Mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành các công trình tại CÔNG TY TNHH GIA LONG VN (Trang 25)

Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất phát sinh sau mỗi kỳ sản xuất làm cơ sở để xác định chi phí sản xuất dở dang, giá thành sản phẩm, phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính theo qui định như: Các chỉ tiêu về giá trị thành phẩm, chi phí sản xuất dở dang,… trên bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thông tin về kết quả quá trình sản xuất giúp nhà quản trị kiểm soát chi phí, nghiên cứu cải tiến quá trình sản xuất đảm bảo nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả, đồng thời đây cũng là cơ sở để nhà quản trị đề ra các quyết định trong kinh doanh.

Chi phí y

Y=a.x+b

Biến phí

Định phí

0 Mức hoạt động x

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

12

1.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là xác định nơi chi phs xác định đã phát sinh để thực hiện sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, phương pháp sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán,… các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là những phân xưởng, đơn đặt hàng, qui trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công,… .

Đối với những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, sẽ được hạch toán và tập hợp trực tiếp vào đúng đối tượng đó như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công để sản xuất trực tiếp sản phẩm …

Đối với những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ được tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành từ qui trình công nghệ mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ. Việc lựa chọn đối tượng tính giá thành phù hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác, căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành có thể là đặc điểm của qui trình công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm, chẳng hạn với qui trình công nghệ sản xuất giản đơn đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã được hoàn thành khi kết thúc quá trình sản xuất, tuy nhiên, qui

Mức phân bổ chi phí = Hệ số phân bổ chi phí x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Hệ số phân bổ chi phí

Tổng tiêu thức phân bổ

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ =

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

13 trình công nghệ sản xuất phức tạp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của các giai đoạn, và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng.

Mối quan hệ giữa tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm:

+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất đơn giản, đơn đặt hàng,..

+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với nhiều qui cách khác nhau.

+ Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành phẩm như trong các qui trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn sản xuất.

1.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm

Kỳ tính giá thành là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm:

+ Hàng tháng ở những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. + Qúy hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp.

+ Khoảng thời gian theo từng thời vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp nông nghiệp.

+ Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc, và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng.

1.2.5 Tập hợp chi phí xây lắp 1.2.5.1 Chi phí nguyên vật liệu 1.2.5.1.1 Khái niệm

Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các khoản chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu sử dụng trong quá trình thi công cấu thành nên thực thể của sản phẩm như: gạch, cát, đá, đinh, kẽm,…

1.2.5.1.2 Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

14 - Phiếu chi, giấy báo nợ, …

1.2.5.1.3 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

- Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.

- Bên Có:

+ Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 – Gía vốn hàng bán.

+ Trị giá nguyên liệu vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. - Tài khoản không có số dư cuối kỳ.

1.2.5.1.4 Sổ sách kế toán

- Sổ chi tiết (theo dõi cho từng NVL,…) - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 621 1.2.5.1.5 Phương thức hạch toán 152 621

(Vật liệu thừa để sản xuất kỳ sau) (Xuất kho VL để SXTT)

(Vật liệu thừa hoàn trả kho)

() ()

111,112,113

(Vật liệu mua xuất thẳng sản xuất ) 133

Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

15 - Khi xuất nguyên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Có TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

- Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 141, 111, 112….

- Trường hợp số nguyên vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kì nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp

- Đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường hoặc hao hụt được tính ngay vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp

- Đối với các chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.

+ Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ hóa đơn và các chứng từ liên quan ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 111, 112….

+ Định kì, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên) và xuất hóa đơn GTGT để phân bổ chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác) Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

16 Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu (phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, công trình, hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ,..)

Nợ TK 154 – Kết chuyển chi phí trong định mức vào giá thành Nợ TK 631 – Gía thành sản phẩm (phương pháp kiểm kê định kỳ) Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán (phần vượt trên mức bình thường) Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

1.2.5.2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.2.5.2.1 Khái niệm

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lí của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

1.2.5.2.2 Chứng từ sử dụng

- Bảng thanh toán lương nhân công trực tiếp tham gia SXSP - Bảng trích các khoản theo lương, BHXH, …

1.2.5.2.3 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”

- Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.

- Bên Có:

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tk 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc vào bên nợ TK 631 “Gía thành sản xuất”

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

1.2.5.2.4 Sổ sách kế toán

- Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 622

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

17

1.2.5.2.5 Phương thức hạch toán

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.

Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khỏan khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 – Phải trả người lao động

Tính, trích bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp các khoản hỗ trợ( như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện..) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm , thực hiện dịch vụ( phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 – Chi phí phải trả

Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép , kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

622 334

335

338

(Trích các khoản theo lương) ( Tiền lương phải trả cho CNTTSX)

Tiền lương thực tế (Trích trước tiền lương nghỉ phép CNTTSX)

Nghỉ phép phát sinh

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

18 Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 – Phải trả người lao động

Đối với chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh + Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ hóa đơn và các chứng từ liên quan ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nguyên nhân công trực tiếp Có các TK 334, 111, 112….

+ Định kì, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên ) và xuất hóa đơn GTGT để phân bổ chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác ( chi tiết cho từng đối tác) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.

Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 hoặc bên nợ tài khoản 631 theo đối tượng tập hợp chi phí , ghi:

Nợ TK 154 – Kết chuyển chi phí trong định mức vào giá thành Nợ TK 631 – Gía thành sản phẩm ( phương pháp kiểm kê định kỳ) Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán (phần vượt trên mức bình thường) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

1.2.5.3 Chi phí sử dụng máy thi công 1.2.5.3.1 Khái niệm

Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy thi công và các khoản chi phí khác liên quan đến quá trình sử dụng máy thi công .

1.2.5.3.2 Chứng từ sử dụng

- Phiếu khấu hao TSCĐ - Hóa đơn mua vật liệu

1.2.5.3.3 Tài khoản sử dụng

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

19 - Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến các hoạt động của máy thi công( chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng,sửa chữa xe, máy thi công..). Chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công.

- Bên Có:

+ Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công vào bên Nợ TK 154” Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ”

+ Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào TK 632.

1.2.5.3.4 Sổ sách sử dụng

- Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 623

1.2.5.3.5 Phương pháp hạch toán

Hạch toán chi phí sử dụng xe máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng máy thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp:

Nếu tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng, thì công việc kế toán được tiến hành như sau:

+ Hạch toán chi phí liên quan tới hoạt động của đội xe, máy thi công, ghi: Nợ các TK 621,622,627

Có TK 111,112,331,334,214…

+ Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy và tính giá thành c axe, máy thực hiện trên TK 154” Chi phí sản xuất dở dang “ căn cứ vào giá thành ca máy( theo giá thực tế hoặc giá khoán nội bộ) cung cấp cho các đối tượng xây, lắp( công trình, hạng mục công trình), tùy theo phương thức tổ chức công tác kế toán và mối quan hệ giữa đội xe máy thi công với đơn vị xây lắp công trình để ghi sổ:

Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6328- Chi phí bằng tiền khác) Có TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang

Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:

Chương 1 Th.S Đoàn Thị Thùy Anh

20 Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nếu không tổ chức đội xe, máy thi công riêng, hoặc có tổ chức máy thi công, đội xe riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội thì toàn bộ chi phí tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành các công trình tại CÔNG TY TNHH GIA LONG VN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)