Trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hìnhcủa trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1:
Bảng 3.1. Tính tích cực của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
trước thực nghiệm (theo TC ở mục 3.3)
Lớp Số trẻ
Tiêu chí đánh giá
TC1 TC2 TC3
Thực nghiệm 35 1.54 2.22 2.04
61
Biểu đồ 3.1. Tính tích cực của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước
thực nghiệm (theo TC ở mục 3.3)
Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 chúng ta có thể thấy rõ mức độ biểu hiện tính tích cực (tính theo TC) của hai nhóm là tương đương nhau. Qua quan sát trẻ tham gia hoạt động tạo hình với các giờ học, chúng tôi nhận thấy rằng tính tích cực của trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều chưa thực sự được cao, trẻ chưa thật sự tích cực khi tham gia hoạt động tạo hình.
Về biểu hiện thái độ tính tích cực, khi cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình hầu hết trẻ chưa thật sự tập trung chú ý, chưa tam gia đặt câu hỏi nhiều, chưa biết cách làm chủ không gian tờ giấy, sắp xếp các hình tượng chưa có chiều sâu không gian (xa - gần, to - nhỏ),... Do vậy, tính tích cực của trẻ trong hoạt động còn chưa cao.
Về kĩ năng ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều đạt ở mức độ trung bình. Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu, xong còn bắt chước, dập khuôn, chưa thể hiện được khả năng tự lực sử dụng nguyên vật liệu phối hợp với màu sắc phù hợp. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 Thực nghiệm Đối chứng
Về biểu hiện ý chí sáng tạo, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 2.04 điểm và nhóm đối chứng là 2.06 điểm. Kết quả này cho thấy trẻ chưa thật sự tự tin khi giải quyết nhiệm vụ tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên, chưa biết chọn nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với hình dạng đặc trưng của loại hình được miêu tả. Tỉ lệ trong cấu trúc cong thiếu chính xác. Tính tích cực của trẻ chưa phát huy được cao và chưa phù hợp với ý đồ tạo hình.
Bảng 3.2. Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm về tính tích cực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (tính theo %)
Lớp Số trẻ
Mức độ %
Tốt Khá Trung bình Yếu
Thực nghiệm 35 25 38.5 25 11.5
Đối chứng 35 26.5 35 21.5 15
Biểu đồ 3.2: Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm về tính tích cực của nhóm thực nghiệm và đối chứng (tính theo %)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tốt Khá Trung bình Yếu Thực nghiệm Đối chứng
63
Kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy mức độ biểu hiện tính tích cực ở hai nhóm lớp thực ngiệm và đối chứng là tương đương nhau, chưa có sự chênh lệch quá lớn và đều chưa cao. Cụ thể:
Mức độ tốt của trẻ ở cả hai lớp còn thấp, lớp thực nghiệm chiếm 25% và lớp đối chứng là 26.5%, tập chung chủ yếu ở mức khá và trung bình. Mức độ yếu còn tương đối nhiều: Lớp thực nghiệm chiếm 11.5% lớp đối chứng chiếm 15%.
Kết quả khảo sát tính tích cực của trẻ ban đầu là tương đương nhau và xoay quanh mức độ 2, 3, tỉ lệ mức độ 4 còn cao trong khi đó tỉ lệ ở mức độ 1 còn tương đối thấp. Điều này đòi hỏi giáo viên cần tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm phát huy tính tích cực của các cháu.
Như vậy, qua quá trình khảo sát trước thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng: Tính tích cực của trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm không có sự chênh lệch quá lớn ở các hoạt động tạo hình. Tính tích cực của cả hai nhóm đều đạt ở mức độ khá, trung bình; điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp tác động của giáo viên chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết trẻ đều biểu hiện tính tích cực của mình ở nhóm 2,3, mức độ 1 tương đối ít. Do vậy đòi hỏi các giáo viên cần có những biện pháp thích hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ.