I. Nhận xét chung về bộ máy tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà
1.1 Tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Với cơ cấu như vậy Kiểm toán Nhà nước sẽ giải quyết được những tồn tại trong hoạt động và cơ cấu tổ chức:
Thứ nhất tránh được tình trạng chồng chéo và không rõ ràng về thẩm quyền,
chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Thứ hai Luật Kiểm toán Nhà nước đã được Quốc hội khoá 11 thông qua và có
hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2006. Quy định rất rõ về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn... đây là những công cụ có ý nghĩa pháp lý trong việc xử lý các vi phạm.
Thứ ba Ủy ban thường vụ quốc hội và Tổng kiểm toán Nhà nước đã xây dựng
được hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước. Hiện nay, KTNN Việt Nam có 14 Chuẩn mực Kiểm toán được xây dựng và ban hành từ năm 1999. (theo Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN) Đó là nguyên tắc hoạt động, điều kiện và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với Kiểm toán viên nhà nước; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán là đường lối, là thước đo giúp cho các kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong quá trình kiểm toán.