Đánh giá kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị

Một phần của tài liệu Lua騙n a靚 Nguye_辬 Thi� Hoa蘨 Thu NCS K34 ba襫 chua_襫 (Trang 105 - 116)

THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2008-2020

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đã có bước tiến bộ vượt bậc, được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, thị phần, thị trường xuất khẩu, sự cải thiện về giá và chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Điều này đã góp phần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mặt hàng này khi EVFTA có hiệu lực (1/8/2020). Những thành tựu được thể hiện như sau:

Một là, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU tăng. Tốc độ gia tăng này đã góp phần quan trọng vào sự gia tăng sản lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam nói chung. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và có chỗ đứng vững chắc ở hầu khắp các thị trường quốc gia thành viên của EU mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý thực phẩm EU về nhập khẩu hàng thủy sản.

EU tăng nhẹ và ổn định về giá trị xuất khẩu nhưng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này giảm 8,8% về lượng và giảm 6% về trị giá so với năm 2019, đạt 205,9 nghìn tấn với trị giá 958,668 triệu USD, chiếm 10,18% về lượng và chiếm 11,29% về trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Việc Anh rời khởi EU năm 2020 khiến cho thị trường EU không còn thuộc nhóm những thị trường có trị giá xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD trong năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU năm 2008 là 1140 triệu USD, nhưng đến năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các nước EU giảm 5,85%.

Đặc biệt, trước khi có thẻ vàng IUU, riêng xuất khẩu thủy sản các loại như cá ngừ, bạch tuộc, mực... luôn đạt kim ngạch 350-400 triệu USD/năm, chiếm gần 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU [54]. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam bị EU cảnh báo thẻ vàng IUU vào tháng 10/2017 vì không đủ nỗ lực để đáp ứng quy định về IUU dẫn đến kết quả xuất khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản Việt Nam vào thị trường này trong năm 2018, 2019 đều sụt giảm đã thể hiện tác động tiêu cực rõ ràng của thẻ vàng đối với ngành thủy sản của Việt Nam. Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cũng như chứng nhận khai thác đối với nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU.

Hai là, không chỉ sản lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu gia tăng mà thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU ngày càng được nâng cao, phạm vi bao phủ thị trường các nước thuộc thị trường EU ngày càng mở rộng. Điều đó thể hiện khả năng thâm nhập thị trường EU ngày càng vững chắc của mặt hàng thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là thị trường ngoại khối cung cấp cá ngừ lớn thứ 8 của EU với mức thị phần 4% về

lượng của cùng kỳ năm trước - thời điểm EVFTA chưa có hiệu lực. Trong khi nguồn cung cạnh tranh lớn nhất đối với cá ngừ của Việt Nam tại EU ở khu vực ASEAN là Philippin lại có thị phần giảm mạnh. Kết quả này ghi nhận sự cố gắng đáp ứng các quy định IUU của thị trường EU để được hưởng các ưu đãi từ EVFTA đối với sản phẩm cá ngừ của Việt Nam.

Thị phần xuất khẩu của sản phẩm thủy sản Việt Nam liên tục tăng trong các năm qua, đưa thủy sản Việt Nam đứng vào Top 5 các nước xuất khẩu hàng đầu vào EU. Dấu hiệu này cũng cho thấy năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU đang dần mạnh lên.

Ba là, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng được nâng cao do có sự đầu tư về công nghệ nuôi trồng và chế biến. Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang cạnh tranh ngày càng hiệu quả với các mặt hàng thủy sản tương tự của các nước khác tại thị trường EU và đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Mặc dù EU là thị trường đầy tiềm năng về mặt hàng thuỷ sản, nhưng đây cũng là thị trường rất khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chủ động thực hiện các quy định cũng như yêu cầu của thị trường này, nhờ đó, thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng có chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU.

