuộc kháng chiến của ta với các cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới, nhất là của nhân dân Liên xô, Trung quốc và các nước dân chủ nhân dân khác của các dân tộc bị áp bức, của nhân dân Pháp.

Chính sách 15: Thi đua ái quốc

1. Thi đua ái quốc là một điệu làm việc mới. Phong trào thi đua là một phong trào quần chúng.

Thi đua là thực hiện kế hoạch đã định.

2. Lúc này kế hoạch thi đua nhằm giết giặc ngoại xâm, tăng gia sản xuất và diệt giặc dốt. Bộ

đội, nông dân, công xưởng và lớp học là những nơi thi đua chính.

Trên đây là chính sách của Đảng Lao động Việt Nam. Tất cả mọi đảng viên phải hiểu rõ chính sách đó. Đồng thời làm cho quần chúng nhân dân và các đoàn thể trong Mặt trận dân tộc thống nhất nhận định chính sách đó là chính sách chung. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, toàn Đảng và toàn dân hãy hăng hái phấn đấu tiêu diệt đế quốc xâm lược, đặng thực hiện chính sách đó trong phạm vi toàn quốc mang lại độc lập tự do, hạnh phúc cho dân tộc.

Ý nghĩa: (Sách trang 95 – 96)

* Kháng chiến toàn dân toàn diện lâu dài dựa vào sức mình là chính.

(Sách trang 86 – 87)

Kháng chiến trường kỳ

Vì “Địch âm mưu đánh chớp nhoáng. Chúng muốn đánh mau, thắng mau, giải quyết mau,

thì Đảng và Chính phủ ta nêu khẩu hiệu: Trường kỳ kháng chiến. Địch âm mưu chia rẽ, thì ta nêu lên khẩu hiệu: Đoàn kết toàn dân. Thế là ngay từ lúc đầu chiến lược ta đã thắng chiến lược địch”.

Bác lý giải: “Kháng chiến phải trường kỳ vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải

chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân… Giặc Pháp là “vỏ quýt dày”, ta phải có thời gian để mà mài “móng tay nhọn”, rồi mới xé toang xác chúng ra”. Người khẳng định quyết tâm chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do của Tổ quốc: “Cuộc chiến đấu rất lâu dài và

gian khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất…”. Người còn nói: “Ta dùng chiến thuật du kích, để làm cho địch hao mòn, cho đến ngày ta sẽ tổng phản công để quét sạch lũ chúng. Thế địch như lửa. Thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa. Hơn nữa trong cuộc trường kỳ kháng chiến, mỗi công dân là một chiến sĩ. Mỗi làng là một chiến hào…”

Vì so sánh lực lượng có sự chênh lệch rất lớn, nên ta cần có thời gian để tập hợp, tổ chức,

xây dựng, chuyển hóa lực lượng ngày càng lớn mạnh, có lợi cho ta, hạn chế những lợi thế và khoét sâu yếu điểm của kẻ địch. Thực tế các cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ cho thấy, ta càng đánh càng mạnh cả về thế và lực. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự kiến cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn, kết thúc bằng cuộc tổng phản công ở giai đoạn thứ ba.

Lý do của đường lối toàn dân

Trích trong Báo cứu quốc, số 83 ngày 05/11/1945: ”Muốn thắng quân địch, chỉ trông vào sức chiến đấu ở tiền phương chưa đủ. Tại sao? Vì ngày nay, một khi chiến tranh đã bùng nổ ở nơi nào, ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn khắp các nơi khác. Chẳng những thế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các ngành hoạt động kinh tế, chính trị, vǎn hoá của toàn xứ. Có thể nói tóm tắt là chiến tranh không những chỉ phát động trong địa hạt quân sự ở tiền phương, mà còn phát động cả trong các địa hạt khác ở hậu phương. Vì vậy, muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng. Cậu bé chǎm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến. Anh nông dân cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến. Các công chức, các nhà vǎn, nhà báo mải miết trước bàn giấy, cạnh tủ sách cũng là kháng chiến. Các y sinh lǎn lộn bên giường bệnh cũng là kháng chiến. Các nhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. Đó là toàn dân kháng chiến. Phải kháng chiến toàn dân vì:

- Cơ sở thực tiễn: tương quan giữa ta và địch chênh lệch, tận dụng sức người như một lợi thế.

- Cơ sở truyền thống: kháng chiến toàn dân nhằm phát huy truyền thống chống giặc ngoại

xâm của dân tộc.

- Hơn nữa, mỗi người là một hạt giống cách mạng và là nguồn sức mạnh vô song.

- Cuối cùng, kháng chiến toàn dân là điều kiện cần và đủ để thực hiện kháng chiến toàn diện,

trường kỳ.

