Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa trang

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa trang phục người Việt Nam (Trang 26 - 31)

truyền thống Việt Nam

5.1. Thực trạng văn hóa trang phục truyền thống Việt Nam

Gắn với lịch sử phát triển của mỗi dân tộc, cùng với tiếng nói, chữ viết thì trang phục luôn là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa. Theo thời gian, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trang phục truyền thống dân tộc đã có một số thay đổi để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, đang xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại có thể dẫn tới nguy cơ biến dạng, mai một, thậm chí mất đi những nét đặc sắc riêng vốn có của trang phục truyền thống.

Lâu nay, chúng ta vẫn trân trọng, tôn vinh chiếc áo dài như là một biểu tượng cho văn hóa và tâm hồn người Việt. Song, bộ trang phục này cũng đã bị một số nhà thiết kế làm cho biến dạng, trở thành những sản phẩm thiếu thẩm mỹ, thậm chí lố lăng. Phổ biến nhất là tình trạng cắt xén táo bạo, biến trang phục nền nã, kín đáo trở thành một bộ cánh để khoe thân với phần cổ được khoét sâu, eo xẻ cao, tay áo bị cụt, thậm chí không có. Cá biệt, có những nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu vải

trong suốt để dựng nên chiếc áo dài "mặc cũng như không" hoặc xuất hiện những hình ảnh hoa văn, phụ tiết được đặt không đúng vị trí của tà áo, gây phản cảm; hay áo dài lại được ghép đôi với quần sooc, quần âu, tất lưới gợi cảm... làm cho không ít người phẫn nộ với cách hành xử phản văn hóa nêu trên.

Tương tự, việc lạm dụng áo yếm, áo tứ thân, áo bà ba để khoe thân, hoặc làm biến dạng các bộ váy truyền thống của người Thái, Tày, Mường, Dao... thành những sản phẩm thời trang lai căng, kệch cỡm cũng vấp phải sự phản ứng của cộng đồng. Cách đây không lâu, việc một số nghệ sĩ sử dụng khăn Piêu để làm "khố" trong một tiết mục biểu diễn cũng đã khiến các nhà nghiên cứu văn hóa và dư luận rất bất bình. Có thể thấy, đâu đó đang tồn tại một khoảng trống rất đáng lo ngại trong cung cách ứng xử tùy tiện của một số người với trang phục truyền thống dân tộc. Đặc biẹt, trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các bộ trang phục này cũng được cải biên, cách điệu để phù hợp với sân khấu như tối giản họa tiết, phụ kiện, thay thế chất liệu thích hợp... Nhiều trường hợp, có khi vì thiếu tư liệu gốc hoặc ẩu mà nhiều trang phục truyền thống trình diễn trên sân khấu lại theo lối phô trương, lòe loẹt, thiếu thẩm mỹ, sai lạc về bản sắc dẫn đến những ngộ nhận, nhầm lẫn của công chúng về trang phục của các thế hệ trước. Mặt khác, những năm gần đây nổi lên thái độ ứng xử với trang phục truyền thống qua việc làm mới, cách tân, cải biên làm biến dạng các trang phục truyền thống.

Trang phục truyền thống có vai trò như chỉ dấu văn hóa riêng cho mỗi dân tộc, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhưng khi bản sắc văn hóa trong trang phục bị phai nhạt, biến dạng, thậm chí bị khước từ khỏi đời sống sẽ là hồi chuông báo động về nguy cơ xa rời các giá trị truyền thống, đánh mất cội nguồn văn hóa.

Thứ nhất, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống. Ðặc biệt, đối với các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nội dung nêu trên cần được xem như nhiệm vụ quan trọng nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc gắn liền với quá trình thực hiện chủ trương của Ðảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ðó là trách nhiệm, cần sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt của chính quyền, hệ thống chính trị ở các địa phương.

Thứ hai, cần quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về trang phục truyền thống dân tộc, gắn liền tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh trang phục truyền thống. Tăng cường tổ chức các hoạt động hằng năm ở cộng đồng như lễ hội văn hóa, du lịch, hội thi trang phục dân tộc… Hoặc tại nhiều tỉnh thành và các trường đại học có những câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa truyền thống, khuyến khích hội viên mặc trang phục dân tộc. Bên cạnh đó cũng đã có một số địa phương đưa việc mặc trang phục truyền thống một số ngày trong tuần thành quy định của trường học, giúp giới trẻ tự tin, tự hào với trang phục truyền thống của dân tộc.

Thứ ba, khi công tác bảo tồn, phục dựng các lễ hội gắn liền nhu cầu mặc trang phục truyền thống đi chơi, dự hội, biểu diễn của quần chúng tăng lên đòi hỏi chính quyền, cơ quan chức năng phải chú trọng bảo tồn nghề dệt, may, thêu trang phục truyền thống.

Tóm lại, để trang phục truyền thống có chỗ đứng xứng đáng trong sinh hoạt của cộng đồng thì bên cạnh những kế hoạch, chính sách bài bản, khoa học và các giải pháp khả thi từ phía cơ quan chức năng thì rất cần sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt thành của cả cộng đồng. Trước hết là việc chính mỗi cộng đồng dân tộc cần chủ động và tự giác coi việc gìn giữ, phát triển trang phục truyền thống của dân tộc mình là việc phải làm cho hiện tại và tương lai. Chỉ khi mỗi cá nhân cho tới cả cộng đồng nhận thức đúng đắn, tự giác trong ứng xử với trang phục truyền thống thì giá

trị văn hóa đặc sắc về trang phục mới được tôn vinh và có vị trí xứng đáng trong đời sống xã hội, góp phần vun đắp và gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc.

KẾT LUẬN

Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay. Ta có thể thấy, trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước.

Trải qua quãng thời gian dài phát triển cùng lịch sử, văn hóa trang phục người Việt đã không ngừng phát triển và đổi mới bởi nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, quá trình nhập thân văn hóa này đòi hỏi mỗi chúng ta vẫn phải giữ gìn nét đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc mình, nhưng đồng thời cũng cần biết tôn trọng cái khác biệt trong văn hóa mặc của dân tộc khác. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng văn hóa trang phục khác nhau, mỗi bộ trang phục tựa như chứng minh thư tâm lý của từng dân tộc, giúp chúng ta phân biệt văn hóa dân tộc này với văn hóa dân tộc khác. Do đó, trang phục, là đối tượng của thị giác, một trong hai giác quan mà Các Mác cho rằng, nó dễ cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế, phải là một biểu hiện bên ngoài của một nội dung bên trong mang đầy đủ những chuẩn mực lành mạnh, hài hòa, thanh lịch, thực tiễn...

Từ việc tìm hiểu trang phục của những người Việt truyền thống đến trang phục dân tộc Việt ngày nay và trang phục của các tổ chức chung trong xã hội Việt Nam, chúng ta thấy rõ sự tiếp nối vững vàng giữa truyền thống và hiện đại, trong điều kiện giao lưu văn hóa đa dạng và thường xuyên đã có những sự sáng tạo nhuần nhị và cởi mở giữa tính dân tộc và tính quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh: Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.Thế giới, H.2015

2. Nguyễn Dương: Ngàn năm sóng lụa tằm tơ, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2020

3. Trần Quang Đức: Ngàn năm áo mũ, Nxb.Thế giới, H.2021

4. Đặng Lê Nam Hải: Giữ gìn trang phục truyền thống, Báo điện tử Nhân dân, 2019

5. Bảo Hân: Gìn giữ nét văn hóa truyền thống qua trang phục, Báo điện từ Thái Nguyên, 2019.

6. TS Nguyễn Thị Hồng: Đề tài khoa học – Cơ sở văn hóa Việt Nam, H.2016.

7. TS Nguyễn Thị Hồng: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, Nxb.Lao động, H.2015.

8. PGS, VS Trần Ngọc Thêm: Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb.Giáo dục, H.1999.

9. PGS, TS Phạm Ngọc Trung: Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb.Hà Nội, H.2013.

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn hóa trang phục người Việt Nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w