Trở thành kênh cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 92 - 93)

nền kinh tế

Bám sát quan điểm của Đảng Nhà nước ta về Chiến lược phát triển thị trường vốn trong 10 năm tới từ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và căn cứ trên định hướng tổng thể của Chính phủ đối với nền kinh tế Việt Nam, các quan điểm định hướng trọng tâm để phát triển thị trường vốn đáp ứng được mục tiêu trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế là:

Thứ nhất, đối với thể chế, cần tập trung xây dựng hệ thống Luật chứng khoán năm 2019 cùng các văn bản hướng dẫn có tính thực thi cao theo hướng thống nhất, đồng bộ. Gắn liền với đó là đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thúc đẩy các dự án tái cơ cấu nhằm hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn và tăng tính liên kết giữa thị trường vốn dài hạn với thị trường tiền tệ tín dụng, thị trường bảo hiểm.

Thứ hai, cấu trúc lại thị trường vốn theo đề án của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo hướng hiệu quả, hạn chế rủi ro và đáp ứng được các thông lệ quốc tế. Theo đó, cần cơ cấu lại các bộ phận thuộc thị trường vốn bao gồm: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường phái sinh theo lộ trình được định hướng quy định tại Thông tư số 57/2021/TT- BTC ngày 12/7/2021 do Bộ Tài chính ban hành (Quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác).

Thứ ba, cần củng cố và phát triển thị trường trái phiếu. Sở dĩ nói như vậy do, đối với trường hợp là các khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hay có những dự án đầu tư lớn vẫn chưa nghĩ đến việc sẽ thực hiện huy động vốn trên thị trường vốn. Bởi khi doanh nghiệp cần nguồn vốn đầu tư dài hạn thì kênh huy động vốn từ trái phiếu hiệu quả hơn thông qua cổ phiếu. Do đó, đối với trái phiếu doanh nghiệp cũng cần tập trung xây dựng thị trường thứ cấp, khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình trái phiếu để phù hợp với nhu cầu huy động vốn. Còn đối với thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục thúc đẩy phát triển theo phương thức đấu thầu, kéo dài kỳ hạn, giảm lãi suất và đa dạng hóa các sản phẩm.

84

Thứ tư, phát triển nhà đầu tư thông qua việc hình thành và họat động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chuyên nghiệp, để tập trung phát triển nhà đầu tư dài hạn. Chẳng hạn như nguồn tiền từ các quỹ hưu trí tự nguyện, các loại hình quỹ đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc thế có nhu cầu đầu tư các sản phẩm tài chính bền vững.

Thứ năm, để định hướng phát triển thị trường vốn trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế thì cần tập trung phát triển thị trường theo chiều sâu, nâng cao chất lượng. Cụ thể là nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm trái phiếu xanh; áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (có tên gọi tiếng anh là “International Accounting Standards – IAS”), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (có tên gọi tiếng anh là “International Financial Reporting Standards – IFRS”).

Thứ sáu, đẩy mạnh chuyển đổi số và thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động của thị trường vốn; đồng thời chủ động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu hệ thống công nghệ cao; đảm bảo an toàn, ổn định các giao dịch. Từ đó, tạo điều kiện triển khai các dịch vụ và các sản phẩm mới (như giao dịch trong ngày; giao dịch quyền mua, quyền bán…) và đảm bảo sự đồng bộ về giao dịch cũng như việc thanh toán sau giao dịch được thuận lợi, giúp cho các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian cũng như tăng tính thanh khoản của thị trường.

Qua đó, có thể nói thị trường vốn Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và sẽ trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho sự đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư nhân nói riêng, cũng như nền kinh tế nước nhà nói chung. Nối tiếp đà phát triển đó, sẽ góp phần quan trọng trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nợ công và hỗ trợ tái cấu trúc tổ chức tín dụng.

3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)