Bài học kinh nghiệm cho huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 37)

nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghiên cứu về công tác ĐTN cho LĐNT ở một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Định, và một số địa phƣơng của nƣớc ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nhƣ sau:

Một là, ĐTN nói chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng không thể thiếu vai trò hỗ trợ QLNN, cần phải có sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị ở địa phƣơng. Thực tế cho thấy, địa phƣơng nào có sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, địa phƣơng nào công tác ĐTN đƣợc quan tâm toàn diện từ cơ sở vật chất đến hệ thống tổ chức dạy nghề và đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho ngƣời lao động thì hiệu quả của ĐTN đƣợc nâng cao.

Hai là, để nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT cần XHH trên tất cả các mặt; cần lựa chọn các tổ chức ĐTN phù hợp với yêu cầu và đặc điểm ĐTN cho LĐNT, trong đó chú trọng ĐTN tại chỗ và của các tổ chức khuyển nông, lâm, ngƣ và các tổ chức ĐTN ngay tại địa phƣơng.

Ba là, ĐTN cho LĐNT phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời, dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của ngƣời dân chứ không phải là các hoạt động có tính phong

trào, nhất thời. Đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần khảo sát nhu cầu học nghề của đối tƣợng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tƣợng để tổ chức các khoá đào tạo phù hơp. Do đặc thù của sản xuất ở nông thôn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động) nên một số đối tƣợng chỉ có thể tham gia đƣợc các khoá đào tạo ngắn hạn, nhƣng cũng có nhóm đối tƣợng (ví dụ, từ 16 - 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần thiết phải phân các nhóm đối tƣợng trên trình độ học vấn. Đối với những ngƣời có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn. Ngƣợc lại, đối với những ngƣời có học vấn cao hơn (THCS, THPT) có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độ trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.

Đối với nhóm đối tƣợng nông dân đào tạo có thể làm nông nghiệp hiện tại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngƣời nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khóa đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm của ngƣời nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của ngƣời dân để tổ chức khóa học cho phù hợp. Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp, các khóa học nên đƣợc tổ chức gắn với thời kỳ sinh trƣởng của vật nuôi, cây trồng. Điều này, đòi hỏi việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chƣơng trình đào tạo, hình thức đào tạo, phƣơng thức đào tạo, phƣơng pháp truyền đạt.

Nhƣ vậy, ĐTN cho LĐNT có thể đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ dạy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các tập đoàn, tổng công ty; dạy nghề lƣu động (tại xã, thôn); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề. Phƣơng thức đào tạo cũng cần phải đa dạng hoá, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng và điêu kiện của tùng vùng, nhƣ đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghể nghiệp (trung tâm dạy nghề, trƣờng trung cấp, cao đẳng nghề, các trƣờng

khác có tham gia dạy nghề); ĐTN lƣu động cho nông dân làm nông nghiệp hiện đại tại các làng, xã, thôn; dạy nghề tại nơi sản xuất, tại hiện trƣờng.

Cần tổ chức đào tạo thí điểm cho các nhóm đối tƣợng, với hình thức và phƣơng thức đào tạo khác nhau để tìm ra đƣợc những mô hình đào tạo phù hợp nhất đối với các nhóm đối tƣợng LĐNT khác nhau. Nói cách khác, cần đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của từng đối tƣợng học nghề ở nông thôn, làm tăng nguồn cung cho đào tạo, tạo sức hấp dẫn đối với ngƣời học và đặc biệt đáp ứng yêu cầu thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động.

Bốn là, ĐTN cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng NTM. Mục tiêu của ĐTN cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm đƣợc việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn). Đây là vấn đề cốt lõi đối với ĐTN cho LĐNT, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp. Nếu không gắn đƣợc với việc làm thì ngƣời nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình ĐTN rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác, có thể tạo cơ hội cho ngƣời học đƣợc tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc đƣợc ngay với nghề nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì ĐTN đạt đƣợc kết quả tích cực, LĐNT có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của họ đƣợc nâng lên, đạt kết quả giảm nghèo bền vững.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chƣơng 1, tác giả đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT bao gồm phân tích cơ sở lý luận về đào tạo nghề, lao động nông thôn, QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT. Đi sâu vào nghiên cứu sự cần thiết, nội dung QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phƣơng nhƣ thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn về QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT và rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến quản lý nhà nước cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Huyện Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên 680,49 km2, đất nông nghiệp 383,64 km2

; Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã, 02 thị trấn Ngô Mây và Cát Tiến; có 5 xã miền núi, 6 xã bãi ngang ven biển (trong đó có 3 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn mới hoàn thành chƣơng trình năm 2020). Toàn huyện đƣợc phân chia thành 117 thôn, khu phố. Dân số toàn huyện có 213.978 nhân khẩu, trong đó có 125.985 ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (trong đó 114.129 ngƣời có việc làm).

Đặc điểm địa hình của huyện tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông, địa giới hành chính các xã, thị trấn nằm thu hẹp theo bề ngang bắc nam. Phía tây của huyện là vùng núi rìa phía đông của dãy Trƣờng Sơn chạy dọc tới dãy núi Bà vƣơn ra sát biển, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp. Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, trồng rừng; ngoài ra còn có các vùng đầm ven biển thuộc Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành.

Về sông ngòi, đáng kể nhất là sông Đại An (thuộc hệ sông Côn) nối từ Cát Tƣờng, Cát Nhơn đến Cát Chánh rồi đổ ra Đầm Thị Nại. Sông La Tinh bắt nguồn

từ Hội Sơn, đổ ra đầm Đề Gi, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Phù Cát với huyện Phù Mỹ. Về đầm nƣớc lợ có đầm Đạm Thủy với diện tích 1.600 ha, tại đây có hệ sinh thái đầm phá ven biển tiêu biểu. Đầm Đạm Thủy nối thông biển qua cửa Đề Gi, tạo nên cảng biển có giá trị.

Danh thắng của Phù Cát rất đa dạng, trong đó phải kể đến các suối nƣớc khoáng Hội Vân, xã Cát Hiệp; suối khoáng Chánh Thắng, xã Cát Thành. Dãy núi Bà là danh lam thắng cảnh nằm ở phía Đông Nam của huyện với nhiều hang động ẩn trong lòng núi, có Hòn Vọng phu, Hòn Chuông. Rải dọc theo dãy núi Bà có nhiều ngôi chùa cổ nhƣ chùa Tịnh Lâm, chùa Linh Phong, …

Các bãi biển chạy dài từ xã Cát Chánh đến Cát Khánh, với các bãi Trung Lƣơng, Vĩnh Hội, Tân Thắng, Chánh Oai, Đề Gi,… Ngoài ra, Phù Cát cũng là nơi hình thành và phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng nhƣ: làng dệt chiếu thôn Phú Hậu xã Cát Tiến và thôn Chánh Hậu, xã Cát Chánh, làng bánh tráng và nón ngựa thôn Phú Gia, xã Cát Tƣờng…Do đặc điểm của địa hình mà nơi đây cũng tập trung nhiều nguồn khoáng sản lớn và phong phú, trong đó phải kể đến: Mỏ titan (Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải), các nguồn cát trắng, cao lanh; nƣớc khoáng, đá ong, đá granite,…

Hệ thống giao thông Phù Cát đa dạng, rải khắp toàn huyện, bao gồm: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Về đƣờng bộ, có Quốc lộ 1 đi ngang qua trung tâm huyện; các tuyến đƣờng Tây tỉnh, tuyến ven biển ĐT 639, các tuyến ĐT 633, 634 và 635 nối thông các xã từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, kết nối hệ thống đƣờng liên xã, liên thôn. Tuyến đƣờng sắt với 2 ga chính là ga Phù Cát và Khánh Phƣớc. Đƣờng hàng hải, với cảng biển neo đậu tàu thuyền Đề Gi, đây chính là nơi giao thƣơng trong và ngoài nƣớc của huyện. Đƣờng hàng không có sân bay Phù Cát, cách huyện lỵ 6 km, là một trong những sân bay lớn của cả nƣớc với Cảng Hàng không dân dụng phục vụ các lƣợt khách đến và đi.

