Nội dung tư tưởng phong trào văn hóa phục hưng

Một phần của tài liệu PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG (Trang 25 - 31)

Phong trào văn hóa phục hưng tuy tiếp thu những yếu tố trong nền văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại nhưng không phải là phong trào phục cổ đơn thuần mà là bước tiến với những yêu cầu của thời cận đại.

Không chỉ tiếp thu những tinh hoa văn hóa thời cổ đại mà còn là trào lưu văn hóa mới được phát triển trên bình diện nền tảng kinh tế và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên.

Ban đầu, phong trào văn hóa Phục hưng xuất hiện nhiều học thuyết, nhiều luồng tư tưởng về các vấn đề xã hội:

 Nhà lý luận Mongtenho đề xướng chủ nghĩa hoài nghi với câu hỏi: Không biết tôi biết cái gì?

 Cuốn sách "Không tưởng" của Tomat Moro "tôi tin 1 cách sắt đá rằng chỉ có thể có sự phân phối bình đẳng và đúng về các tư liệu cũng như chỉ có thể có hạnh phúc trên bước tiến của con người là khi nào quyền tư hữu đã hoàn toàn được xóa bỏ"

 Tác phẩm "Thành phố mặt trời" của nhà xã hội học người Ý mơ 1 xã hội được bình đẳng , người công nhân chỉ phải làm việc 4h/1 ngày.

 Chi phối sâu sắc tới đời sống tinh thần và văn hóa của thời đại

Nhưng căn bản và nổi bật nhất vẫn phải nhắc đến trào lưu tư tưởng chủ nghĩa nhân văn - giá trị rực rỡ của phong trào văn hóa phục hưng (phát sinh từ Italia và tỏa sang khắp Châu Âu) với nội dung chính:

_ Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên.

_ Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái "xương sườn cụt".

_ Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên đàng.

_ Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật

_ Đề cao con người và cuộc sống trần gian với những thú vui tự nhiên của nó. Ở trong văn học thời cổ đại nhà viết kịch Sophocle cũng đã từng quan niệm con người là điều kì diệu nhất trong vũ trụ "Trên đời có bao nhiêu điều kỳ diệu, nhưng điều kỳ diệu nhất là con người"

_ Chú trọng đến quyền tự do con người và con người phải được hưởng mọi lạc thú ở thiên đường trần gian.

Chủ nghĩa nhân văn cho ta thấy được toàn bộ những quan điểm về đạo đức và chính trị: con người không phải là cái gì siêu nhiên hay những nguyên lí ngoài đời sống nhân loại mà con người là tồn tại thực tế trên Trái đất này.

_ Tính chất nổi bật của phong trào văn hóa phục hưng:

1. Chủ nghĩa nhân văn giải phóng con người cá nhân ra khỏi thiết chế phong

kiến và nhà thờ kìm hãm con người cùng với những quan niệm của giáo hội về con người và cuộc sống:

_ Chủ nghĩa thần bí: quan niệm duy tâm cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do thần sinh ra, nhằm che đậy những thối nát của xã hội đương thời đang có mâu thuẫn gay gắt.

_ Chủ nghĩa quyền uy

_ Chủ nghĩa khổ hạnh: Trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa khổ hạnh bào chữa cho điều kiện sống khổ cực của quần chúng bị bóc lột, đánh lạc hướng đấu tranh của quần chúng. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống lại chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, cho rằng con người có quyền được hưởng lạc thú trong cuộc sống trần gian. Nhưng xã hội tư sản không bảo đảm được quyền ấy cho đa số quần chúng

_ Chủ nghĩa diệt dục: Diệt dục không có nghĩa là diệt tất cả ham muốn, mà chỉ là diệt cái đam mê ngũ dục (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ) mà thôi. Nếu nói diệt dục là diệt tất cả ham muốn thì tại sao người tu theo đạo Phật còn ham muốn làm điều thiện, ham muốn cứu độ chúng sanh, ham muốn giải thoát, ham muốn giác ngộ.

Bởi vậy con người với những khả năng tự nhiên của bản thân mình cần được phát triển và thỏa mãn nó giống như Shakepear đã từng nói: "Kì diệu thay là con người, con người cao quí làm sao về lí trí, vô tận làm sao về năng khiếu, thật là vẻ đẹp trần gian, kiểu mẫu của muôn loài". Hay Prôtagôrax thâu tóm trong định nghĩa nổi tiếng: “Con người là kiểu mẫu và kích thước để đo lường vạn vật” Do đó những nhà văn nổi tiếng trong thời kì này đã mượn tác phẩm của mình là cái loa phát thanh để nói lên những vẫn đề còn nhức nhối, bất cập trong xã hội ấy cũng như gián tiếp tố cáo, lên án một cách gay gắt.

