3.2.7.1. Giải pháp về đổi mới công nghệ và kỹ năng quản lý bất động sản và thị trường bất động sản
Trong xu thế phát triển hiện nay, bất kỳ cơ quan hay nhà quản lý nào cũng cần phải thay đổi, tích hợp công nghệ và kỹ năng quản lý để có thể quản lý và điều hành hiệu quả hệ thống quản lý của mình. Muốn làm đƣợc điều đó thì ngƣời lãnh đạo cơ quan quản lý và phát triển TTBĐS phải cập nhật đƣợc kỹ thuật quản lý của thế giới, đồng thời, dựa vào đặc điểm của đất nƣớc, địa bàn mà đƣa ra cơ chế phù hợp, hiệu quả. Trong công tác QLNN đối với TTBĐS thì việc quản lý, kiểm soát và xử lý đƣợc thông tin là khá quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, TTBĐS là lĩnh vực có khối lƣợng thông tin rất lớn liên quan đến nhiều góc độ khác nhau nhƣ: cơ chế, chính sách đất đai; chính sách kinh tế, tài chính; chế độ sở hữu tài sản; chính sách nhà, đất cho diện chính sách có công, ngƣời nghèo… Nhƣ vậy, để quản lý và kiểm soát hiệu quả TTBĐS thì phải nắm bắt các thông tin này kịp thời, nhanh chóng và xử lý tốt thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý.
Ngày nay, cả thế giới đang bƣớc vào kỷ nguyên của cách mạng thông tin và kỹ thuật số, nên việc điều hành và vận dụng các công nghệ, kỹ năng quản lý TTBĐS trên nền tảng tin học là hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trƣớc hết, Bình Định phải đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý BĐS dựa trên kỹ thuật thông tin địa lý toàn cầu (GIS) và hệ thống thông tin địa lý của Tỉnh. BĐS là một hàng hóa đặc biệt và có giá trị lớn nên nó phải đƣợc quản lý chi tiết, cụ thể đến từng thửa đất, căn nhà. Hệ thống thông tin BĐS này phải đƣợc phủ sóng và cập nhật trên khắp địa bàn của Tỉnh, hệ thống này phải đảm bảo đƣợc tính "mở" và "động". Thông tin này phải đƣợc mở rộng cho mọi nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh, cũng nhƣ các nhu cầu ăn ở, kinh doanh của nhân dân; nó phải đƣợc liên thông rộng rãi và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.
Mặt khác, con ngƣời là yếu tố quan trọng bậc nhất nên Tỉnh cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý thông tin BĐS cũng nhƣ TTBĐS có đủ khả năng kỹ thuật và các kỹ năng quản lý hiện đại, thông dụng trên thế giới ngày nay. Đây là giải pháp lâu dài, nhƣng cần thực hiện theo lộ trình và bƣớc đi vững chắc
3.2.7.2. Tổ chức, xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLNN đối với lĩnh vực BĐS
Trong thực trạng quản lý hiện nay, mảng đất đai thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng, mảng nhà ở thì do Bộ Xây dựng quản lý; xuống đến cấp Tỉnh thì có Sở Tài nguyên - Môi trƣờng và Sở Xây dựng. Nhìn chung, tổ chức quản lý BĐS ở hai Sở này đƣợc hình thành bởi ba khối: Khối cơ quan QLNN chung, khối đơn vị sự nghiệp, khối sản xuất kinh doanh. Do vậy, công việc nhiều khi chồng chéo, có công việc hiện chƣa rõ cơ quan nào, khối nào quản lý… Vì vậy, về lâu dài cần tách biệt các chức năng quản lý và hoạt động của từng khối. Chính phủ cùng các Bộ và tỉnh cần nghiên cứu để lập ra một cơ quan chuyên trách "Quản lý và phát triển TTBĐS". Cơ quan này chịu trách nhiệm trƣớc Tỉnh và Chính phủ về tình hình hoạt động cũng nhƣ hiệu quả của TTBĐS. ở cấp Trung ƣơng cũng lập một cơ quan hay ủy ban Quản lý TTBĐS tƣơng tự nhƣ ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc.
Tiếp đó, cần đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi và xây dựng cơ chế phân quyền hợp lý gồm phân quyền theo chức năng kỹ thuật và phân quyền theo lãnh thổ, địa bàn. Nhƣ vậy, ở Tỉnh cần có một cơ quan quản lý TTBĐS chuyên trách, tƣ vấn, tham mƣu cho UBND Tỉnh các phƣơng pháp phát triển TTBĐS trên địa bàn cũng nhƣ việc quản lý các Sàn giao dịch BĐS, Trung tâm giao dịch BĐS. Đây cũng là cơ quan chủ yếu phối hợp với các sở ngành khác của Tỉnh để phối hợp quản lý và phát triển TTBĐS. Cơ quan này cũng triển khai hƣớng dẫn các UBND cấp quận, huyện thực hiện các chính sách về đất đai, BĐS và công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với lĩnh vực này.
Một giải pháp quan trọng khác gắn với bộ máy tổ chức quản lý đó là phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công và dịch vụ công đối với lĩnh vực BĐS. Yêu cầu quan trọng của giải pháp này là phải phân biệt rõ ràng đâu là các hoạt động hành chính công quyền, đâu là hoạt động dịch vụ hành chính công (hay còn gọi là dịch vụ công). Nhƣ vậy, là bộ máy quản lý lĩnh vực BĐS nói chung, ngoài chức năng QLNN, còn có chức năng phục vụ trực tiếp nhu
cầu liên quan tới BĐS của ngƣời dân và thu tiền dịch vụ ấy.
BĐS là những tài sản có giá trị lớn vì vậy các chứng thƣ liên quan đến nó đều rất quan trọng. Thời gian qua, công tác xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất còn quá nhiêu khê, rƣờm rà và chậm chạp; do vậy chúng ta cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hƣớng hoạt động hành chính công và dịch vụ công đi vào quỹ đạo "một cửa, một dấu" đơn giản, hiệu quả hơn