Lý do của đường lối toàn diện

Kháng chiến toàn diện là kháng chiến về mọi mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá – giáo dục, ngoại giao… Phải kháng chiến toàn diện vì:

- Xuất phát từ thực dân Pháp, chúng đánh ta trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế,

văn hoá, tư tưởng…tương quan lực lượng không cân, vì vậy chúng ta cũng phải đánh địch trên tất cả các mặt thì mới tạo nên chiến thắng toàn diện, phát huy mọi sức mạnh tiềm năng của đất nước và buộc chúng phải khuất phục.

- Xuất phát từ nhiệm vụ kiến quốc cũng được tiến hành một cách toàn diện vì vậy khi tiến

hành kháng chiến chúng ta cũng phải đánh địch toàn diện nhằm phát huy được sức mạnh nội lực của chính mình.

- Chống lại âm mưu chiến tranh toàn diện và lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của bọn thực

dân Pháp.

Kháng chiến toàn diện là điều kiện để thực hiện kháng chiến toàn dân vì sẽ phát huy được sức mạnh toàn dân.

Lý do của đường lối tự lực cánh sinh

Bác Hồ dạy rằng: Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình, nhất là ở những vùng sau lưng địch thì lại càng phải đặc biệt chú ý. Cố nhiên sự giúp đỡ của nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi đó mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không

xứng đáng được độc lập. Người cho rằng, có tự lập mới có độc lập, có tự cường mới có tự do, có độc lập tự chủ mới có sáng tạo.

Tự lực cánh sinh là chính phải phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của cả dân tộc làm cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới (cả nhân dân Pháp). Tự lực cánh sinh không phải là tư tưởng tự ti, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khép kín, cũng không phải là tư tưởng dựa dẫm ỷ lại. Tự lực cánh sinh là vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, sức mạnh của chiến tranh cách mạng (toàn dân, toàn diện, trường kỳ) để chiến thắng kẻ thù. Người viết: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.

Câu 8: Trình bày vai trò, nhiệm vụ, chiến lược Đại hội III, mối quan hệ 2 miền Nam Bắc. Để giúp đất nước thống nhất, 2 miền đã có những đóng góp gì?

(Gợi ý trả lời: Nghị quyết Trung Ương 15, bổ trợ cho nhau)

* Bối cảnh.

Thuận lợi

(Sách trang 99). Bổ sung:

- Sự thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

- Ngày 10/10/1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày 16/051955 , toàn bộ

quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc.

- Ngay sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương

chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Khó khăn

(Sách trang 99). Bổ sung:

- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân

- Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ:

+ 07/07/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm thủ tướng chính phủ bù nhìn

thay Bửu Lộc.

+ 17/07/1955, theo chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử

thống nhất đất nước.

+ 23/10/1955, tổ chức “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại, đưa Diệm lên làm tổng

thống o Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ - Diệm mở các cuộc hành quân càn quét bình định miền Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới nhằm chia cắt lâu dài VN . Với chính sách “ tố cộng “, “diệt cộng”, “thà giết nhầm hơn bỏ sót”.

+ Cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt

và giết hại.

* Đại hội Trung Ương III.

(Sách trang 102). Bổ sung:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày

10-9-1960. Tới dự có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước. Gần 20 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội.

- Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại

hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”

* Nghị quyết Trung ương 15.

Hoàn cảnh

Sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương (20/07/1954), quân và dân ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Trái lại, cả Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tìm mọi cách phá bỏ Hiệp định, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị,

đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm cho phong trào đấu tranh cách mạng bị tổn thất nặng nề.

Trong hai năm 1957-1958, Đảng đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.

Nhận được những kiến nghị khẩn thiết của các tổ chức Đảng và của cán bộ, đồng bào, chiến sĩ Miền Nam yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi hình thức đấu tranh, trên cơ sở xem xét thực tế tình hình, Bộ Chính trị đã cử ra một tổ tập trung nghiên cứu, đề xuất chủ trương, hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng Miền Nam để đưa phong trào cách mạng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, phát triển đi lên.

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Tháng 01/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, đã xác định con đường phát triển của cách mạng Miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng ở Miền Nam; xác định mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở Miền Nam và Miền Bắc, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, nhằm giải phóng Miền Nam, bảo vệ Miền Bắc, thống nhất nước nhà.

Nghị quyết 15 được thông qua và phổ biến sau cuộc họp đợt 2 (07/1959) khẳng định: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.

Ý nghĩa

Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng đòi hỏi của tình hình và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển đi lên của cách mạng Miền Nam là phải dùng bạo lực cách mạng, phải chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang, để đưa phong trào vượt thoát khỏi tình thế hiểm nghèo. Đây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự

chuyển biến về tư tưởng chỉ đạo đấu tranh cách mạng ở cấp lãnh đạo cao nhất, sự chuyển hướng mạnh mẽ về hình thức và phương pháp đấu tranh.

Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng chính là ngọn lửa châm ngòi cho cao trào Đồng khởi

Một phần của tài liệu Tổng hợp 24 câu hỏi ôn tập môn Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 42 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)