4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp.
4.2. nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
Trong cuô •c kháng chiến trường kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã bảo vệ và phát triển tốt nhất các thành quả của cuô •c Cách mạng Tháng Tám; củng cố, phát triển chế đô • dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hô •i; mang đến niềm tin vào sức sống và thắng lợi tất yếu của cuô •c kháng chiến. Thắng lợi của cuô •c kháng chiến đưa đến việc giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề về chính trị-xã hô •i quan trọng để Đảng quyết định đưa miền Bắc quá đô • lên chủ nghĩa xã hô •i, xây dựng, bảo vệ vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Cuô •c kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành đô •c lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tô •c Việt Nam; có tính lan tỏa rô •ng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu sắc. Đã đánh bại cuô •c chiến tranh xâm lược có quy mô lớn của quân đô •i nhà nghề có tiềm lực quân sự và kinh tế hùng mạnh với các trang bị vũ khí, công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; được điều hành bởi các nhà chính trị lão luyện, các tướng tá quân sự tài ba của Pháp-Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào giải phóng dân tô •c, mô •t nước thuô •c địa nhỏ bé đã đánh thắng mô •t cường quốc thực dân, nó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bô • ở các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh. Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; đã làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực phân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".
4.3.Kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến
Thắng lợi của cuô •c kháng chiến, ghi nhận sự phát triển và thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh giải phóng dân tô •c của Đảng Lao đô •ng Việt Nam và để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu.
Một là, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử của cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu. Đường lối cơ bản là “kháng chiến và kiến quốc”; kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh là chính. Tinh thần, khí phách đó đã khơi dậy và phát huy cao đô • sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tô •c và mọi nguồn lực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân tập trung vào nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, thực hiện mục tiêu đô •c lập, dân chủ, tiến bô • trong suốt thời kỳ kháng chiến. Kết hợp sức mạnh nô •i lực của nhân dân Việt Nam với việc tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi của quốc tế, phát huy có hiệu quả cao nhất sự ủng hô •, giúp đỡ của các lực lượng dân chủ, tiến bô • đối với cuô •c kháng chiến.
Hai là, kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cơ bản vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến. Kháng chiến toàn diện trên các mặt trận, các lĩnh vực cả kinh tế, văn hóa, xã hô •i, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời ưu tiên đẩy mạnh hoạt đô •ng quân sự đưa cuô •c kháng chiến đến thắng lợi quyết định. Kết hợp nhuần nhuyễn hình các thức đấu tranh trên các mặt trận, lấy quân sự làm nòng cốt, lấy xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm chỗ dựa, nền tảng để củng cố phát triển cơ sở hạ tầng chính trị-xã hô •i vững chắc, phát huy hiệu lực, hiệu quả sự lãnh đạo và tổ chức cuô •c kháng chiến của Đảng, Chính phủ trên thực tế. Kháng chiến đi đôi với kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến, xây dựng hậu phương-căn cứ địa vững chắc luôn là những nhiệm vụ cơ bản, cùng đồng hành và là nô •i dung chủ yếu, xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuô •c kháng chiến của Đảng Lao đô •ng Việt Nam.
Ba là, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc kháng chiến phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn. Phát triển các loại hình chiến tranh đúng đắn, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của cuô •c kháng chiến và so sánh lực lượng ta địch, đó là loại hình chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Kết hợp chiến tranh chính qui với chiến tranh du kích ở cả mặt trận chính diện và vùng sau lưng địch, vùng tạm bị chiếm. Phát huy sở trường của ta và cách đánh địch sáng tạo, linh hoạt kết hợp với chỉ đạo chiến thuật tác chiến linh hoạt, cơ đô •ng, “đánh chắc, tiến chắc, chắc thắng”, thắng từng bước tiến lên giành thắng lợi quyết định.
