truyền kinh tế.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết sự thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực và cả trên lĩnh vực công tác tư tưởng.
Trong những năm qua Đảng ta đã chú ý đến việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong thời kì mới. Trước tình hình thế giới và trong nước nhiều biến động Đảng ta đã kịp thời ra nghị quyết Trung ương 6 (khóa VI) về những nguyên tắc cơ bản định hướng tư tưởng trong quá trình đổi mới xác định quá trình đổi mới không tách rời chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng. Các đại hội Đảng đều chú trọng công tác tưởng, ra các nghị quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng.
Trước xu thế mới của thời đại, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đúng hướng Đảng ta cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác tuyên truyên, đặc biệt tuyên truyền kinh tế. Đảng ta cần phải có những nghị quyết chuyên bàn về công tác tuyên truyền kinh tế, cần phải nâng cao ý thức của Đảng, của các cơ quan tuyên truyền về công tác tuyên truyền kinh tế. Mặt khác Đảng ta phải có sự đổi mới về phương thức lãnh đạo. Đảng ta cần phải tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng dân chủ hơn, bám sát đối tượng, bám sát thực tiễn, cần có sự phối hợp giữa các cấp ủy Đảng với các cở quan chức năng tuyên truyền như các ban tuyên giáo, tránh trường hợp “khoán trắng” cho các cơ quan tuyên truyền.
Một vấn đề nữa là Đảng ta phải có những chính sách quan tâm đến cán bộ tuyên truyền. Những năm qua cho thấy mức thu nhập của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng nhìn chung vẫn còn thấp, đời sống khó khăn. Do đó Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách tăng lương, chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng hợp lý cho các cán bộ tuyên giáo. Đó cũng là một động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ có tâm huyết với nghề hơn. Đối với các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Đảng ta cần có những chính sách đặc biệt hỗ trợ phương tiện truyền thông, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên biệt để tiến hành tuyên truyền có hiệu quả hơn.