Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6 Các giải pháp khác

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của văn hóa – thể dục thể thao theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của con ngƣời: Trên cơ sở mục tiêu đổi mới văn hóa – thể dục thể thao, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, định hƣớng trong công tác văn hóa, thể dục thể thao trong từng giai đoạn. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lƣợng của cả hệ thống và từng cơ sở văn hóa - thể thao; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lƣợng hoạt động văn hóa – thể dục thể thao

+ Đổi mới hoạt động, các chƣơng trình văn hóa, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời hƣởng thụ, hài hòa, đức, trí, thể, mỹ. Đổi mới nội dung văn hóa – thể dục thể thao theo hƣớng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề.

hóa, thể dục thể thao. Xây dựng các mô hình hoạt động Văn hóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao qua đó phù hợp với nhiều lứa tuổi ngƣời hƣởng thụ.

+ Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung văn hóa, nuôi dƣỡng văn hóa phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách.

+ Xây dựng và chuẩn hóa nội dung văn hóa – thể dục thể thao theo hƣớng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lƣợng.

- Đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp, kiểm tra và đánh giá kết quả văn hóa – thể dục thể thao, bảo đảm trung thực, khách quan: Việc kiểm tra và đánh giá kết quả công tác văn hóa - thể dục thể thao cần từng bƣớc theo các tiêu chí tiên tiến đƣợc xã hội và cộng đồng văn hóa - thể dục thể thao thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện với đánh giá qua các hội thi, hoạt động thể thao cấp trên tổ chức; Thực hiện đánh giá chất lƣợng hoạt động văn hóa - thể dục thể thao ở cấp độ quốc gia, địa phƣơng, từng cơ sở văn hóa - thể dục thể thao để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lƣợng văn hóa - thể dục thể thao. Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hƣớng chú trọng năng lực, chất lƣợng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp, trƣớc hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

- Hoàn thiện hệ thống văn hóa – thể dục thể thao: Trƣớc mắt, ổn định hệ thống văn hóa – thể dục thể thao nhƣ hiện nay. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống văn hóa – thể dục thể thao phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nƣớc, địa phƣơng và xu thế phát triển văn hóa - thể thao của thế giới. Quy hoạch lại cơ cấu tổ chức, mạng lƣới cơ sở văn hóa – thể dục thể thao gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh văn hóa – thể dục thể thao tại cơ sở, các câu lạc bộ thể thao, văn hóa, văn nghệ tại cơ sở khu dân cƣ. Khuyến khích xã hội hóa để đầu tƣ xây dựng và phát triển các cơ sở văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao quần chúng thu hút đông đảo ngƣời

tham gia.

- Đổi mới công tác quản lý văn hóa – thể dục thể dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở văn hóa – thể dục thể dục; coi trọng quản lý chất lƣợng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa – thể dục thể dục và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phƣơng. Phân định công tác quản lý nhà nƣớc với quản trị của cơ sở văn hóa – thể dục thể dục. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở văn hóa – thể dục thể dục.

Tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nhất là về chƣơng trình, nội dung và chất lƣợng các hoạt động văn hóa – thể dục thể dục. Phát huy vai tr của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nƣớc về văn hóa – thể dục thể dục.

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở văn hóa – thể dục thể dục; Thực hiện giám sát của các chủ thể trong cơ quan, tổ chức và xã hội; tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới văn hóa – thể dục thể thao: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức, viên chức và cán bộ quản lý văn hóa - thể thao gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo từng cơ quan, đơn vị và phân cấp quản lý.

Phát triển cơ sở văn hóa, thể dục thể thao. Các câu lạc bộ, loại hình hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của ngƣời dân; ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập, khắc phục tình trạng thiếu cơ sở vật chất tại các địa phƣơng.

chặt chẽ quản lý sử dụng kinh phí từ khâu phân bổ, cấp phát kinh phí. Thực hiện theo một quy trình thống nhất, đồng bộ, không trùng lặp nhƣng cũng không đƣợc bỏ sót công đoạn quản lý. Muốn vậy trƣớc hết cần phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện về chi ngân sách nhà nƣớc, tăng cƣờng các biện pháp tuyên truyền để các đơn vị dự toán thực sự thấy đƣợc rõ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc, thiết lập mối liên hệ chặt chẽ thƣờng xuyên hơn nữa giữa đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc nhà nƣớc.

