Kết quả tổng hợp về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 41 - 48)

6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Kết quả tổng hợp về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua

tập qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học

Trong những năm gần đây, việc không kiểm soát đƣợc những cảm xúc tiêu cực của học sinh, nhất là học sinh bậc lớp 1, 2 đã dẫn đến những xung đột học đƣờng mà hậu quả của nó đã để lại những hệ lụy về tâm lý, sự an toàn trƣờng học. Kết quả phỏng vấn ý kiến của một số GV và PHHS trong nhà trƣờng cho thấy:

Biểu hiện của cảm xúc tiêu cực của HS lớp 1, 2 đa dạng. Trong phạm vi đề tài giới hạn biểu hiện XCTC của HS cụ thể:

Về nét mặt:

Khi trao đổi với GV và PHHS đa phần các ý kiến cho rằng: Nét mặt các em có cau có, chau mày, chán nản, khó chịu, suy tƣ, …

Ý kiến của cô N.T.H cho rằng: “Trong giờ học tiếng Anh, cô giáo yêu

cầu HS đọc theo cô, học sinh H.T rời khỏi chỗ ngồi, đi đến góc lớp để uống nước.

Cô giáo tức giận “nhăn mặt, cau mày, tay cầm thước đuổi HS xuống lớp, quát to:

“Cô đã bảo không đƣợc uống nƣớc trong giờ học cơ mà. Xuống, xuống chỗ ngồi

ngay! Cô bảo đến giờ ra chơi mới đƣợc uống nƣớc!”. H.T đi xuống lớp, chân dậm

mạnh, nhăn mặt, quay đầu lại, nói to: “Sao con không đƣợc uống nƣớc khi sắp hết

tiết mà phải đợi đến giờ ra chơi mới đƣợc uống ạ!”.

Một số em vào tiết học luyện chữ, hay đọc thƣờng thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ nhƣ đang vội vàng đi đâu đó không chú ý tới đối tƣợng mình đang nói gì.

Đặc biệt, có một số bạn không giao tiếp mắt. Khi đọc có em chỉ nhìn lƣớt qua và đọc “vẹt” mà không luyến láy hoặc nhấn mạnh nội dung trọng tâm.

Đối với HS lớp 1, 2 mặc dù các em đã qua tuổi mầm non nhƣng sự ngây thơ, hồn nhiên vẫn đƣợc thể hiện rõ đặc biệt trong học tập. Trƣớc các tình huống có em mặt ngây ra, mắt nhìn thẫn thờ. Trong đó, có PHHS đánh giá trong quá trình học ở

nhà thƣờng xuất hiện biểu hiện “Mặt đỏ, tía tai” và “ủ rũ, mắt buồn” khi đƣợc cô phê bình. Trong đó ít GV, PHHS cho rằng HS có biểu hiện “Mặt tái nhợt” trong khi học.

Nhƣ ý kiến của cô N.T.K.T, trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 2, cô giáo yêu

cầu HS đọc bài lần lƣợt từng bạn theo nhóm. Học sinh N.K vui vẻ, thích thú đọc to,

rõ ràng đoạn 1, sau đó, quay người về phía bạn, chờ bạn đọc tiếp. Học sinh N.Q

đang nhìn mơ màng, giật mình, cúi xuống, mắt nhìn vào sách tìm đoạn bài bạn vừa

đọc xong, lo lắng. N.K tức giận“nhăn mặt, nhíu mày, quát to: Nhanh lên, không thì

các bạn phải đợi!”. N.Q luống cuống, đọc giọng lắp bắp, không rõ câu. N.K bực

tức, nói to:Tớ đọc rồi! Đến câu “….kể chuyện cơ mà!”.

Ngôn ngữ

Đối với HS lớp 1, 2 khẩu hình ngôn ngữ của một số em chƣa hoàn thiện hẳn, việc nói lắp, ngọng thƣờng xuyên diễn ra. Tuy nhiên, đây là biểu hiện do đặc điểm lứa tuổi. HS “Nói giọng bé, lắp bắp, không rõ lời” cũng là tình huống xảy ra khi đối diện với bài toán hoặc đọc.

Đặc biệt, cô N.T.B GV lớp 1A6 cho rằng: “Ngoài việc nói ngọng, lắp, một số em thƣờng có biểu hiện la hét, quát lớn tiếng đối với GV và các bạn khi cô yêu cầu trật tự”. Trong đó một số em thƣờng “Khóc to tiếng, nói ngắt quãng” vừa khóc vừa nói khiến cho tiết học bị ngƣng lại. Ở lứa tuổi này, “Nói chuyện riêng, thì thầm” trong giờ học thƣờng xuyên diễn ra ở cả lớp 1, 2 khác với biểu hiện “Khóc, nói lắp, nói ngắt quãng” thƣờng diễn ra ở lớp 1.