nhiên nhƣ: Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (từ tháng 3 đến tháng 8); mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 12). Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mƣa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 25OC. Lƣợng mƣa trung bình năm trên 2.000 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau (chiếm 70 - 80% lƣợng mƣa cả năm). Tổng lƣợng bức xạ lớn thuận lợi cho việc phơi sấy; sử dụng năng lƣợng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, làm muối và sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng lúa, cây ngắn ngày;

Với những đặc điểm tự nhiên này, Phù Cát có thuận lợi lớn trong phát triển KT-XH trên nhiều lĩnh vực nhƣ: công nghiệp, dịch vụ, kinh tế nông lâm ngƣ nghiệp, … Tất cả các ngành kinh tế này phát triển sẽ thu hút một lƣợng lớn lao động qua đào tạo nghề, đây là điều kiện để Phù Cát cần đẩy mạnh công tác QLNN về đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho LĐNT nhằm tạo nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển KT - XH.

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến quản lý nhà nước cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Phù Cát là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Định và miền Trung. Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Phù Cát đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Từ một huyện có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, Phù Cát đã từng bƣớc đạt đƣợc những thành tựu nổi bật, có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện tốt chính sách việc làm cho lao động tại điạ phƣơng.

Nền kinh tế của huyện Phù Cát những năm gần đây đã có bƣớc tăng trƣởng cao: Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 13,72%, vƣợt 1,73% so với Nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng: Ƣớc thực hiện năm 2020, tỷ trọng nông lâm thủy sản chiếm 24,02%, giảm

1,16%; công nghiệp - xây dựng 27,46%, tăng 0,41%; thƣơng mại - dịch vụ 48,52%, tăng 0,75% so với Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 46,8 triệu đồng/năm, vƣợt 4,8 triệu đồng so Nghị quyết, tăng 13,8 triệu đồng so với năm 2015.

Sự phát triển về công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ trên địa bàn huyện đã thu hút các nhà đầu tƣ vào thị trƣờng tạo nên sự đa dạng về ngành nghề sản xuất và hình thành những nhu cầu lớn về lao động trong các lĩnh vực kinh tế. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải có chính sách đầu tƣ đúng và kịp thời để đảm bảo nguồn cung lao động cho thị trƣờng. Ngoài ra, với cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch sang hƣớng công nghiệp hiện đại nhƣ hiện nay, diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp, một bộ phận lao động không nhỏ trong các lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp bị mất việc làm, một số lao động khác thì phải qua đào tạo lại để chuyển dịch sang ngành nghề mới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa mang lại hiệu quả cao về kinh tế nhƣng cũng làm cho xã hội đứng trƣớc thực trạng phải tổ chức tốt việc đào tạo số lƣợng lao động này nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả, tạo cơ hội tìm việc làm mới, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm tệ nạn xã hội.

Huyện Phù Cát có 02 thị trấn, 16 xã; có 5 xã miền núi, 6 xã bãi ngang ven biển. Trung tâm hành chính của huyện nằm ở thị trấn Ngô Mây. Diện tích và mật độ dân số giữa các địa phƣơng trong huyện phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung đông dân cƣ về đồng bằng và nơi có kinh tế phát triển ở vùng đồng bằng, còn lại sinh sống thƣa thớt ở các xã miền núi. Chính vì vậy, đã gây khó khăn không nhỏ cho các trƣờng dạy nghề trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia học nghề và tổ chức đào tạo nghề cho số lao động có nhu cầu học tại địa phƣơng.

Dân số toàn huyện có 213.978 nhân khẩu, trong đó có 125.985 ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (trong đó 114.129 người có việc làm) có 02 cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề (Trung tâm GDNN-GDTX và Trường cao đẳng nghề nông lâm trung bộ); có 2.070 hộ

nghèo với 6.200 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 3,81% và 4.474 hộ cận nghèo với 16.035 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 8,23%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 44 triệu đồng/năm/ngƣời (số liệu điều tra, rà soát cuối năm 2019).

Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ khá cao, điều này cho thấy: huyện có tỷ lệ dân số trẻ hay còn gọi là dân số vàng, chứng tỏ nguồn nhân lực lao động của huyện khá dồi dào. Đây là độ tuổi dễ học tập để

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)