Bốn là, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích một cách thích hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị-quân sự của cuộc kháng chiến. Xây dựng mô hình tổ chức bô • máy, con người lực lượng vũ trang, nhất là Quân đô •i nhân dân, Công an nhân dân mô •t cách đúng đắn, thích hợp. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trước hết và quan trọng nhất là về tư tưởng-chính trị, trở thành công cụ chuyên chính sắc bén, tin cậy, làm mũi nhọn, nòng cốt cho kháng chiến, làm chỗ dựa cho toàn dân đánh giặc. Đảng và quân đô •i đã xây dựng thành công hình ảnh “Anh Bô • đô •i Cụ Hồ” trong kháng chiến; xây dựng Công an nhân dân, mang bản chất giai cấp và tính nhân dân sâu sắc, công an là “bạn dân” theo tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh.
Năm là, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh vực, mặt trận. Xây dựng, bồi đắp hình ảnh, uy tín của Đảng và Chính phủ phải bằng hành đô •ng thực tế, bằng sự nêu gương và vai trò tiên phong của các tổ chức đảng và đô •i ngũ cán bô •, đảng viên trong quá trình tổ chức cuô •c kháng chiến ở cả căn cứ địa-hậu phương và vùng bị địch tạm chiếm. Hết sức chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, đô •ng viên cao nhất, nhiều nhất mọi nguồn lực vật chất trong nhân dân, phát huy cao đô • tinh thần, nghị lực của nhân dân; củng cố lòng tin vững chắc của nhân dân đối với thắng lợi cuối cùng của cuô •c kháng chiến. Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải luôn nâng cao nhận thức chính trị-tư tưởng, chú ý khắc phục những khuynh hướng tư tưởng giáo điều “tả” khuynh, hữu khuynh, chủ quan, duy ý chí trong chỉ đạo, tổ chức cuô •c kháng chiến, nhất là: tư tưởng chủ quan, nóng vô •i, coi thường sức mạnh của địch; tập trung cao đô • vào nhiệm vụ quân sự, nhưng ít chú ý đúng mức đến nhiệm vụ xây dựng và kiến quốc; giải quyết hài hòa, thỏa đáng mối quan hệ giữa huy đô •ng sức dân với bồi dưỡng, nâng cao sức dân; học hỏi, tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài phải sáng
tạo phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Trong công tác chỉnh đảng, chỉnh quân mắc vào chủ nghĩa phần, đố kỵ trong công tác cán bô •... Những khuyết điểm này đã gây ra tác hại đối với đô •i ngũ cán bô •, đảng viên, làm giảm sút lòng tin trong nhân dân đối với Đảng và Chính phủ.
Như vậy với đường lối sáng tạo, đúng đắn của Đảng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 đã hoàn toàn thắng lợi. Đẩy được bọn thực dân đã thống trị nước ta bấy lâu nay, tuy đang phải ngồi lên bàn đàm phán và còn tiếp tục đấu tranh với kẻ thù mới nhưng thắng lợi với thực dân Pháp đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Đặc biệt, cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, một lòng gìn giữ độc lập của dân tộc.
CHƯƠNG III : LỜI CẢM ƠN TỚI NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐÃ ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP(1945-1954) CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM.
Hà Nội ngày 1 tháng 1 năm 2022
Kính gửi: Toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới
Em là Nguyễn Minh Hòa - công dân của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện tại em đang là sinh viên năm ba của Trường Đại học Mỏ- Địa Chất tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Hà Nội – nơi được mệnh danh là trái tim của đất nước. Với vai trò là một phần của thế hệ trẻ Việt Nam, em luôn lấy làm tự hào vì đã được sinh ra và lớn lên tại một đất nước tươi đẹp hòa bình và không có chiến tranh. Ngay từ lúc mới chào đời, em đã được ông bà cha mẹ kể lại về công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước để từ đó cảm thấy biết ơn và kính trọng những người đã ngã xuống để cho em có cuộc sống vô lo vô nghĩ như ngày hôm nay. Bên cạnh sự cống hiến của các anh hùng dân tộc không thể không nhắc đến sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân thế giới để cho đất nước ta thoát khỏi ách thống trị trong mấy nghìn năm, em rất lấy làm biết ơn và tôn trọng các bạn bè quốc tế, hàng xóm láng giềng của Nước Việt Nam.
