41
2.1.1.3. Vấn đề phát thải khí nhà kính
Tại tỉnh Đắk Lắk, phát thải KNK chủ yếu trong các lĩnh vực như sau: Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, khoáng sản, chất thải (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Các lĩnh vực phát thải khí nhà kính chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Nội dung Lĩnh vực gây phát thải Khí nhà kính Nông nghiệp Công nghiệp Giao thông vận tải Khai thác khoáng sản Chất thải Các hoạt động gây phát thải KNK chủ yếu - Trồng lúa nước - Lạm dụng phân hóa học - Đốt phụ phẩm, rơm rạ - Chăn nuôi gia súc - Chế biến nông, lâm sản - Sản xuất thép; vật liệu xây dựng; phân bón; - Thủy điện và khí đốt - Khai thác khoáng sản Đốt nhiên liệu động cơ từ phương tiện giao thông Đốt nhiên liệu động cơ các phương tiện máy móc, thiết bị - Chôn lấp chất thải rắn - Xử lý sinh học chất thải rắn - Thiêu hủy và đốt chất thải; xử lý và xả nước thải Các loại khí thải chủ yếu N2O, N2O, CH4 CO2 CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs CO, N2O, VOCS CO, N2O, CH4, HFCs CO2, CH4, N2O Quy mô lĩnh vực - 592.785 ha (2019) diện tích đất gieo trồng - 480 trang trại chăn nuôi 1 KCN, 8 CNN đang hoạt động 16.447 phương tiện các loại 75 dự án khai thác khoáng sản.
42
Hiện nay tại tỉnh vẫn gặp khó khăn để xác định mức độ phát thải KNK do chưa có bất kì dự án nghiên cứu và đo đạc cụ thể về lượng KNK phát ra trên địa bàn tỉnh qua các năm và cụ thể đối với mỗi ngành để có sự điều chỉnh thích hợp và chính xác hơn.
2.1.1.4. Các hiện tượng cực đoan
Trong những năm từ 2016-2020 tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận nhiều hiện tượng cực đoan xảy ra trên địa bản tỉnh như: lũ lụt, hạn hán, giông sét, lốc tố và sạt lở đất (Bảng 2.2). Các tai biến thiên nhiên này đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của tỉnh (Phụ lục 4).
Bảng 2.2. Hiện trạng tai biến thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ 2016-2020
Năm Thiên tai Bão Mưa lũ, ngập lụt Hạn hán Lốc tố, giông sét Sạt lở đất 2016 - 03 đợt 02 đợt 28 vụ - 2017 01 cơn 03 đợt - 17 vụ 3 vụ 2018 - 02 đợt 02 đợt 14 vụ - 2019 - 03 đợt 02 đợt 08 vụ - 2020 (tính đến tháng 10) - 03 đợt 01 đợt 16 vụ - Tổng cộng 1 cơn 13 đợt 7 đợt 83 vụ 3 vụ
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk 2.1.1.5. Sự cố môi trường
Trong giai đoạn 2016 - 2020 sự cố cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có xu hướng tăng cả về số lượng và diện tích rừng bị thiệt hại (Bảng 2.3). Xuất phát từ từ ý thức sự bất cẩn của con người, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn và nền nhiệt tăng lên do BĐKH khiến cho các đám cháy trở nên trầm trọng. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, trong 5 năm cả tỉnh xảy ra nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại 69,69 ha diện tích rừng.
Bảng 2.3. Diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Diện tích rừng bị thiệt hại (ha) 9,13 0 8,79 34,17 17,6
43
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
2.2.2.1. Sức ép từ gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá
Dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2015 là 1.820.149 người, đến năm 2019 đạt 1.872.574 người, tăng 52.425 người, tốc độ tăng dân số trung bình năm giai đoạn 2015-2019 là 0,73% [11]. Việc gia tăng dân số sẽ làm tập trung và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên như nước, năng lượng đồng thời cũng gia tăng lượng chất thải phát sinh vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường không khí do rác thải, khí thải, khói bụi, ... đây là tác nhân gây phát thải KNK.
Việc gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá cũng tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp... làm diện tích rừng bị suy giảm với tốc độ đáng kể. Theo báo cáo thống kê, năm 2008, tổng diện tích rừng là 628.977 ha, độ che phủ đạt 47,2%, đến năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 514.700 ha, tỉ lệ độ che phủ rừng tự nhiên của tỉnh chỉ còn hơn 38% [47].
2.2.2.2. Sức ép từ hoạt động công nghiệp
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí thải). Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhiều loại hình công nghiệp khác nhau, dù các cơ sở này có công nghệ hiện đại cũng đều tác động đến môi trường, ở những khía cạnh và mức độ khác nhau (ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, khói bụi, tiếng ồn, giao thông,...) làm cho các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, vẫn tồn tại các cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư, đây là một trong những nguồn ô nhiễm khó kiểm soát, dễ phát tán và tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân và môi trường tự nhiên.
