C. Câu hỏi trắc nghiệm
1. Thuyết động học phân tử
- Cấu tạo chất khí:
+ Chất khí gồm một số rất lớn các phân tử khí, các phân tử khí có kích thước rất nhỏ, thường có thể bỏ qua.
+ Các phân tử khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng gọi là chuyển động nhiệt. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
+ Khi chuyển động, các phân tử có thể va chạm nhau và va chạm với thành bình. Các phân tử khí va chạm với thành bình trong quá trình chuyển động nhiệt tạo nên áp suất của khối khí.
- Tính chất của chất khí:
+ Bành trướng: chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.
+ Dễ nén: khi áp suất tác dụng lên khối khí tăng thì thể tích khối khí thay đổi đáng kể. + Có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng.
- Khí lý tưởng:
+ Một số rất lớn các phân tử khí.
+ Kích thước của phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình chứa. + Các phân tử khí không tương tác với nhau, trừ va chạm.
+ Chất khí lý tưởng tuân theo hai định luật Boyle – Mariotte và Charles.
- Mol: là lượng chất chứa số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử C chứa trong 12g C12. + Số phân tử hay nguyên tử trong 1 mol một chất bất kỳ: NA = 6,02.1023mol-1 gọi là số Avogadro. + Ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 00C, áp suất 1atm), 1 mol chất khí bất kỳ bao giờ cũng có thể tích 22,4l .
+ Số nguyên tử hay phân tử chứa trong một khối lượng chất:
A
m
N N
µ
= m: khối lượng chất, µ: khối lượng mol của chất đó.