Bốn là, Việt Nam là nước có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu về mặt hàng thủy sản vượt hơn hẳn Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và chỉ đứng sau Na Uy. Kể từ năm 2010 trở về trước, Việt Nam có lợi thế về giá nguyên liệu thấp, chi phí nhân công rẻ giúp cho thủy sản xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá cả. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam bị sụt giảm lợi thế cạnh tranh xuất khẩu thủy sản một cách rõ rệt, từ chỗ lợi thế cạnh tranh được đánh giá cao hơn Na Uy năm 2008 (RCA đạt 14,1 so với 8,6) đến năm 2010 đã có sự sụt giảm đáng kể và thấp hơn hẳn Na Uy (RCA chỉ đạt 10,7

so với 12,3) và năm 2016 giảm mạnh nhất (RCA chỉ đạt 3,0 so với mức cao ổn định 17,4 của Na Uy) [53].

Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và trên thị trường EU nói riêng chủ yếu do sự gia tăng về sản lượng, quy mô và chủ yếu cạnh tranh bằng giá chứ chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng, trong đó vấn đề lớn mà các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU phải đối mặt là sự phân tán sức cạnh tranh đang diễn ra rất nhanh, dẫn đến thu hẹp thị phần ở những thị trường lớn và chuyển sang các thị trường khác với mức giá và yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn.

Trên cơ sở khai thác những lợi thế cạnh tranh truyền thống, năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU hiện nay đã và đang được xây dựng theo chiều rộng nên khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Những lợi thế cạnh tranh đó là những ưu đãi về nguồn lợi tự nhiên, nguồn lực về lao động dồi dào giá rẻ và sự hỗ trợ của chính phủ. Theo xu thế hiện tại, những ưu thế này sẽ suy giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh lâu dài của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

3.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu được phát huy đã khẳng định vị trí và vị thế, tỷ trọng và kim ngạch, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng như thị phần xuất khẩu, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU những năm qua vẫn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Đó là:

Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt mức tăng trưởng khá, song phần lớn mới chỉ tăng về lượng, chưa tăng nhiều về chất, chất lượng thủy sản xuất khẩu chậm được cải thiện, tỷ lệ mặt hàng chế biến sâu, giá trị gia tăng còn thấp, khả năng đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng và môi trường

theo cam kết trong EVFTA còn nhiều hạn chế.

Hộp 3.1: Thủy sản của Việt Nam bị EU trả về

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có 27 lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014. Tính chung cả năm 2015, có 260 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị phía EU trả về vì lí do hóa chất, kháng sinh, vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép. Phía EU có văn bản gửi Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) nêu rõ 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm, đồng thời cảnh báo nếu tình hình không được cải thiện rõ rệt sẽ áp dụng các biện pháp bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng EU.

Nguồn: Mutrap (2014)

Năng lực ứng phó và vượt rào cản thương mại của các doanh ngiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU còn nhiều hạn chế. Việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu còn gặp khó khăn do các tiêu chuẩn này của EU ngày càng chặt chẽ, lượng hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về liên quan đến rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật có xu hướng tăng. Các rào cản phi thuế quan, các biện pháp áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đang được áp dụng ngày càng nhiều trên thị trường EU đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng.

Thứ hai, giá cả của những mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu như tôm, cá ngừ, cá tra, mực, bạch tuộc... bị phụ thuộc vào sự biến động giá cả của thị trường thế giới. Giá các sản phẩm tôm, cá ngừ, cá tra... của Việt Nam tại thị trường EU vẫn cao hơn so với mức giá tôm của Ấn Độ và Ecuador mặc dù đã tận dụng được những ưu đãi về thuế từ EVFTA. Đây vẫn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, mặc dù khoảng cách về giá hàng thủy sản xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới được thu hẹp dần do chất lượng hàng thủy sản tăng lên nhưng giá hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU vẫn thấp hơn giá xuất khẩu thủy sản của thế giới. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu tăng trưởng nhờ mở rộng diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng khai thác, trong khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU phần lớn là sản phẩm thô, sơ chế, hàm lượng chế biến thấp, do đó giá cả mặt hàng thủy sản xuất khẩu không cao.

