Một số giải pháp hoàn thiện về quyền miễn trừ quốc giatrong tư pháp quốc

Một phần của tài liệu Thanh Lan + Mỹ Linh (Trang 26)

Thông qua quá trình phân tích và tìm hiểu thông tin từ các quốc gia khác cũng như tham khảo và đúc kết kiến thức từ các tài liệu trong nước, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về quyền miễn trừ quốc tế đối với mặt pháp lý như sau:

Thứ nhất, các nhà làm luật cần cân nhắc và bổ sung quy định về quyền miễn trừ dành cho các quốc gia nước ngoài trong Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc nếu có thể, Việt Nam nên học hỏi các quốc gia khác mà soạn thảo và ban hành một văn bản pháp luật riêng dành cho quyền miễn trừ này dựa trên cơ sở thuyết miễn trừ tương đối. Điều này là vấn đề cực kỳ cần thiết và quan trọng tại thời điểm hiện nay, bởi lẽ, do chưa có văn bản pháp luật chính thức cũng như chưa có quy định nào thể hiện rõ ràng quan điểm của mình nên Việt Nam không thể hạn chế QMTQG với các quốc gia khác và đồng thời, Việt Nam cũng không thể hoàn toàn nhận được trọn vẹn QMTQG từ các quốc gia khác khi tham gia vào những QHDS có yếu tố nước ngoài. Theo xu hướng của thế giới, thuyết miễn trừ tương đối đã được thừa nhận khá rộng rãi từ các điều ước quốc tế, các văn bản pháp luật cho đến những thực tiễn xét xử của các nước, do đó, nếu Việt Nam không nhanh chóng soạn thảo và ban hành quy định về quyền miễn trừ này, nguy cơ cao phải đối mặt với việc đánh đổi lợi ích của quốc gia để có thể tiếp tục tham gia vào các QHDS có yếu tố nước ngoài.

Thứ hai, học hỏi theo những quốc gia khác như Liên hiệp Anh, Nhật Bản,... Việt

Nam có thể xem xét gia nhập vào Công ước UNJISP 2004 nhằm tạo cơ sở thuận lợi

giúp Việt Nam xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về QMTQG cũng như có thể

khắc phục những lỗ hổng còn thiếu sót của mình bởi vì Công ước này đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và được tất cả các quốc gia thành viên thống nhất trong phạm vi quốc tế. Ngoài ra, khi gia nhập vào Công ước, Việt Nam còn có thể dựa vào những cơ sở pháp lý vững chắc của công ước để giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự liên quan đến nước ngoài cũng như tạo dựng một bức tường kiên cố để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia. Do tính ràng buộc của Công ước đối với các nước thành viên nên các quy định sẽ được đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất và công bằng nhất. Bên cạnh

đó, việc tham gia vào công ước quốc tế chẳng những giúp cho vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao trên thị trường quốc tế mà còn góp phần nâng cao sự tín nhiệm của các quốc gia khác đối với Việt Nam khi Việt Nam tham gia vào các QHDS với nước họ.

Thứ ba, như đã đề cập, nội dung của QMTQG vẫn chưa được làm rõ nên các nhà làm luật cần cân nhắc bổ sung những quy định liên quan đến vấn đề này. Bởi lẽ, nếu không làm sáng tỏ sẽ dễ bị hiểu theo nhiều quan điểm khác và gây ra bất cập khi áp dụng vào thực tiễn, dẫn đến tình trạng lợi ích quốc gia không được bảo vệ chặt chẽ khi tham gia vào các QHDS mang yếu tố nước ngoài hoặc có thể bị các quốc gia khác lên án, khởi kiện với lý do không tôn trọng lợi ích đáng phải có của các quốc gia khác hoặc thậm chí là vi phạm nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia”.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, chủ quyền quốc gia và nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” là vô cùng quan trọng đối với một đất nước, bởi lẽ, nguyên tắc này chẳng những thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ mà còn đảm bảo lợi ích của các quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự với nước ngoài. Ở những giai đoạn đầu hình thành quyền miễn trừ quốc gia, lựa chọn của đa số các nước là thuyết miễn trừ tuyệt đối, tuy nhiên, sau quá trình giao thương kinh tế với nhau, các quốc gia trên dần có xu hướng gạt bỏ quan điểm cũ và lựa chọn quan điểm mới mẻ hơn - thuyết miễn trừ tương đối. Bởi lẽ, các nước nhận thấy không nên mở rộng tối đa phạm vi áp dụng mà thay vào đó, nên hạn chế một số trường hợp nhằm bảo vệ toàn vẹn lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, các công ước tiêu biểu quy định quy tắc chung về quyền miễn trừ quốc gia cần phải kể đến như Công ước của Hội đồng châu Âu về quyền miễn trừ quốc gia năm 1972 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004.