Điển hình là nhà văn Pháp Rabole trong tác phẩm "GACGĂNGCHUYA VÀ PĂNGTAGRUYEN" ("Gargantua et Pantagruel") gồm 5 quyển, xuất bản 1532 - 1564. Tác phẩm đả kích nền chính trị tôn giáo xã hội thời trung cổ; đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho những tư tưởng khoa học và tiến bộ "mở đầu một thời đại mới"; thuật lại cuộc đời của chú bé khổng lồ "Gacgăngchuya" từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Có thể nói Rabơle đã tấn công toàn bộ chế độ thời Trung cổ, nhạo báng tất cả các giá trị cũ.

Tác phẩm thể hiện khát vọng của thời Phục hưng: giải phóng con người khỏi nền giáo dục thần học, giáo điều, kinh viện, kết hợp chủ nghĩa nhân văn với truyền thống dân tộc. Sách bị cấm tàng trữ, lưu hành; tác giả bị truy nã. Enghen (F. Engels)

đánh giá "Gacgăngchuya và Păngtagruyen" phản ánh trung thành cuộc đảo lộn lớn nhất từ xưa đến nay mà loài người chưa từng thấy.

Bên cạnh đó các họa sĩ còn mượn những truyền thuyết về câu chuyện của "sự ra đời của venus", "venus đang ngủ" để làm đòn bẩy thể hiện được những vẻ đẹp tiềm ẩn

bên trong con người nhất là vẻ đẹp của cơ thể phụ nữ. Không chỉ có vậy họ còn làm nổi bật được vẻ đẹp của trí tuệ và tài năng. Con người đã trở thành trung tâm của vũ trụ với những đường nét rõ ràng chứ không còn nhạt nhòa khuất lấp như trước. Con người với sự tự tin vào vẻ đẹp, vào tài năng của mình chứ không còn vẻ sợ hãi vì tội lỗi, luôn phục tùng ngoan ngoãn mong cứu vớt như trong thời Trung cổ. Chủ nghĩa nhân văn tìm thấy ở thời đại Hi Lạp, Roma tinh thần trân trọng và đề cao con người mà nhân sinh quan Trung cổ đã cố gắng hạ thấp và coi rẻ.

Vẻ đẹp tuyệt mĩ của con người cũng được thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật hội hoạ và điêu khắc. Khác với hình ảnh con người mờ nhạt về đường nét, ảm đạm về màu sắc và mang một khuôn mặt khổ hạnh thời Trung cổ, nghệ thuật tạo hình giai đoạn Phục hưng đã lột tả hình ảnh tươi vui và tràn đầy sức sống của con người. Các nghệ sĩ cố gắng khắc họa con người là hiện thân cho vẻ đẹp hoàn mỹ nhất do Chúa trời tạo ra với kích thước và tỷ lệ lý tưởng. Tiêu biểu cho nghệ thuật hội họa là bức La Joconde vẽ hình ảnh người thiếu phụ Monnalida với nụ cười và đôi mắt chứa chan hàm xúc củaLeonardo da Vinci (1452-1519). Trong điêu khắc, pho tượng David của Michelangelo được tạc trên đá cẩm thạch cao 5,3 mét là hiện thân cho vẻ đẹp trẻ trung và sức mạnh của con người. David ở đây không phải là một chú bé chăn cừu mà là một chàng thanh niên đang độ tuổi mười tám đôi mươi, đang độ tuổi sung sức, với cơ bắp khoẻ mạnh, vầng trán thông minh, ánh mắt tự tin, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Mượn hình tượng David, Michelangelo đã thể hiện sức sống đang lên của một lớp người đại diện cho một thời đại mới, ‘thời đại cần những con người khổng lồ và đó sản sinh ra những con người khổng lồ’.

Con người phải được tự do phát triển những khả năng vô tận của riêng mình, được thể hiện mọi vẻ đẹp của mình.

