tháng đáo hạn. Bộ mã hợp đồng được niêm yết phải đảm bảo có các tháng đáo hạn là 3 tháng gần nhất theo chu kỳ quý (với tháng theo chu kỳ quý là tháng 3,tháng 6, tháng 9 và tháng 12)
Ví dụ:
Tại thời điểm tháng 6-2017, SGD sẽ niêm yết bộ mã hợp đồng tương lai trái phiếu bao gồm các tháng đáo hạn sau: 6-2017, tháng 9-2017 và tháng 12-2017 (3 tháng gần nhất theo chu kỳ quý)
Nếu không có đúng trái phiếu để giao thì tôi có được phép dùng trái phiếu khác không?
Trường hợp NĐT không có đúng loại trái phiếu để giao, có thể sử dụng trái phiếu khác để giao nhưng đảm bảo trái phiếu dùng để giao phải là một trong các trái phiếu đủ điều kiện trong rổ trái phiếu giao hàng do SGDCK quy định.
Hệ số chuyển đổi là gì? Được dùng làm gì?
Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ cho phép người bán thực hiện nghĩa vụ chuyển giao bằng một trong số các mã trái phiếu đáp ứng tiêu chuẩn thanh toán hợp đồng. Giá của các trái phiếu thanh toán này được tính toán bằng cách sử dụng hệ số chuyển đổi (Conversion factor). Về bản chất, hệ số chuyển đổi là tỷ lệ hoán đổi giữa trái phiếu giả định của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ với trái phiếu thanh toán (có cùng mệnh giá) tại ngày chuyển giao vật chất. Theo đó, giá của trái phiếu thanh toán sẽ được xác định tại mức lợi suất bằng với mức lãi suất danh nghĩa của trái phiếu giả định đó.
Ví dụ:
Hệ số chuyển đổi = 1,24 nghĩa là 1 trái phiếu thanh toán được quy đổi bằng 1,24 trái phiếu giả định tại ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng.
26
Sở GDCK Hà Nội có sử dụng cơ chế khớp lệnh như trên thị trường cổ phiếu không?
Cơ chế khớp lệnh đối với thị trường chứng khoán phái sinh tương tự như trên thị trường cổ phiếu: ưu tiên về giá và thời gian.
• Ưu tiên về giá: lệnh đặt bán với mức giá thấp hơn hoặc lệnh đặt mua với mức giá cao hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước;
• Ưu tiên về thời gian: các lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Các loại lệnh được sử dụng khi giao dịch HĐTL?