Là một đất nước đang không ngừng hội nhập quốc tế và tăng cường giao thương với các quốc gia khác, ngày nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng nổi bật cũng như trở thành một thị trường tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bất cứ sự việc nào cũng có hai mặt, càng có nhiều cơ hội thì cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ đối mặt với thử thách, khó khăn càng tăng cao. Theo đó, ở thời điểm hiện tại, thiếu sót lớn nhất của Việt Nam là vẫn chưa có văn bản pháp luật chính thức nào công nhận về quyền miễn trừ quốc gia, điều này khiến cho nước ta gặp không ít bất lợi khi tham gia vào các quan hệ dân sự ở nước ngoài. Nhìn nhận được vấn đề này, Việt Nam đã và đang điều chỉnh cũng như tiến hành nhiều biện pháp nhằm giải quyết, xử lý sự việc. Đây được đánh giá là một dấu hiệu đáng mừng, là bước tiến phát triển giúp Việt Nam ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU PHÁP LÝ

1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; 2. Canada SIA 1985;

3. Công ước Basel 1972; 4. Công ước UNJISP 2004; 5. Hiến chương Liên hợp quốc;

6. Nam Phi FSIA 198;

7. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

8. Singapore SIA 1979; 9. UK SIA 1978;

10.US FSIA 1976.

B. TÀI LIỆU KHÁC

1. Báo Nhân dân, “Tàu Cần Giờ bị giữ làm con tin ở Tanzania”,

https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/tau-can-gio-bi-giu-lam-con-tin-o- tanzania-589540/, truy cập ngày 11/05/2022;

2. Chí Long và Đào Minh, “Tòa án Tối cao Tanzania vi phạm luật pháp quốc tế”,

https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Toa-an-Toi-cao-Tanzania-vi-pham-luat- phap-quoc-te-i1694/, truy cập ngày 11/05/2022;

3. Đặng Ánh, “Chính phủ Nhật Bản công bố các ưu tiên về chính sách ngoại giao”,

https://baoninhbinh.org.vn/chinh-phu-nhat-ban-cong-bo-cac-uu-tien-ve-chinh- sach-ngoai/d20220117220010375.htm, truy cập ngày 11/05/2022;

4. Đức Trung, “Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 5 tháng năm 2022”,

https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=54235&idcm=188#:~:text=L %C5%A9y%20k%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BA%BFn%20ng%C3%A 0y%2020,%C4%91%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20ra%20n%C6%B0%E1 %BB%9Bc%20ngo%C3%A0i, truy cập ngày 11/05/2022;

5. GS. TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Tư pháp quốc tế của Khoa Luật, NXB. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.119-127;

6. Khánh Minh, “Việt Nam trong top thị trường đầu tư hấp dẫn nhất Đông Nam Á”, https://laodong.vn/kinh-te/viet-nam-trong-top-thi-truong-dau-tu-hap-dan-nhat- dong-nam-a-1032759.ldo, truy cập ngày 09/05/2022;

7. Khánh Vy, “Thu hút FDI 5 tháng, vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần vẫn

là trụ đỡ”, https://vneconomy.vn/thu-hut-fdi-5-thang-von-dieu-chinh-va-von- gop-mua-co-phan-van-la-tru-do.htm, truy cập ngày 11/05/2022;

8. Lê Minh Trường, “Quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam?

Vấn đề cải cách tư pháp”, https://luatminhkhue.vn/quyen-mien-tru-quoc-gia- trong-tu-phap-quoc-te-viet-nam.aspx, truy cập ngày 10/05/2022;

9. Lê Minh Trường, “Quyền miễn trừ tư pháp trong tư pháp quốc tế”,

https://luatminhkhue.vn/quyen-mien-tru-tu-phap-trong-tu-phap-quoc-te.aspx, truy cập ngày 09/05/2022;

10.Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thu Thủy về “Quyền miễn trừ tư pháp của

quốc gia trong tư pháp quốc tế”;

11.ThS. Bành Quốc Tuấn, “Quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 13(174)/Tháng 7/2010/, tr.14-15;

12.ThS. Lê Thị Nam Giang, “Tìm hiểu về quyền miễn trừ quốc gia trong quan hệ

quốc tế”,

http://www.phapluatsohuutritue.vn/index.php?option=com_content&view=arti

cle&id=135:quyenmientruqg&catid=55&Itemid=178, truy cập ngày

09/05/2022;

13.ThS. Lê Thị Nam Giang, “Tìm hiểu về quyền miễn trừ quốc gia trong quan hệ

quốc tế”,

http://www.phapluatsohuutritue.vn/index.php?option=com_content&view=arti

cle&id=135:quyenmientruqg&catid=55&Itemid=178, truy cập ngày

10/05/2022;

14.Trung tâm WTO và Hội nhập, “Tổng hợp các FTA Việt Nam tính đến tháng

01/2022”, https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-

15.VietNam+, “Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn với nhà đầu tư nước ngoài”, https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-la-diem-den-day-hua-hen-voi-nha-dau- tu-nuoc-ngoai/772173.vnp, truy cập ngày 09/05/2022;

16.Vietnam+, “Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn với nhà đầu tư nước ngoài”,

https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-la-diem-den-day-hua-hen-voi-nha-dau- tu-nuoc-ngoai/772173.vnp, truy cập ngày 11/05/2022.

Một phần của tài liệu Thanh Lan + Mỹ Linh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)