Thực hiện KHCS

Một phần của tài liệu Đáp án chăm sóc sức khỏe phụ nữ và bà mẹ trẻ em (Trang 28 - 31)

- Đánh giá toàn trạng: tiêp xúc? sắc mặt, da, niêm mạc? nhịp thở, kiểu thơ? - Đo các chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp...

- Xác đinh lượng máu mất (cân túi đựng máu, các gạc, săng trải thấm máu,...) - Xác định tinh trạng chảy máu đang tiếp diễn (tóc độ chảy, tính chất...) - Xác định vị trí chảy máu và cầm máu tạm thời:

+ Xác định tình trạng co hồi tử cung (nếu là chảy máu ngay sau đẻ thì phải xem có cầu an toàn không) và báo cho bác sĩ y khoa.

+ Kiểm tra đường sinh dục dưới từ vết cắt, khâu tầng sinh môn, âm đạo đên các thành khác của âm đạo và cổ từ cung (nếu nhìn thấy điểm chảy máu kẹp câm máu tạm thời, thây khôi máu tụ thì ép gạc cầm máu và báo bác sĩ y khoa).

+ Nếu kiểm tra thấy TC vẫn co tốt, đường sinh dục dưới không rách, vết khâu không có bất thường, máu vẫn chảy từ buồng tử cung ra tiếp tục ấn và xoa đáy từ cung đồng thời báo bác sĩ y khoa.

- Chủ động xin ý kiến bác sĩ y khoa lập đường truyền tĩnh mạch, lấy máu làm xét nghiệm cấp, dự trù máu...Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện cấp cứu (oxy, dịch truyền, các thuốc cầm máu và hồi sức)

- Chuẩn bị dụng cụ can thiệp cầm máu (bộ dụng cụ nạo buồng TC, bộ dụng cụ khâu cầm máu, kim chỉ,...) - Thực hiện các y lệnh thuốc, dịch truyền (nếu có)

- Phụ giúp bác sĩ làm thực hiện các can thiệp để cầm máu theo nguyên nhân - Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ y khoa

Câu 7: Trình bày những diễn biến lâm sàng cua thời kỳ hậu san? Trả lời :

1.1. Sự co hồi tử cung

- Sau đẻ tử cung co hồi trên khớp vệ 13 cm, trung bình mỗi ngày co hồi được l cm - Sự co hồi phụ thuộc:

+ Đẻ con so co hồi nhanh hơn con rạ

+ Tử cung đè thường co hồi nhanh hơn mổ đẻ

+ Nhũng người cho con bú tử cung co hồi nhanh hơn những người không cho con bú + Tử cung bị nhiễm khuẩn co hồi chậm hơn tử cung không bị nhiễm khuẩn

1.2. Sản dịch

- Là dịch trong đường sinh dục mà chủ yếu là từ buồng tử cung chảy ra ngoài trong thời kỳ hậu sản. cấu tạo là những mảnh vụn của màng rụng, máu cục và máu loãng, các tế bào và dịch tiết ra từ âm đạo.

- Đặc điểm:

+ Sản dịch mùi tanh nồng, có nhiều trong 2 ngày đầu sau đẻ, sau 15 ngày sẽ hết. + Màu sắc: 3 ngày đầu sản dịch có màu đỏ thẫm, 4 - 8 ngày màu đỏ nhạt, trên 8 ngày sản dịch trong.

1.3. Sự xuống sữa

- Dưới tác dụng của Prolactin, sữa được bài tiết

+ Con so: Xuống sữa vào ngày thứ 3 - 4 sau đẻ + Con rạ: Xuống sữa vào ngày thứ 2 - 3 sau đẻ

- Lâm sàng: Vú căng tức, các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ. Có thể sốt nhẹ, thường < 38 độ. Các triệu chứng mất khi có hiện tượng tiết sữa.

1.4. Các hiện tượng khác

- Thân nhiệt bình thường, trừ lúc xuống sữa có thể có sốt nhẹ - Mạch hơi chậm trong những ngày đầu, huyết áp bình thường

- Công thức máu có chút thay đổi: Hồng cầu, bạch cầu, sinh sợi huyết hơi tăng để chống lại sự mất máu sau sinh

- Sản phụ có thể có cơn rét run sinh lý do sự mất thân nhiệt và mệt mỏi sau rặn đẻ

- Nếu chuyển dạ kéo dài, hay trong những trường hợp sinh khó, đầu thai nhi đè lên bàng quang một thời gian dài có thể làm liệt bàng quang tạm thời gây lên bí tiểu. Nhu động ruột có thể giảm, dễ sinh táo bón sau sinh.

Câu 8: Trình bày các nguyên nhân gây suy thai? Trả lời :

1. Nguyên nhân do thai

- Thai non tháng - Thai già tháng - Thai dị dạng

- Thai suy dinh dưỡng,chậm phát triển - Bất đồng nhóm máu mẹ và con

2. Nguyên nhân do phần phụ của thai

- Rau tiền đạo, rau bong non

- Bánh rau vôi hoá trong thai già tháng - Sa dây rau, dây rau thắt nút

- Vỡ mạch máu rốn (trong trường hợp dây rốn bám màng...) - Ối vỡ non, ối vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối

3. Nguyên nhân liên quan trong chuyển dạ

Rối loạn cơn co (tăng tần số và trương lực) - Các trường hợp đẻ khó do nguyên nhân cơ học - Bất tương xứng đầu -chậu

- Ngôi thai bất thường - Chuyển dạ kéo dài

Những bệnh làm người mẹ thiếu oxy: suy tim, thiếu máu, lao phổi, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính.

4. Nguyên nhân do thuốc

- Thai nhi bị ức chế do dùng các thuốc gây mê, giảm đau - Dùng thuốc tăng co không kiểm soát làm tăng cơn co.

Câu 9: Trình bày nhận định các dấu hiệu suy thai? Trả lời :

Một phần của tài liệu Đáp án chăm sóc sức khỏe phụ nữ và bà mẹ trẻ em (Trang 28 - 31)