2.2.2.3. Sức ép từ hoạt động xây dựng
Trong thời gian qua, công tác quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh đều gắn kết chặt chẽ với công tác quản lý môi trường, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các hoạt động như vận chuyển vật liệu xây dựng, thi công công trình xây dựng không thực hiện việc che chắn bụi, xử lý chất thải xây dựng, chất thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng nguồn tác động gây ảnh hưởng đến môi trường không khí. Các tác động gây ô nhiễm không khí gắn liền với ngành này gồm bụi, CO, SO2, NOx, H2S...
44
2.2.2.4. Sức ép từ hoạt động năng lượng
- Hoạt động phát triển thuỷ điện:
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định của Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã dẫn đến một nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng. Thuỷ điện hiện đang đóng góp khoảng 35 - 40% sản lượng năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, số lượng gia tăng nhanh chóng của các nhà máy thủy điện đã làm gia tăng các vấn đề môi trường – xã hội.
Thủy điện đòi hỏi một lượng nước lớn từ các con sông và phá hủy HST sông. Việc vận hành nhà máy thủy điện đi kèm với vấn nạn phá rừng đầu nguồn. Theo tính toán của các chuyên gia, trung bình mỗi dự án thủy điện được hình thành, sẽ có 125 ha rừng bị xóa sổ [11]. Mất rừng khiến cho nhiệt độ tăng cao hơn và BĐKH nghiêm trọng hơn. Hiện nay, theo số liệu thống kê từ Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã cho xây dựng 19 thủy điện vừa và nhỏ (Phụ lục 5a).
- Hoạt động phát triển điện mặt trời:
Chất thải từ sản xuất và pin năng lượng mặt trời sau khi đã qua vòng đời sử dụng như acid sulfuric và khí phosphine, nếu rò rỉ ra bên ngoài sẽ gây tác hại khó lường. Đến nay hầu như vẫn chưa có phương pháp nào để giảm những vấn đề về chất thải độc của pin mặt trời. Để tái sử dụng được các chất liệu này là cực kỳ khó khăn và các tấm pin năng lượng thường có vòng đời sử dụng rất ngắn. Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 6 nhà máy điện mặt trời đang hoạt động. Ngoài ra, hiện nay tỉnh Đắk Lắk đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương bổ sung quy hoạch phát triển điện lực đối với 23 dự án điện mặt trời trên đất (Phụ lục 5b).
2.2.2.5. Sức ép từ hoạt động Nông - lâm nghiệp và thủy sản
Trong quá trình phát triển nông – lâm nghiệp và thuỷ sản do thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học và tình trạng vứt bừa bãi bao bì đã qua sử dụng là một áp lực rất lớn, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Bên cạnh đó, hoạt động các làng nghề thủ công, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường do chất thải trong quá trình hoạt động không được xử lý nguyên nhân vốn đầu tư thấp nên các cơ sở chưa đầu tư cho công tác cải tiến công nghệ, BVMT.
45
2.2.2.6. Sức ép từ hoạt động y tế
Các chất thải từ y tế có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng. Nguy cơ ô nhiễm không khí được tăng lên do phần lớn chất thải nguy hại đều được thiêu đốt ở trong điều kiện không lý tưởng gây ra nhiều khói đen. Nếu đốt chất thải y tế đựng trong các túi nhựa nylon cùng với các lại dược phẩm nhất định có thể tạo ra khí axit thậm chí có thể tạo nên chất dioxin, một loại hóa chất vô cùng độc hại ngay cả ở nồng độ thấp. Ngoài ra, các kim loại nặng như thủy ngân cũng có thể phát tán, thải ra theo khí thoát của lò đốt, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người trong thời gian dài.
2.2.2.7. Sức ép hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất
nhập khẩu
Hoạt động du lịch làm gia tăng lượng chất thải sinh hoạt như chất thải rắn, nước thải làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, bên cạnh đó gia tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, tiếng ồn do gia tăng phương tiện giao thông và tập trung đông người. Hoạt động du lịch cũng làm gia tăng sức ép lên quỹ đất do việc xây dựng các khách sạn, công trình dịch vụ, đồng thời quá trình xây dựng cũng tạo ra một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường.
2.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
BĐKH làm gia tăng sự biến động và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH và nhiều thiệt hại nặng nề cho tất cả các ngành, lĩnh vực, tác động rất lớn đến mục tiêu PTBV của tỉnh. Theo thống kê, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong giai đoạn 5 năm qua đã hơn 3.700 tỷ đồng.
2.2.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 bị ảnh hưởng và thiệt hại do bão lũ, hạn hán, lốc tố là 252.407 ha diện tích cây trồng các loại, trong đó 24.539 ha cây trồng bị mất trắng; BĐKH cũng gây rất nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi, làm phát sinh nhiều dịch bệnh làm số lượng cá thể vật nuôi giảm 31.806 con gia súc, gia cầm các loại bị chết do dịch bệnh và cuốn trôi; 173.7 ha ao hồ nuôi thủy sản bị ngập nước và cuốn trôi.
