I. Lý do chọn đề tài
1. Kết luận
1.2. Về thực tiễn
- Qua nghiên cứu thực tiễn về thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý, việc trang bị, sử dụng, bảo quản và thanh lý TBDH ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, chúng tôi đã khái quát được những mặt mạnh, mặt hạn chế trong quá trình quản lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Việc trang bị TBDH của các trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp phát, có TBDH hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều, các thiết bị dạy học hiện có và mua sắm chưa đảm bảo chất lượng.
- Nhà trường chưa chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ phía xã hội tham gia vào công tác trang bị thiết bị dạy học. Các kế hoạch quản lý TBDH được xây dựng chưa cụ thể và hiệu quả, mang nặng về báo cáo.
- Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên, nhưng cán bộ phụ trách thiết bị chưa quan tâm chú ý còn có hiện tượng thất
thoát, lãng phí, làm hỏng thiết bị.
- Công tác phát động tự làm đồ dùng chưa hiệu quả, số lượng đồ dùng tự làm ít, chất lượng chưa cao.
- Công tác bảo quản, bảo trì được chú ý, tuy nhiên chưa đạt hiệu quả cao. Ý thức giữ gìn, bảo quản TBDH của các cá nhân khi sử dụng TBDH chưa tốt, công tác bảo quản, bảo trì cần phải được tiến hành thường xuyên, quy định trách nhiệm rõ ràng.
- Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện các nội dung quản lý TBDH mang tính hình thức, qua loa.