Hôm nay, để tỏ rõ lòng biết ơn ấy, em xin kính gửi một bức thư để nói lời cảm ơn sâu sắc tới nhân dân thế giới đã ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Nước Việt Nam là một nước nhỏ, với vị trí địa – chính trị, địa- kinh tế đặc biệt, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn luôn phải đối mặt với sự nhòm ngó, âm mưu thôn tính của nhiều thế lực thù địch khác nhau. Trong lịch sử dân tộc, thắng lợi của hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố tạo nên, trong đó không thể không kể đến một nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh cần và đủ để chiến thắng: Thực hiện đoàn kết quốc tế.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được tiến hành trong tình hình thế giới có những vận động, chuyến biến phức tạp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Xô- Mỹ đã hình thành rõ rệt. Hai hệ thống đối lập đấu tranh quyết liệt, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Phân tích diễn biến của tình hình thế giới, Hội nghị Trung ương mở rộng (1-1948) Đảng Lao động Việt Nam nhận định: Các lực lượng phản dân chủ và dân chủ, đế quốc và chống đế quốc trên thế giới đã dần dần sắp thành hai phe rõ rệt: “Phe đế quốc phản dân chủ” và “Phe dân chủ chống đế quốc”. Như vậy, bên cạnh yếu tố bất lợi là một số nước tư bản thực hiện chính sách xâm lược, thì yếu tố tích cực cũng xuất hiện: Mặt trận dân chủ và hoà bình, mặt trận chống đế quốc lan rộng khắp thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam xác định: “Phong trào cách mạng thế giới ảnh hưởng đến cách mạng một nước không nhỏ. Ta phải chuẩn bị để đón lấy thời cơ tốt cho cuộc kháng chiến của ta”. Trên quan điểm ấy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương muốn đánh thắng thực dân Pháp- kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần về tiềm năng quân sự và kinh tế, phải vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, vừa vận động quốc tế, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ; thực hiện chiến lược đoàn kết quốc tế, làm cho mình nhiều bạn bè, ít kẻ thù hơn bao giờ hết, tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến.
Chiến lược đoàn kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam mới được hình thành và triển khai trên những trận tuyến cụ thể.
Trước tiên, lực lượng quan trọng mà Việt Nam chủ trương tranh thủ và thực hiện đoàn kết, hợp tác quốc tế đó là các lực lượng đang đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, Chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng đoàn kết với hai dân tộc Miên, Lào, bởi ba nước có chung một kẻ thù, có chung một mục tiêu chiến đấu vì độc lập, tự do. Đông Dương là một chiến trường, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ, là trách nhiệm của lương tâm. Nhận thức “ta với Miên, Lào cũng như môi với răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàn toàn”; do vậy, giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia là chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền của hai nước đó”, “hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”. Giúp bạn là tự giúp mình, trong điều kiện bị bao vây, cô lập, thì sự đoàn kết giúp đỡ nhau giữa ba nước Đông Dương càng có ý nghĩa quan trọng: “Ba dân tộc phải hợp tác trường kỳ. Hợp tác ngày nay để kháng chiến giành độc lập và thống nhất thật sự, hợp tác lâu dài sau kháng chiến để cùng tiến trên con đường dân chủ nhân dân”.
Ra sức giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào một cách thiết thực, tích cực là nhiệm vụ quốc tế quan trọng - thực hiện chủ trương đó, năm 1948, Trung ương Đảng trực tiếp phân công Đại tướng Võ Nguyên Giáp phụ trách công tác giúp cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. Trọng tâm của công tác này là giúp các lực lượng kháng chiến của hai nước xây dựng cơ sở chính trị, giúp đỡ thành lập căn cứ địa, hoặc khu giải phóng, phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng và củng cố, phát triển chính quyền dân tộc chống đế quốc.
Trong khi đặc biệt chú trọng xây dựng, củng cố liên minh chiến đấu Việt- Lào- Miên, Chính phủ Việt Nam nhận thức rằng, cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam còn có quan hệ mật thiết với phong trào đấu tranh của các dân tộc khác đang đứng lên đòi độc lập dân tộc, nhất là các nước thuộc địa Pháp; trên cơ sở đó, chủ trương đoàn kết với “các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp”, “thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Diến Điện, Ấn Độ, Nam Dương...”.