46
Lượng mưa hàng năm phân bố ít vào mùa khô. Do đó, lượng nước thiếu hụt mạnh vào mùa khô, gây ra hiện tượng cạn kiệt tại các hồ và đập trữ nước phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Thêm vào đó, lũ lụt, hạn hán đã làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng và gây xuống cấp nghiêm trọng một số công trình thuỷ lợi như sụt lở đất đá, bê tông làm giảm khả năng tích trữ nước cho giai đoạn mùa khô.
2.2.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp
Những tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH đối với các HST rừng tại tỉnh Đắk Lắk đó là làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lốc xoáy gây thiệt hại về diện tích rừng (năm 2017, bão số 12 gây thiệt hại 10.295.09 ha rừng, ước tính thiệt hại rừng trồng 167.786 tỷ đồng và thiệt hại tài sản là 103 triệu đồng) [11], nền nhiệt độ tăng hơn, thời gian và cường độ khô hạn gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng (Bảng 2.3), thời tiết khô nóng, lũ lụt gây ngập úng hay hạn hán, rét hại, và sâu bệnh làm giảm năng suất sinh khối của cây rừng dẫn đến làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2 và các khí độc hại khác (các khí gây hiệu ứng nhà kính).
2.2.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông, cơ sở hạ tầng
Trong điều kiện BĐKH, chất lượng, tuổi thọ và khả năng phục vụ của các tuyến giao thông và các cơ sở hạ tầng khác (thông tin, truyền thông, điện) giảm đi đáng kể. Năm 2016 có khoảng 20 km công trình đường các loại bị hư hỏng; công trình thủy lợi bị sạt lở khoảng 8 km kênh mương; ngoài ra có 02 công trình trụ sở bị hư hại và 115 nhà ở bị ngập. Năm 2017 có 38 km đường giao thông (tỉnh, huyện, xã), nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, 02 cầu giao thông kiên cố, 90 km kênh mương thủy lợi, 27 công trình thủy lợi đầu mối bị hư hỏng nặng, 09 cống thủy lợi và nhiều đập dâng, đập bổi, cầu tạm bị sạt trôi. Năm 2019 có 3 hồ chứa nước bị nước tràn qua đập, hư hỏng, sạt lở; hơn 63 km kênh mương bị ngập nước, sạt lở; 1,5 km đê bao bị xói lở (trong đó 15 m đê bị vỡ); 2,4 km đường quốc lộ, hơn 56 km đường giao thông địa phương bị sạt lở [11].
2.2.3.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
BĐKH là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như trữ lượng nguồn nước. Lượng mưa tập trung cao vào mùa mưa và có địa hình dốc cuốn theo chất rắn lơ lửng làm suy giảm chất lượng nước. Hạn hán làm suy giảm trữ lượng nước cộng với nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước từ nguồn nước ngầm tăng cao làm tăng khả năng thấm các tác nhân ô nhiễm như chất hữu cơ,
47
phân bón, vi sinh vật. Do đó chất lượng nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm đi đáng kể.
2.2.3.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất
BĐKH đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường đất khá rõ nét. Hạn hán kéo dài trong mùa khô làm cho cấu trúc lớp đất bề mặt dễ bị biến đổi theo hướng bạc màu, nguy cơ đất bị hoang mạc hoá do nắng nóng và độ ẩm thấp. Mưa lũ tập trung chủ yếu vào các tháng 9-12 hàng năm với lượng mưa lớn có khi đạt gần 400mm/tháng đã tạo dòng chảy bề mặt tập trung làm tăng nguy cơ sạt lở đất. Năm 2017, xảy ra 3 vụ sạt lở lớn: Sạt lở bờ sông Krông Nô tại xã Ea Rbin, huyện Lắk; sạt lở bờ sông Krông Bông tại thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông; sạt lở đường đèo 185 tại xã Ea Trang, huyện M’Đrắk [11].
2.2.3.6. Tác động của biến đổi khí hậu đến y tế và con người
BĐKH khiến nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện để mầm bệnh dễ phát triển và gia tăng như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, dịch hạch, dịch tả,… tác động không nhỏ tới nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh, người có điều kiện vệ sinh kém, người sống tại các vùng có nguy cơ ngập lụt. Tình trạng lũ lụt khiến các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, … bị cuốn xuống ao hồ, sông suối kéo theo nguy cơ bùng phát dịch bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến… khiến cho chi phí phòng chống dịch bệnh và điều trị bệnh tật của người dân và ngành y tế cũng tăng lên. BĐKH cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (nCov, bạch hầu…), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh nhanh hơn; gây tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân và sự phát triển KT-XH.