Tăng cƣờng quản lý, giám sát chặt chẽ việc chi trả các chính sách chế độ đối với cán bộ, công nhân viên chức cũng nhƣ các vận động viên. Nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng và đơn vị để thấy đƣợc rõ ý nghĩa to lớn của các chính sách của nhà nƣớc đối với phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao; làm tốt trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan đơn vị tổ chức cá nhân trong quá trình thực hiện chính sách từ khâu rà soát, thẩm định, phê duyệt đối tƣợng đến tổ chức chi trả, thanh quyết toán nguồn kinh phí; đổi mới phƣơng thức cấp phát kinh phí thực hiện chính sách chế độ theo hƣớng sau khi chính sách có hiệu lực các cơ quan đơn vị phải tổ chức rà soát đối tƣợng và báo cáo nhu cầu kinh phí; cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tạm ứng trƣớc một phần nhu cầu kinh phí để các đơn vị có nguồn chủ động thực hiện chính sách, số kinh phí còn lại chỉ đƣợc cấp tiếp khi cấp dƣới có báo cáo danh sách đối tƣợng đến từng ngƣời, từng đơn vị và sau khi có báo cáo nhu cầu kinh phí gửi cơ quan tài chính cấp trên.

Tăng cƣờng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thủ trƣởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật đối với những khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, lãng phí, không đúng mục đích. Nếu vi phạm làm tổn thất ngân sách của Nhà nƣớc phải bồi thƣờng, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Văn hóa – thể dục thể thao hiện nay đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của nƣớc ta nói riêng. Vai trò của văn hóa – thể dục thể thao là hết sức to lớn, nó đào tạo ra đội ngũ những ngƣời lao động có tri thức, văn hóa, có kỹ năng tay nghề, có sức khoẻ và đặc biệt có đạo đức, tinh thần để hoạt động trong tất cả các ngành nghề, tạo ra của cải cho đất nƣớc. Theo Nghị Quyết của Đại hội VIII Đảng ta đã khẳng định, phát triển văn hóa – thể dục thể thao để đào tạo ra nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nƣớc nhà. Để làm đƣợc điều này thì hàng năm nhà nƣớc phải đầu tƣ một nguồn kinh phí không nhỏ từ ngân sách cho văn hóa - giáo dục. Tuy nhiên mọi nguồn lực đều có hạn, nguồn ngân sách nhà nƣớc ta cũng vậy, ngoài nhiệm chi cho văn hóa – thể dục thể thao, ngân sách nhà nƣớc còn phải chi cho nhiều hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội khác. Chính vì vậy một trong những giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay để góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa – thể dục thể thao là tăng cƣờng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho văn hóa – thể dục thể thao.

Nhận thức rõ vai trò của sự nghiệp văn hóa – thể dục thể thao đối với sự phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch văn hóa – thể dục thể thao là bƣớc khởi đầu và mang tính đi trƣớc so với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Mà đầu tƣ cho văn hóa – thể dục thể thao lại quyết định sự phát triển của ngành mà trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc là chủ yếu. Với mục đích là tìm ra biện pháp thích hợp nhằm tăng cƣờng quản lí các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho văn hóa – thể dục thể thao nhằm tăng tính hiệu quả của vốn đầu tƣ góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch mà Đảng và Nhà nƣớc đã đặt ra đối với sự nghiệp kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp văn hóa – thể dục thể thao nói riêng.

Trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục, thể thao của cả nƣớc nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng là rất cần thiết. Nguồn ngân sách nhà nƣớc hiện nay còn rất khó khăn, do đó, việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục, thể thao sẽ mang lại hiệu quả cho phát sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Về mặt lý luận: Trình bày khái quát các vấn đề về chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp văn hóa – thể dục thể thao, cơ cấu chi trong ngành văn hóa – thể dục thể thao thành phố Quy Nhơn nhằm tăng hiệu quả của nguồn vốn đầu tƣ cho văn hóa – thể dục thể thao. Phân tích một số cơ sở lý luận và từ thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục, thể thao trên địa thành phố để đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp phát triển văn hóa - thể dục thể thao trong thời gian đến.

Về mặt thực tế: Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu thực trạng về cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp văn hóa – thể dục thể thao nhằm phát huy tính hiệu quả của mỗi đơn vị vốn đầu tƣ, đề ra một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp văn hóa – thể dục thể thao.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với Bộ Tài chính: Về khuôn khổ pháp lý, Trung ƣơng cần bổ sung sửa đổi các quy định trong quản lý tài chính, ngân sách từ Luật ngân sách nhà nƣớc đến các văn bản dƣới luật đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng, các đơn vị sử dụng ngân sách trong quản lý tài chính, ngân sách.

Trong đó cần thiết phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan kho

bạc nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân sách nhà nƣớc, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phƣơng trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dƣới.

Bộ văn hóa thể thao và du lịch: Về công tác kế hoạch, quy hoạch phát triển văn hóa – thể dục thể thao. Nâng cao hiệu quả chất lƣợng công tác quản lý ngân sách văn hóa, thể dục thể thao phải gắn liền với thực hiện tốt quản lý văn hóa, thể dục thể thao theo quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa, thể dục thể thao và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành, địa phƣơng trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của thành phố, tỉnh.

Đây là khâu quan trọng để bảo đảm phát triển văn hóa, thể dục thể thao một cách toàn diện, lâu dài và bền vững. Kinh nghiệm cho thấy trong suốt cả một thời kỳ dài trƣớc đây do phát triển văn hóa, thể dục thể thao chƣa mang tính chiến lƣợc lâu dài, nên chất lƣợng công tác văn hóa, phong trào thể dục thể thao còn thấp so với yêu cầu phát triển của địa phƣơng, quản lý văn hóa, thể dục thể thao nói chung và quản lý tài chính đối với lĩnh vực nêu trên nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp và chồng chéo, phân tán, mạng lƣới cơ sở văn hóa, thể thao phân bố thiếu tính quy hoạch, không đồng bộ, bất cập giữa các vùng, cơ sở vật chất nhiều nơi đƣợc đầu tƣ khá khang trang nhƣng không sát với nhu cầu sử dụng thực tế, dẫn tới đầu tƣ thiếu hiệu quả, lãng phí, trong khi đó nhiều vùng cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt của ngƣời dân còn rất tạm bợ, ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng các hoạt động văn hóa, phong trào thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: https://quynhon.gov.vn

2. Bộ chính trị. (2011). Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011. 3. Bộ chính trị. (2016). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. 4. Bộ Tài chính. (2003). Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 . 5. Bộ Tài chính. (2012). Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012

Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước. Hà Nội.

6. Lê Thị Bích Thuận. (2013). Một số vấn đề quản lý nhà nƣớc về văn hóa.

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.

7. Luật Ngân sách nhà nước. (2015). Hà Nội: Chính trị.

8. Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Quyển 1.

(2003). Hà Nội: Tài chính.

9. Nguyễn Ngọc Thiện. (2019). Đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Tạp chí Cộng sản.

10. Nguyễn Quốc Huy. (2012). Giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

11. Nguyễn Thị Minh. (2008). Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.

12. Nguyễn Văn Trang. (2010). Quản lý chi ngân sách ở các tỉnh duyên hải miền Trung.

13. Nguyễn Vinh Hƣng. (2019). Chức năng quản lý văn hóa, giáo dục của Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế. Tạp chí Dân chủ và Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 82)