của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
5.1. Để kinh tế nhà nước thực sự phát huy vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng kinh tế cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu phát triển các thành phần kinh tế, các laoij hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đông bộ các loại thị trường.
- Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lí nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia cấc tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế xã hội
5.2. Những giải pháp cụ thể và chủ yếu để thành phần kinh tế nhà nước có thể thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Để không lặp lại những đổ vỡ tương tự như Vinashin, để các tập đoàn, tổng công ty hoạt động có hiệu quả hơn và trở thành nắm đấm chiến lược của nền kinh tế trong thời gian tới cần phải đa dạng hóa thành phần sở hữu tập đoàn, tổng công ty cần được xem xét thấu đáo để có quyết định mang tính đột phá trong cương lĩnh cũng như chiến lược phát triển kinh tế 10 năm tới. Nhằm phát huy được sức mạnh của các tập đoàn, Tổng công ty với tư cách là các nắm đấm chiến lược kinh tế, Nhà nước chỉ nên định hướng, quản lý bằng cách ban hành các định chế, các thể chế, bằng lập pháp để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế phát triển, bằng đơn đặt hàng, bằng những ưu đãi khác cần thiết chứ không phải sở hữu. Vì khi đã sở hữu thì Nhà nước phải can thiệp, phải dấn sâu vào, không tạo ra được sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng đồng vốn, dẫn tới thất thoát, lãng phí… và các hệ lụy khác. Vì vậy, nếu không cải tiến mô hình hoạt động các tập đoàn theo hướng đa thành phần sở hữu sẽ dẫn tới sức mạnh tập đoàn sẽ bị hạn chế, nắm đấm kinh tế sẽ bị yếu đi. Thứ hai là sẽ tồn tại những nguy cơ như thua lỗ, thất thoát.
Một số giải pháp chủ yếu cần phải thực hiện là:
- Thứ nhất, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu mà các thành phần kinh tế khác không có đủ điều kiện hoặc không muốn đầu te kinh doanh như: kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ quan trọng; một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đến quốc phòng, an ninh... Nhà nước chỉ nên nắm một số không nhiều “ những đài chỉ huy” trong nền kinh tế, tức là những vị trí then chốt, yết hầu, thông qua đó mà điều tiết chi phối, hướng dẫn hoạt động những thành phần kinh tế khác phát triển theo hướng XHCN.
- Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất bằng cách lựa chọn các hình thức kinh tế phù hợp.
- Thứ ba, đổi mới, dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và phát huy ưu thế về kĩ thuật tiên bộ nhất; liên kết liên doanh với các thành phần
kinh tế khác nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế xã hội.
- Thứ tư, thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước phải là cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Để được cổ phần chi phối, nhà nước nắm trên nửa số cổ phần của doanh nghiệp, hoặc cổ phần của nhà nước ít nhất cũng phải gấp đôi số cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
Cổ phần đặc biệt là cổ phần có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thỏa thuận trong điều lệ doanh nghiệp. Để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, nhà nước có thể bán cổ phần cho cán bộ, công nhân viên chức trong doanh nghiệp, có thể vừa bán cho lao động trong doanh nghiệp vừa bán cho tổ chức ngoài doanh nghiệp; cũng có thể giữ nguyên tài sản của nhà nước, chỉ phát một số cổ phiếu để tăng vốn cho cơ sở sản xuất đã có hay cho phân xưỡng mới thành lập; hoặc cũng có thể gọi cổ phần ngay từ đầu khi mới thành lập.
- Thứ năm, tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới. Phương hướng chủ yếu hiện nay là thành lập số tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp, tập đoàn kinh doanh lớn có uy tín, có tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo thế và lực để phát triển, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Đối với những doanh nghiệp xét thấy không cần thiết hoặc thua lỗ kéo dài, không có khả năng vươn lên, thì chuyển sang hình thức sở hữu khác, cho thuê hoặc giải thể.
Chủ trương sắp xếp, tổ chức đăng kí và thành lập lại doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của chính phủ nhằm khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong phát triển doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế cũ. Chủ trương này là bước tiến mới trong quá trình thể chế hóa công tác quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, và thực tế nó đã thu được một số kết quả đáng kể.
Ở đây, cần chống hai khuynh hướng sai lầm: hoặc coi nhẹ doanh nghiệp nhà nước, muốn tư nhân hóa tràn lan; hoặc bảo thủ, muốn duy trì toàn bộ doanh nghiệp nhà nước, không muốn tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Việc giảm bớt số lượng doanh nghiệp nhà nước không có nghĩa là làm sức mạnh kinh tế của nó. Giải thể những doanh nghiệp nàh nước không còn cần thiết để tập trung sức cho các doanh nghiệp thực sự cần thiết cho quốc kế dân sinh. Điều này sẽ nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, làm cho kinh tế thực sự là lực lượng nòng cốt bảo đảm kinh tế vbi4 mô, tạo thế ổn định kinh tế xã hội trong qua trình đổi mới.
- Sáu là để nâng cao tính hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước xứng đáng là bộ khung trong hệ thống các doanh nghiệp của tòan bộ nền kinh tế cần phải nâng cao tính hoạch toán. Tính chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của giám đốc và tập thể người lao động. Việc thành lập tổng cục quản lí vốn là một giải pháp đúng đắn mở đầu cho việc quản lí có hiệu quả sở hữu quốc gia.
Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp, công cụ kinh tế nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước.