- Luật sư xem xét tình trạng quan hệ hôn nhân và đưa ra cơ sở hòa giải theo
4.3. Một số kiến nghị qua thời gian kiến tập
Được sự giới thiệu của Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Hành chính – Pháp luật, được sự hướng dẫn của nhân viên tư vấn pháp lí của công ty Luật TNHH MTV Thủy Hân, em đã được kiến tập tại công ty, em có điều kiện được tiếp xúc với thực tế công việc, được nghiên cứu hồ sơ và hiểu sâu hơn để hoàn thành đề tài kiến tập của mình. Qua đó, em có một số kiến nghị như sau:
4.4.1 Kiến nghị cho Công ty TNHH MTV Thủy Hân
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.
- Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu những quy định pháp luật mới về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, từ đó đảm bảo được tính hợp pháp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
- Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ nhân viên, Luật sư tại Công ty, đảm bảo nguồn nhân lực đủ chất lượng, kinh nghiệm để giải quyết các vụ việc tranh chấp tài sản khi ly hôn của khách hàng. Từ đó, củng cố được uy tín cho Công ty, tạo niềm tin cho khách hàng.
- Bố trí, tổ chức nhân sự phụ hợp với lĩnh vực, trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân, để đảm bảo giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hiệu quả,
29 đúng pháp luật.
4.4.2 Kiến nghị cho nhà trường
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình kiến tập tốt nghiệp đối với sinh viên, trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại phân hiệu Tp.HCM đã xây dựng kế hoạch kiến tập chi tiết cho từng đợt kiến tập. Nhà trường để sinh viên chủ động liên hệ cơ sở thực tập phù hợp với điều kiện học tập và sinh hoạt nhưng vẫn quản lý và kiểm tra sinh viên trong suốt quá trình thực tập bằng các biện pháp hữu hiệu để quá trình thực tập thực sự trung thực và đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đó vẫn còn những hạn chế trong quá trình thực tập. Vì vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị sau được rút trong quá trình thực tập:
– Thứ nhất, nên tăng lượng thời gian kiến tập và chia thành nhiều đợt xen lẫn với quá trình học, để sinh viên có thể vừa học vừa kiến tập, vừa nắm bắt kinh nghiệm. Nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Luật nên tăng thêm thời gian kiến tập thực tế cho sinh viên để đáp ứng được nhu cầu “học đi đôi với hành” để sinh viên có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm đưa những kiến thức đã được học vào quá trình thực hiện công việc được giao. Vì thời gian kiến tập như hiện tại rất ngắn sinh viên thực tập chỉ được tiếp cận một số hồ sơ, vụ việc đơn giản về các lĩnh vực hôn nhân – gia đình, đất đai…và quá trình đang giải quyết vụ án trực tiếp cùng luật sư bị bỏ dở vì thời gian thực tập kết thúc.
– Thứ hai, cần có những buổi giao lưu kinh nghiệm giữa cán bộ làm chuyên môn hoặc mời cán bộ trực tiếp làm công tác pháp luật tham gia cùng công tác giảng dạy trong suốt cả quá trình học tập trên ghế nhà trường để sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn, chứ không chỉ học mỗi lý luận. - Thứ ba, để gắn kết thực tiễn với chuyên ngành giảng dạy, mỗi giáo viên hướng dẫn cần tiếp cận nhiều hơn với đơn vị thực tập. Khi giáo viên đi thực tế sẽ thu thập được nhiều thông tin, nhiều nội dung để có thể truyền đạt lại cho sinh viên qua giờ lên lớp, chia sẻ với sinh viên trong quá trình hướng dẫn. Qua việc đi thực tế tại đơn vị kiến tập, giáo viên sẽ có thể tổng hợp thông tin và viết thành các case study dùng cho giảng dạy và nghiên cứu. Trong quá trình giảng dạy
30
giáo viên nên trực tiếp đi sâu vào chuyên môn, lấy nhiều ví dụ liên quan trực tiếp đến ngành nghề và gắn liền với thực tiễn để sinh viên khi bước chân ra ngoài môi trường đại học sinh viên không còn bỡ ngỡ và rụt rè khi tiếp xúc. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa giảng viên hướng dẫn với sinh viên và cơ quan thực tập để kiểm tra, giám sát sinh viên trong quá trình kiến tập đảm bảo quá trình kiến tập của sinh viên đạt hiệu quả, kết quả cao.
31
KẾT LUẬN
Qua thời gian 3 tuần thực tập tại Công ty Luật TNHH MTV Thủy Hân, em đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế về thực trạng ly hôn thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đã được xét xử và chuẩn bị được xét xử; học hỏi, thực hành các quy trình trước khi đưa vụ án ra xét xử. Từ đó, em phần nào đã nắm bắt được thực trạng ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tại cơ quan cũng như công tác giải quyết các vụ án này. Tuy thời gian thực tập 03 tuần không phải là quãng thời gian dài nhưng dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên hướng dẫn và các anh chị tại công ty, cùng việc quan sát thực tế, em nhận thấy mình đã học tập và tiếp thu được rất nhiều khinh nghiệm bổ ích, củng cố được một số nội dung kiến thức lý thuyết đã được học tập trên giảng đường Phân hiệu trườn Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như học hỏi được những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Một số bài học kinh nghiệm mà em đã rút ra được từ thời gian thực tập:
Thứ nhất, qua thời gian thực tập em đã nắm rõ và chi tiết hơn về chức năng, nhiệm vụ của Công ty Luật; hiểu rõ hơn cách phân công bố nhân viên có tính chuyên môn cao cũng như thấy được mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, tính phối hợp giữa các nhân viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tư vấn, đưa ra phương hướng giải quyết vụ án.
Thứ hai, thực tế là môi trường để áp dụng lý thuyết. Tuy nhiên, khi đi sâu vào thực tiễn em mới thấm thía lời nhắc nhở của các thầy cô tại Phân hiệu trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh, đó là “Cần phải áp dụng linh hoạt kiến thức trên sách vở vào các trường hợp cụ thể. Không nên áp dụng chúng một cách máy móc.” Bản thân em nhận thấy, việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn không chỉ là những kiến thức lý luận khô khan mà còn là những trải nghiệm thực tế cụ thể và rõ ràng hơn trong từng vụ án được Công ty Luật TNHH MTV Thủy Hân giao cho nghiên cứu.
Thứ ba, trong những ngày thực tập đầu tiên, mặc dù đã được trang bị kiến thức lý thuyết trên ghế nhà trường, em vẫn khá lung túng trong việc thực hiện những công việc được giao. Nguyên nhân là do em chưa tự trang bị nhiều kiến
32
thức thực tiễn cũng như sự chuẩn bị trước khi bước vào môi trường hoàn toàn mới. Từ sự bỡ ngỡ này, em rút ra được một bài học đó là các tiếp thu các nguyên tắc, quy định mang tính lý thuyết luôn cần phải gắn liền với thực hành. Thêm vào đó, trước khi tiếp xúc với một môi trường mới cần phải có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể sớm thích nghi bởi công việc của công ty hoạt động theo một trình tự, thủ tục luật định, việc tìm hiểu về những trình tự thủ tục đó sẽ giúp em nhanh chóng bắt kịp và thực hiện tốt công việc được giao. Điều này sẽ rất có ích cho công việc của em sau này.
33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản hợp nhất Luật Luật sư (Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH) ngày 31/12/2015.
2. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015. 4. Luật Hôn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/06/2014.
5. Nghị định 02/2000/NĐ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định luật Hôn nhân và gia đình.