Tổ chức các phiên giao dịch việc làm

Một phần của tài liệu PHẠM THÀNH DƯ-1906185008-SĐH - QLKT K1 (Trang 73 - 76)

8. Kết cấu luận văn

2.3.4. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm

Cùng với sự hình thành và phát triển của thị trường như: thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Thị trường lao động tỉnh Quảng Ninh cũng phát triển khá nhanh và đa dạng với nguồn cung lao động dồi dào, không chỉ là lao động tại chỗ mà cịn có sự tham gia của nguồn lao động nhập cư. Bên cạnh đó, cầu lao động cũng khá phong phú, có xu hướng tăng nhanh và đa dạng do sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp qua chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần và sự hỗ trợ của Nhà nước phát triển việc làm cho người lao động. Một trong những nội dung hỗ trợ trong việc phát triển việc làm và nâng cao mức sống cho lao động nơng thơn mà tỉnh Quảng Ninh nói chung và thị xã Đơng Triều nói riêng áp dụng trong thời gian qua đó là tổ chức phiên giao dịch việc làm. Hoạt động của phiên giao dịch việc làm đã có vai trị quan trọng sự phát triển của thị trường lao động địa phương, là cầu nối giữa người lao động cần tìm việc làm và người sử dụng lao động cần tuyển lao động, tạo điều kiện tăng cường khả năng kết nối có hiệu quả cung – cầu lao động trên địa bàn thị xã, đồng thời góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động giới thiệu việc làm trái pháp luật, hỗ trợ tích cực cho việc làm lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển.

Bảng 2.14: Kết quả hoạt động của phiên giao dịch việc làm tại thị xã Đơng Triều giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí 2018 2019 2020

Số phiên giao dịch tổ chức (phiên) 4 6 7 Số doanh nghiệp tham gia (lượt) 249 257 257 Số người tham gia (người) 9.256 8.184 9.683 Số người được tuyển dụng (người) 2.054 2.050 2.130

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

Bảng số liệu trên cho thấy, số phiên giao dịch việc làm được tổ chức có xu hướng gia tăng. Nếu năm 2018 số phiên giao dịch việc làm được tổ chức trên địa bàn thị xã là 4 thì đến năm 2020 tăng lên 7 phiên.

Số lượt các doanh nghiệp tham gia vào các phiên giao dịch việc làm không ngừng tăng theo các năm. Năm 2018 số lượng này là 249 lượt, năm 2019 và 2020 đều duy trì số lượng là 257 lượt;

Các phiên giao dịch việc làm tại thị xã Đông Triều thu hút được số lượng lớn người lao động tham gia. Năm 2018 số lao động tham gia ở mức 9.256 người, năm 2019 và năm 2020 số lượng lao động tham gia lần lượt ở mức 8.184 người và 9.683 người.

Số lượng lao động được tuyển dụng trong các phiên giao dịch việc làm ở mức khá cao, mặc dù cũng khơng có xu hướng ổn định. Năm 2020 số lượng người được tuyển dụng ở mức cao nhất 2.130 người, năm 2019 thấp nhất với 2.050 người. Thực tế số lượng lao động được tuyển dụng chưa phản ánh hết được hiệu quả của công tác tổ chức các phiên giao dịch việc làm, bởi nó chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu tuyển dụng từ phía doanh nghiệp.

-Thơng tin thị trường lao động: hiện tại thị xã Đơng Triều chưa hình thành cơ sở dữ liệu về cung - cầu lao động thông qua công tác dự báo thông tin thị trường lao động trên địa bàn thị xã nên hoạt động của các phiên giao dịch việc làm hiện tại vẫn

rất hạn chế. Thông tin về cầu lao động của các doanh nghiệp tại phiên giao dịch cịn giản đơn, chưa cụ thể (thơng tin tuyển dụng mới phản ánh chủ yếu được nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp về số lượng, chưa phản ánh được yêu cầu chất lượng và kế hoạch về thời gian tuyển dụng ...). Bên cạnh đó, hoạt động của các phiên giao dịch việc làm chưa cung cấp được thông tin về cung lao động cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng có nhiều doanh nghiệp đã phải đến phiên giao dịch nhiều lần mà chưa tuyển dụng được đủ chỉ tiêu lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, cịn tình trạng số lao động đến tham dự phiên giao dịch việc làm đông, chỉ tiêu tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn nhưng số người tìm được việc làm qua hoạt động của phiên giao dịch việc làm còn thấp (cung đáp ứng cầu bình quân đạt xấp xỉ 25%).

-Tăng cường vai trò của cơ quản quản lý Nhà nước cấp thị xã trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo ra sân chơi bình đẳng thu hút đầu tư, thúc đẩy tính cạnh tranh, xóa bỏ các rào cản, phân biệt trong thị trường và hỗ trợ thị trường lao động phát triển. Phịng LĐTB & XH thị xã Đơng Triều cần phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm phát triển việc làm của tỉnh nhằm quản lý nhà nước về thị trường lao động thị xã. Quy hoạch, nâng cao năng lực hoạt động và hiện đại hóa Trung tâm giải quyết việc làm nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Đồng bộ hệ thống thông tin thị trường lao động từ cấp tỉnh đến cấp thị xã nhằm cung cấp thông tin cho người lao động nhanh chóng, kịp thời, chính xác và có hiệu quả cao.

Đẩy nhanh ứng dụng cơng nghệ thông tin tại các Trung tâm giải quyết việc làm, tăng khả năng tư vấn cho người lao động. Trang bị hệ thống thông tin điện tử đồng bộ, hiện đại để thiết lập sàn giao dịch việc làm, tạo cơ sở vật chất đồng bộ hơn.

Các cán bộ đáp ứng được yêu cầu, đủ trình độ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thị xã Đông Triều; chú trọng, quan tâm tới đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại Trung tâm giải quyết việc làm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm thơng qua các chính sách lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ đãi ngộ khác.

Một phần của tài liệu PHẠM THÀNH DƯ-1906185008-SĐH - QLKT K1 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w