Thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1ở các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 59 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1ở các trƣờng

mầm non trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

2.3.1.Thực trạng phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

2.3.1.1. Mức độ phát triển tình cảm hiện có của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

Bảng 2.2: Thực trạng mức độ PTTC hiện có của trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN

TT Nội dung đánh giá

Đánh giá của khách thể Điểm TB Mức độ

1 2 3 4 5

I Thể hiện ý thức về bản thân

1 Nói đƣợc họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại

70 40 10 3,5

2 Nói đƣợc điều bé thích, không thích,những việc bé làm đƣợc và việc gì bé không làm đƣợc

67 43 10 3,0

3 Nói đƣợc mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng)

57 49 14 2,8

4 Biết mình là con,cháu, anh, chị, em trong gia đình

48 50 20 2,6

5 Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức

42 58 20 2,5

II Thể hiện sự tự tin, tự lực

1 Tự làm một số việc hằng ngày(vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi...)

57 49 14 2,8

2 Cố gắng tự hoàn thành công việc đƣợc giao 48 50 20 2,6

III Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

1 Nhận biết đƣợc một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt,cử chỉ, giọng nói của ngƣời khác

62 40 18 2,9

2 Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ

55 45 20 2,8

3 Biết an ủi và chia vui với ngƣời thân và bạn bè 57 49 14 2,8

4 Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở, nơi làm việc...)

48 50 20 2,6

5 Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua bài hát, bài thơ, cùng cô kể chuyện về

Bác Hồ

42 58 20 2,5

6 Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống( trang phục, món ăn….) của quê hƣơng, đất nƣớc.

56 33 33 2,7

Phân tích bảng số liệu thống kê cho thấy: Mức độ PTTC của trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN công lập trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên hiện nay đạt đƣợc ở mức độ khá tốt (điểm trung bình 2,8) Tuy nhiên, mức độ đạt đƣợc về PTTC của trẻ cũng có sự khác biệt, trong đó: Trƣớc hết là thể hiện hiện ý thức về bản thân đƣợc đánh giá tƣơng đối cao. Theo đó, khi đƣợc hỏi trẻ nói đƣợc họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại của bố, mẹ (điểm trung bình 3,5); Trẻ cũng biết đƣợc vị trí của mình trong gia đình, là con của ai, anh, chị, em của ai, gia đình có những ai (điểm trung bình 2,6).

Về thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ 5-6 tuổi đƣợc đánh giá khá cao với điểm trung bình 2,8 điểm cho việc biết tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân nhƣ đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân, đại, tiểu tiện; trực nhật: Quét nhà, lau bảng, dọn đồ chơi; trẻ biết tự chơi cả trong nhà và ngoài trời...). Bởi lẽ, đối với trẻ lứa tuổi này các em đặc biệt phải có đƣợc các kĩ năng tự phục vụ bản thân để các em có thể tự tin tham gia vào các hoạt động tại nhà trƣờng và ngoài xã hội, tự bảo vệ và chăm sóc đƣợc bản thân mình.

Về nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con ngƣời, sự vật, hiện tƣợng xung quanh: Ở phƣơng diện tình cảm này trẻ đƣợc đánh giá khá cao ở nhận biết đƣợc một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của ngƣời khác (điểm trung bình 2,9); Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ (điểm trung bình 2, 8); Trẻ biết an ủi: Khi bạn khóc, bạn bị ngã và chia vui với ngƣời thân và bạn bè: Bạn có đồ chơi mới, quần áo mới... (điểm trung bình 2,8).

Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở, nơi làm việc...) (điểm trung bình 2,6); Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn…) của quê hƣơng, đất nƣớc(điểm trung bình 2,7).

2.3.2.2. Mức độ phát triển kỹ năng xã hội hiện có của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

Bảng 2.3: Thực trạng mức độ KNXH hiện có của trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN

TT Nội dung đánh giá

Đánh giá của khách thể Điểm TB Mức độ

1 2 3 4 5

I Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội

1 Thực hiện đƣợc một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép

57 49 14 2,8

2 Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép 62 40 18 2,9

3 Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời ngƣời khác

57 49 14 2,8

4 Biết chờ đến lƣợt 56 33 33 2,7

5 Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn

24 58 20 2,5

6 Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn(dùng lời, nhờ sự can thiệp của ngƣời khác, chấp nhận nhƣờng nhịn)

48 50 20 2,6

II Quan tâm đến môi trường

1 Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc 57 49 14 2,8

2 Bỏ rác đúng nơi quy định 56 33 31 2,7

3 Biết nhắc nhở ngƣời khác giữ gìn,bảo vệ môi trƣờng (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...)

48 50 20 2,6

4 Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nƣớc sau khi dùng, không để thừa thức ăn

24 58 20 2,5

Điểm trung bình: 2,7

Phân tích bảng số liệu thống kê cho thấy: KNXH đƣợc đánh giá cao nhất là kỹ năng biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép (điểm trung bình 2,9).

Điều này chứng minh cho ta thấy các trƣờng đã có chỉ đạo đúng hƣớng về việc chuẩn bị KNXH này cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì đây là kỹ năng rất quan trọng đối với các em. Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu phải biết ứng xử và giao tiếp với mọi ngƣời trong gia đình, trong nhà trƣờng và ngoài xã hội theo đúng chuẩn mực, do vậy, biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép là điều căn bản cần thiết để trẻ tạo ấn tƣợng tốt trong mắt ngƣời khác. Kết quả phỏng vấn sâu các CBQL và GV đều thu đƣợc kết quả tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu định lƣợng nêu trên. Ch ng hạn, cô giáo Ng.Th.T, trƣờng MN Xuân Yên cho rằng: “Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu cần phải giáo dục ở trẻ 5-6 tuổi. Bởi vì ở giai đoạn này ngôn ngữ của trẻ đang phát triển, hoàn thiện, trẻ đang tạo lập và mở rộng các mối quan hệ trong quan hệ bạn bè, ngƣời lớn”.

Các KNXH đƣợc đánh giá tƣơng đối cao: Kỹ năng thực hiện đƣợc một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép, đi chơi về phải báo cáo (điểm trung bình 2,8); Biết chờ đến lƣợt (điểm trung bình 2,7); Biết bỏ rác đúng nơi quy định (điểm trung bình 2,7); Biết nhắc nhở ngƣời khác giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng: không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa... (điểm trung bình 2,7).

Tuy nhiên, các tiêu chí về việc trẻ nói đƣợc điều bé thích, không thích, những việc bé làm đƣợc và việc gì bé không làm đƣợc; Cố gắng tự hoàn thành công việc đƣợc giao; Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của ngƣời khác, chấp nhận nhƣờng nhịn);...cũng không đƣợc đánh giá cao, số điểm trung bình 2,6. Hai kỹ năng đƣợc đánh giá thấp nhất là: Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn (điểm trung bình 2,5); Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nƣớc sau khi dùng, không để thừa thức ăn (điểm trung bình 2,5).

2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)