Những vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học nông thôn (P1) (Trang 26 - 28)

3.1 Vấn đề dân số, việc làm và sự di cư

Như chúng ta đã biết dân số và lao động nông thôn tiếp tục tăng ở mức cao dẫn đến hệ quả là diện tắch canh tác ngày càng giảm và tình trạng thiếu việc làm là phổ biến. Vào lúc nông nhàn, có đến hàng chục vạn lao động từ các vùng nông thôn đổ xô vào thành phố để tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, dòng di cư nông thôn - nông thôn, nhất là di cư tự phát đã gây xáo trộn về mặt cơ cấu dân cư, môi sinh, an ninh và trật tự xã hội. Các dòng di cư nông thôn - đô thị, nông thôn - nông thôn không những là vấn đề kinh tế xã hội phức tạp mà còn là vấn đề văn hóa, ở đó các giao lưu văn hóa được gia tăng, đem lại hệ quả văn hóa rất khó kiểm soát.

3.2. Vấn đề quan hệ trao đổi qua lại

Một điểm cần chú ý là mối quan hệ qua lại của nông thôn với đô thị và xã hội tổng thể được thể hiện ở các mặt sau đây:

- Quan hệ trao đổi các lợi ắch vật chất: Thông qua việc trao đổi các sản phẩm vật chất, những nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng,... Phương thức trao đổi theo nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động sản xuất và trao đổi diễn ra rất đa dạng và phong phú.

- Trao đổi các dịch vụ xã hội: Dịch vụ xã hội là sản phẩm đặc thù của lao động xã hội, là hoạt động không mang các hình thái vật chất, nó chỉ thể hiện ra trong sự cải tạo các đặc tắnh, hình thức hay sự bố trắ trong không gian của vật thể hay chủ thể. Giữa nông thôn và đô thị luôn diễn ra sự trao đổi các dịch vụ xã hội, tạo thành những loại hình dịch vụ đặc thù như dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ đời sống, báo chắ thông tin,... Trong đó dịch vụ phục vụ nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống nông thôn.

- Trao đổi thông tin: Đó là quá trình áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc trao đổi các tin tức của đời sống xã hội, thường có các kiểu và hình thức trao đổi sau đây:

+ Thông tin qua điện thoại.

+ Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chắ, đài, vô tuyến...

+ Thông tin qua sách báo, ấn phẩm.

+ Thông tin qua hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã.

- Trao đổi những giá trị được tạo ra, gồm: Trao đổi các giá trị vật chất, trao đổi lao động, trao đổi dân cư,...

Để nghiên cứu những vấn đề như vậy cần có các khảo cứu xã hội học về từng lĩnh vực nhằm khắc họa được chân dung của hệ thống các quan hệ qua lại giữa nông thôn và thành thị, giải thắch được nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động đến các quan hệ ở mức vĩ mô này.

3.3. Vấn đề phân cực giàu nghèo và việc làm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện nay trong xã hội nông thôn nổi lên những vấn đề sau đây:

- Tỷ lệ nghèo đói cao, hiện nay còn khoảng 30 triệu người, chiếm 37% dân số, 90% vùng nông thôn, sinh sống bằng nghề nông và có trình độ giáo dục thấp. Theo số liệu thống kê, năm 2006 tỷ lệ nghèo chung cả nước là 16% thì vùng nông thôn là 20,4%, thành thị là 3,9%. Các vùng có tỷ lệ nghèo chung cao là: Tây Bắc (49%), Bắc Trung Bộ (29,1%), Tây Nguyên (28,6%), Đông Bắc (25%),...

Chênh lệch giữa người giàu và nghèo trong cùng một vùng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm 2006, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất bình quân chung cả nước là 8,4 lần, ở tỉnh Cao Bằng là 8,8 lần, Đắc Nông: 8,8 lần, Quảng Ninh: 7,9 lần, Nam Định: 5,4 lần, Thái Bình: 5,6 lần, Hải Dương: 5,6 lần,...

- Thiếu nước sinh hoạt: Hiện nay cả nước mới chỉ có 9% số hộ có nước sinh hoạt an toàn;

- Tỷ lệ thất nghiệp cao: Nông nghiệp chiếm 32% GDP, 75% lao động xã hội, 80% dân số sống ở nông thôn và nông nghiệp chiếm đa số nguồn lực. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn năm 2005 bình quân chung cả nước là 80,65%, trong đó vùng Bắc Trung Bộ là 76,45%, Tây Bắc: 78,44%, đồng bằng sông Hồng:78,75%,... Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2005 là 5,31%, và năm 2006 là 4,82%.

- Mù chữ xuất hiện trở lại: Nông dân đang cần kiến thức. Hiện có khoảng 55-57% nông dân thiếu kiến thức.

- Nông thôn tụt hậu hơn so với thành thị: Chênh lệch giữa các vùng miền (miền núi, miền xuôi, vùng sâu và vùng xa) ngày càng lớn.

- Đầu tư nông nghiệp thấp.

- Môi trường bị xuống cấp, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, mất đa dạng sinh học.

- Khả năng tiếp cận thị trường thấp, giá sản phẩm rẻ, giá đầu vào cao, thiếu dịch vụ nông thôn;

- Phụ nữ và dân tộc thiểu số chịu nhiều bất lợi trong phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học nông thôn (P1) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)