2. Chống lại nhà thờ, giáo hội và quí tộc phong kiến bằng cách lên án, đả kích, chấm biếm sự tàn bạo dốt nát, giả nhân giả nghĩa của các giáo sĩ từ giáo hoàng đến các tu sĩ và của giai cấp quí tộc phong kiến

_ Xã hội phong kiến và nhà thờ được biết đến là 2 thế lực ngăn cản sự phát triển của đời sống con người 1 cách quyết liệt

_ Sự khác nhau 1 cách rõ rệt trong quan điểm của chủ nghĩa nhân văn so với xã hội phong kiến và nhà thờ cùng đạo cơ đốc

Xã hội phong kiến Chủ nghĩa nhân văn

_ Con người thấp hèn hay cao quí là do dòng máu và đẳng cấp quyết định

_ Con người tự bản thân nó trở thành cao quí do sự vĩ đại của nó.

Giống như ở lời phát biểu của Đônkihôtê :" nghèo hèn mà có đạo đức còn hơn quí tộc mà gian ác...dòng máu quí tộc là cha truyền còn nối, còn đạo đức do chính mình tạo ra. Đạo đức có giá trị bao nhiêu lần so với dòng máu" => thấy được vị thế cá nhân, quyền con người trong xã hội.

_ Con người là châu báu, vẻ đẹp con người là vẻ đẹp trần gian

_ Con người là sản phẩm của tự nhiên

Nhà thời, đạo cơ đốc

_ Thực thể mang tội lỗi nguyên thủy

_ Con người là sản phẩm của Chúa

Chống lại những gì phản tự nhiền, đấu tranh cho con người để họ được hưởng quyền sống chính đáng

1 số những nhà văn tiêu biểu trong thời kì này đã lên án một cách mạnh mẽ quan từng câu từng chữ trong tác phẩm của mình để giáng 1 đòn mạnh mẽ xuống xã hội phong kiến cùng nhà thờ để chống lại những quan niệm hoàn toàn sai trái. Điển hình là Thần khúc của nhà văn người Ý thời trung cổ Dante được coi là một tác phẩm mang sứ mạng

lịch sử đặc biệt: nó là sự tổng hợp những kiến thức triết học và nghệ thuật của văn hóa Trung cổ, đồng thời nó cũng là cầu nối liền với văn hóa thời đại Phục hưng. Dấu ấn Trung cổ trong tác phẩm rất rõ nét, từ ý thức, niềm tin tôn giáo, quan điểm triết học đến cách thể hiện tượng trưng, ngụ ý, ẩn ý (số 3 tượng trưng cho Chúa trời ở 3 ngôi "tam vị nhất thể", số 9 là tuổi của Dante và Beatrice khi gặp nhau lần đầu, 3 con thú tượng trưng cho ba tính xấu: ghen tị-kiêu ngạo-keo kiệt). Tính chất Phục hưng trong tác phẩm cũng khá nổi bật, đó là thái độ khẳng định và tôn vinh cuộc sống với những hoan lạc trần

thế, niềm khát khao hiểu biết thế giới song hành với những ước mơ cuộc sống hạnh phúc, trong sạch, đẹp đẽ hiện hữu ở thế giới thực tại này chứ không phải là ở thế giới bên kia. Bằng nghệ thuật ngôn từ điêu luyện của tác giả thể hiện qua những câu thơ ngân nga như lời ca điệu nhạc, kết hợp với những yếu tố mới mẻ trong nội dung so với thời đại khiến tác phẩm được các nhà nghiên cứu sau này đánh giá cao, được coi như dấu hiệu báo trước cho sự xuất hiện của một nền văn học lớn thời đại Phục hưng sắp ra đời.

Không chỉ có vậy nhà văn Italia Bocaxio cũng chĩa mùi dìu nhọn về phía xã hội ấy qua tác phẩm Mười ngày gồm 100 truyện ngắn nối liền bằng câu chuyện về nạn dịch hạch ở thành Florăngxơ (Frorence; cg. Firenzê) năm 1347. Ba chàng trai và bảy cô gái tránh về nông thôn. Nhằm mục đích giải trí, họ luân phiên nhau mỗi ngày đặt ra một đề tài và mỗi người kể một truyện theo đề tài đó. Nội dung hài hước, châm biếm thói hư tật xấu trong đời sống, bộ mặt đạo đức giả của thầy tu, lối sống gia trưởng kìm hãm tự do của tuổi trẻ. Nhân vật của “Câu chuyện mười ngày” là bọn người vừa thoát khỏi đời sống Trung cổ, đang sống trong một khung cảnh vật dồi dào, đầy khoái lạc và thi vị. Tình cảm tự nhiên của họ bắt nguồn trong những cảm xúc trực tiếp. Họ khinh miệt giai cấp quý tộc và yêu cầu cho “giai tầng thứ ba” một đời sống bình đẳng với bọn vương hầu và giáo sĩ. Các nhà tu hành trong “Câu chuyện mười ngày” là những tâm hồn mắc bệnh, hoặc là một lũ giả dối điên rồ, nói nhảm, làm trò cười cho người đời. Ái tính theo Dante là tội lỗi cần phải sám hối, phải tẩy uế trên đỉnh núi tĩnh thổ. Boccace sẽ bênh vực, tán dương ái tình. Ngay cả tình yêu của xác thịt, cái nhục dục ghê tởm trước giáo chỉ Gia Tô. Boccace cũng