Thứ ba, thị phần của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU vẫn còn nhỏ, không ổn định, thiếu các bạn hàng lớn và chủ yếu xuất khẩu qua trung gian như thị phần mặt hàng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU chỉ chiếm khoảng 2,67% năm 2019 là quá thấp. Thời gian gần đây, khi EVFTA có hiệu lực, tình hình có được cải thiện song chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Thứ tư, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU hiện nay chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng đông lạnh và sơ chế. Các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô chưa qua chế biến, vì vậy vẫn chưa có được giá trị kinh tế cao do hoạt động tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu chưa được Việt Nam thực hiện có hiệu quả dẫn đến sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cao. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là tôm, cá tra, cá ngừ, nghêu, mực... Các mặt hàng này thường có giá trị không cao, khiến cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không tăng cao.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, hệ thống chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản về tài chính, tín dụng, khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực... còn nhiều bất cập. Cụ thể: (i) các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát an toàn vệ sinh thực

phẩm thủy sản xuất khẩu được ban hành theo nhiều hệ thống luật khác nhau như thương mại, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm, …với số lượng văn bản rất lớn nên một số quy định pháp luật chồng chéo, có lỗ hổng, chưa bao trùm hết được các đối tượng có liên quan và chưa phù hợp với điều kiện thực tế; (ii) hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa hoàn thiện, còn nhiều tiêu chuẩn chưa phù hợp với quy định quốc tế, tiến độ quy đổi tiêu chuẩn thành quy chuẩn kỹ thuật chậm; (iii) năng lực thực thi kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chưa hiệu quả; (iv) chưa chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ về an toàn vệ sinh thực phẩm và các phương pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cán bộ liên quan.

Sự quản lý và phối hợp trong điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, giữa trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến... chưa được chặt chẽ, chưa thống nhất khiến cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản không theo quy hoạch, tạo nên sự mất cân đối giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến thủy sản; việc phối hợp quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống theo dõi, giám sát còn chưa hiệu quả. Hơn nữa, bộ máy tổ chức quản lý còn công kềnh, kém hiệu quả, thủ tục hành chính phức tạp gây nhiều phiền nhiễu và tốn phí cho doanh nghiệp.

Công tác quy hoạch có nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Các quy hoạch cụ thể thường đi trước quy hoạch tổng thể, vẫn chưa chú trọng quy hoạch phát triển theo chiều sâu mà chủ yếu tập trung quy hoạch phát triển theo chiều rộng. Việc quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập: phát triển ồ ạt, tự phát, khó kiểm soát,... dẫn đến khủng hoảng thừa/thiếu nguyên liệu, nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường gia tăng. Sản xuất với quy mô

nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số làm cho giá thành sản xuất cao, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chế biến xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.

Hai là, ngành thủy sản Việt Nam tuy ra đời từ rất sớm nhưng vẫn là một ngành khai thác tài nguyên tự nhiên theo kiểu tận thu, do sức ép của các vấn đề kinh tế - xã hội của một nước đang phát triển; Sự gia tăng dân số nhanh, vấn đề thiếu việc làm và sự khó khăn trong kiếm sinh kế của các cộng đồng dân cư ven biển. Năng lực, trình độ của nông dân, ngư dân còn nhiều hạn chế, ngư dân không nắm được các quy định của pháp luật quốc tế về nghề cá,... nên tác động đến nhiều vấn đề như: đánh bắt cá bất hợp pháp tại các khu vực vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn, truy xuất nguồn gốc, sử dụng thuốc và thức ăn bị cấm trong nuôi trồng chế biến thủy sản, khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh chuỗi...

Do chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp manh mún và thị trường nông nghiệp nhỏ bé, trong khi lại đáp ứng đối tượng công nghiệp, Việt Nam cần có một quá trình để hình thành thị trường nguyên liệu thuỷ sản. Thời gian ra đời thị trường này sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song, sẽ rút ngắn rất nhiều nếu các doanh nghiệp, nhà nước và người sản xuất cùng tổ chức các chợ nguyên liệu theo hình thức đấu giá; hình thành các hội sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, khai thác thủy sản chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là về hậu

Một phần của tài liệu Lua騙n a靚 Nguye_辬 Thi� Hoa蘨 Thu NCS K34 ba襫 chua_襫 (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w