Nghĩa và bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị tư tưởng cải cách của hồ quý ly (Trang 27 - 30)

Nhà tư tưởng Hồ Quý Ly với chủ trương pháp trị trong điều hành quản lý đất nước. Đây là tư tưởng mới, tiên phong trong hệ tư tưởng phong kiến thời nhà Trần đang trong buổi suy tàn. Mặc dù có cách cải cách tiến bộ trong mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, xã hội, kinh tế, văn hoá… mà đỉnh cao là việc chiếm ngôi vua Trần năm 1400, nhưng tư tưởng này cũng chỉ tồn tại trong xã hội một thời gian không lâu (1400 - 1407). Những điều kiện khách

quan và chủ quan hình thành tư tưởng việc tồn tại và thất bại trong thực tế của tư tưởng trị quốc của Hồ Quý Ly đã được nêu ở các phần trên, việc quan trọng là rút ra các bài học cho thời đại chúng ta, trong công cuộc đổi mới hiện đại hoá tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Sự phát triển của xã hội là không ngừng, cần có cái mới để thay đổi các cũ đã lỗi thời. Hồ Quý Ly đã có những tư tưởng tiến bộ trong lòng xã hội nhà Trần đang trong thời suy vong. Nhưng chính những tư tưởng tiến bộ này cũng là nguyên nhân cho sự diệt vong của nhà Hồ, nước nhà bị đô hộ bởi nhà Minh. Khi mà nhà Trần với nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử, tư tưởng Nho giáo (Khổng Tử) vẫn còn có ảnh hưởng rất nặng nề trong đời sống xã hội thì việc đối đầu với các hiện thực đó là bứơc đi chưa khôn ngoan của nhà Hồ. Những tư tưởng (Pháp trị) của Hồ Quý Ly chỉ được phát triển tốt đẹp khi được xã hội chấp nhận, và từng bước đi của nó phải phù hợp với xu thế thời đại.

Thực tiễn cho thấy, khi thực dân Pháp đô hộ nước ta chúng không bỏ hệ thống phong kiến aljc hậu của triều Nguyễn mà lợi dụng lực lượng này để làm đối trọng với phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân, phục vụ đắc lực trong công cuộc bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp. Ngoài ra thông qua lũ bù nhìn phong kiến này thực dân Pháp tuyên truyền tư tưởng văn hoá Pháp và nô dịch nhân dân ta bằng chế độ, tư tưởng thực dân – đế quốc.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới nhân dân ta, Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin áp dụng cụ thể vào thực tế của Việt Nam cho phù hợp thực tiễn.

Qua bài học của nhà Hồ, mặc dù chiếm được ngôi vua, có hệ tư tưởng và cải cách tiến bộ nhưng vẫn bị mất nước vào tay nhà Minh mà nguyên nhân cơ bản trjưc tiếp là không được lòng dân, dân không phục và không cùng với nhà Hồ chống lại hoạ ngoại xâm.

Về quá khứ, khi mà sức mạnh của giặc Nguyên mông được coi là vô địch thì bằng tài lãnh đạo cũng như sự đoàn kết đồng lòng của cả dân tộc thì nhà Trần đã làm nên ba cuộc đại thắng lẫy lừng trước quân xâm lược hung bạo.

Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng kết hợp sức mạnh của cả dân tộc, nhân dân ta đã có cuộc cách mạng tháng Tám thành công, một Điện Biên Phủ rung chuyển địa cầu, một thắng lợi mùa xuân 1975 đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào thống nhất đất nước.

Trong công cuộc cải cách, đổi mới phát triển kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhất quán tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng vào thực tế cách mạng Việt Nam, theo công đường, tư tưởng Hồ Chí Minh đã vạch ra cho dân tộc, nhân dân Việt Nam trong chặng đường lịch sử hiện nay. Đó là dùng sức mạnh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vượt qua mọi thử thách to lớn của dân tộc và thời đại.

Từ nhà nước của dân, do dân, vì dân phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc mà nhân dân ta đạt được những thành tựu (kinh tế, xã hội) to lớn như ngày nay. Thực tiễn cho thấy những mất ổn định về chính trị, xã hội phần thì do những chủ trương chính sách của ta có thể còn duy ý trí, xa rời thực tế hay công tác triển khai tại địa phương bị hiểu lệch lạc để mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ cá nhân dẫn tới các biểu hiện tham ô, lãng phí…

Do vậy các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cần phải được tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” kết hợp với tinh thần đại đoàn kết dân tộc thì nhất định công cuộc đổi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta sẽ thành công tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị tư tưởng cải cách của hồ quý ly (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w