cho rằng đó vẫn chỉ là một bản năng hợp lý. Con người tự nhiên không phải là con

người tội lỗi và không việc gì chúng ta phải sống theo triết lý khắc kỷ và chủ nghĩa diệt dục. « Người không phải là sắt, là đá, người là huyết, là thịt. Sống trái với mệnh lệnh của tự nhiên, trái với yêu cầu của sinh lý, sống đui trước màu sắc của vẻ đẹp, sống điếc trước tiếng gọi của xác thịt là vô phúc ! ». Trong mấy chục thiên truyện

ngắn, Boccace chứng minh rằng : tình ái là ngọn nguồn vui, ngọn nguồn khỏe của mọi người và của các thầy tu nữa. Có thể xem "MN" là một tấn trò đời thời trung cổ, trong đó nổi bật lên hình ảnh những con người bình thường với tính chất nhân bản sâu sắc, đối lập với những kẻ cao sang, quyền thế. Các truyện đều được lấy từ kho truyện dân gian Italia; mũi dùi đả kích chĩa vào giới thượng lưu, nhất là Nhà thờ nên không được các vị "hàn lâm" thưởng thức, nhưng lại được thế giới đánh giá cao, cho là tác phẩm tuyệt diệu của văn học Phục hưng. Tác giả cũng được đưa lên hàng ngũ những nhà nhân văn chủ nghĩa thế kỉ 14 - 15 đề cao phẩm chất cao thượng của con người theo quan điểm của xã hội hiệp sĩ trung cổ, biểu dương những đạo đức truyền thống của người phụ nữ.

Và nhà văn Sechxpia trong vở kịch "Hamlet" cũng đưa ra 1 lời tố cáo đanh thép

đối với cái xã hội phong kiến ấy. Tác phẩm phản ánh được tinh thần của thời đại với sự

khủng hoảng, bế tắc của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa. Trong sự bát nháo của một xã hội với “nhà tù”, “sự bẩn thỉu”, “phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện” vẫn lóe sáng những hạt vàng của chủ nghĩa nhân văn, với nhân vật Hamlet không chỉ quan tâm đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà quan tâm hơn hết đến phẩm giá, lẽ sống và lối sống con người. Thực tế xã hội xấu xa mâu thuẫn với lý tưởng của chàng, khiến chàng phải đánh giá lại tất cả và tìm cho mình một thái độ cư xử phải đạo. Quá trình đánh giá thực tế và xác định đó đã gây ra trong tâm hồn Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be), những phút “chịu đựng hay vùng lên chống lại”. Cuối cùng, Hamlet đã tìm ra được chân lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên chàng đã gục ngã vì cạm bẫy của kẻ thù. Ngày nay, trong văn học thế giới vẫn tồn tại khái niệm “bệnh Hamlet” chỉ thái độ suy tư, lý luận nhiều nhưng không đủ tin tưởng và dũng khí để hành động cụ thể. Nhưng dù sao chăng nữa, Hamlet cũng sống mãi trong lòng độc giả thế giới, với bi kịch của cuộc đời chàng phản ánh mâu thuẫn tất yếu của sự phát triển, của cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu trong tồn tại xã hội. Hamlet sẽ luôn làm nảy sinh trong lòng người muôn đời sau không chỉ tâm trạng trước nỗi buồn mà còn cả những xúc cảm thẩm mĩ, hướng

họ đến những suy cảm về cái cao cả luôn hiện hữu giữa cõi đời trong đục.

Và phải kể đến tác phẩm Đonkihote của nhà văn Xecvangtet là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của

Một phần của tài liệu PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w