Văn hóa Sa Huỳnh

Một phần của tài liệu DIỄN TRÌNH LỊCH sử văn hóa VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Nền văn hóa này có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa hậu kỳ đá mới và sơ kỳ thời đại đồng thau ven biển

•Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau cho đến sơ kỳ thời đại sắt sớm

•Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là cư dân làm nông nghiệp lúa nước, biết khai thác các nguồn lợi từ biển

•Nghề thủ công rất phát triển: se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức (nhất là nghề làm gốm)

•Mai táng bằng chum gốm là một đặc trưng văn hóa tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh

Ở giai đoạn sớm và giữa, đồng thau được người Sa Huỳnh chế tác công cụ và vũ khí.

•Kỹ thuật chế tác đồ sắt (phương pháp rèn) đạt tới trình độ cao.

•Người Sa Huỳnh rất thích dùng đồ trang sức, chất liệu ưa thích là mã não.

•Người Sa Huỳnh biết nấu cát làm thủy tinh và dùng thủy tinh để chế tác đồ trang sức (hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai…)

•Nền kinh tế của cư dân Sa Huỳnh là nền kinh tế đa thành phần.

Đồ gốm, đồ trang sức, vũ khí trong văn hóa

Sa Huỳnh. (Nguồn: Internet)

Người Sa Huỳnh sống thành các khu vực có mật độ dân cư đông đúc.

•Mở rộng quan hệ, giao lưu, trao đổi với các cư dân khác trong khu vực (nhất là buôn bán bằng đường biển) -> cơ sở hình thành các thị cảng sơ khai.

•Sự phát triển của nghề luyện sắt, sự quần cư đông đúc của dân cư… đã chứng tỏ sự hình thành của một nhà nước sơ khai.

=> Nhà nước Chămpa được hình thành và phát triển trên nền tảng của văn hóa Sa Huỳnh cùng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại sinh.

Mộ chum và một số đồ trang sức trong văn hóa Sa Huỳnh. (Nguồn: internet)

Một phần của tài liệu DIỄN TRÌNH LỊCH sử văn hóa VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w