Cử chỉ điệu bộ:

Cử chỉ điệu bộ cũng phản ánh XCTC của HS. Điển hình nhất ở HS lớp 1, 2 theo đánh giá của GV là các em đã “Gây sự, trêu, giật sách, vở, đồ dùng học

tập…của bạn” hay “Viết nghệch ngoạc lên vở bạn, giật làm rách sách, vở, tranh

chỗ ngồi”. Đây là biểu hiện sự gây hấn, tác động đến yếu tố bên ngoài. Trong đó,

việc biểu hiện tâm lý trong hành động của bản thân các em cũng đƣợc GV ghi nhận

nhƣ: “Run khi đứng đọc, phát biểu trước lớp”. Đặc biệt có em nhƣ em P.M.H lớp

2E còn có biểu hiện chống đối trong học tập nhƣ “Đánh, đấm, đá, cắn…bạn” và “Ném, đặt mạnh sách, vở, đồ dùng học tập xuống bàn”.

Theo ý kiến của một số PHHS, khi kèm cặp và ngồi học cùng con ở nhà cũng cho thấy chiều hƣớng đa dạng của biểu hiện XCTC của HS nhƣ: “Dậm chân, tay vung vẩy” hay lảng tránh, …

Biểu hiện XCTC thƣờng thấy xếp thứ 3 ở HS lớp 1 và lớp 2 trong học tập là sợ hãi và lo lắng. Quan sát thấy, khi sợ hãi, HS có những biểu hiện “Mặt tái nhợt, nhíu mày, mắt không dám nhìn thẳng, môi khép hờ và hơi run”; “Nói giọng yếu ớt, lắp bắp, không rõ lời” ; “Run khi đứng đọc bài, phát biểu trƣớc lớp”; và “Thu mình co ngƣời lại, cúi đầu, không dám nhìn cô, che bài lại,..”. Có 91,2% PHHS và 93,6% GV cho rằng, nguyên nhân gây ra những biểu hiện sợ hãi, lo lắng… ở HS là do cô giáo phê bình, mắng, phạt, khi bị điểm kém...

HS có biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong giờ học (buồn chán- do ngồi bên

cạnh bạn hiếu động, hoạt động học tập không hấp dẫn; Sợ hãi- vì bị cô giáo phê bình vì không hoàn thành bài tập, không tập trung, nói chuyện riêng, mất trật tự, gây lỗi, học kém, không hiểu bài, quên sách vở, đồ dùng học tập; Tức giận là do bị

bạn lấy đồ, bạn trêu; Mệt mỏi vì không được bố, mẹ quan tâm, bị đói,…) (Cô N.T.C

- Lớp 2C và Cô L.T.T.H - Lớp 2D).

Biểu hiện XCTC của HS không chỉ diễn ra trong một số lớp, lớp trƣởng là ngƣời đƣợc cô giáo phân công quản lý các bạn trong lớp những lúc cô giáo vắng mặt hoặc bận việc (chấm bài,.... ở lớp). Lớp trƣởng đƣợc quyền ghi tên các bạn lên bảng, mắng, thậm chí cầm thƣớc đánh các bạn nói chuyện, mất trật tự, không làm theo yêu cầu của mình. Một số HS có biểu hiện “run, khóc” khi bị lớp trƣởng phạt, khi đƣợc hỏi nguyên nhân có những biểu hiện này, các em trả lời “Con sợ bạn đánh!”. Trong giờ học viết chính tả, GV yêu cầu lớp trƣởng cho các bạn đọc bài. Lớp trƣởng cầm thƣớc gõ xuống bàn, cả lớp bắt đầu đọc bài. Học sinh H.P nói

chuyện không đọc bài, lớp trƣởng lấy thước đánh vào tay H.P và quát to, dọa: “Ai

không trật tự sẽ bị ghi tên lên bảng và không nhận đƣợc sao!”. H.P giật tay lại, mắt nhắm, tránh né, kêu lên “A!”. Lớp trưởng ghi tên một bạn khác (M.C) mất trật tự

lên bảng. M.C sợ bị cô phạt, òa khóc.

Một số HS có biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi vào thời gian giờ học cuối buổi. Trong một số lớp chúng tôi dự giờ, có lớp các em phải học 2 tiết cuối là giờ Tập

viết do cô giáo phải đi dự giờ của lớp có GV chuẩn bị thi GV giỏi nên cho các em học ghép giờ để theo kịp chƣơng trình, có lớp các em học môn toán theo thời khóa biểu do nhà trƣờng quy định. HS phải học viết, học toán với thời gian dài (>35 phút) mà không đƣợc nghỉ giải lao, hơn nữa đến cuối buổi sáng, các em cảm thấy mệt mỏi, đói bụng...điều này làm ảnh hƣởng đến kết quả học tập (mắc nhiều lỗi khi viết hoặc làm toán).

Qua quan sát, cùng trao đổi với GV, PHHS cho thấy: phần lớn HS có biểu hiện xúc cảm tiêu cực khi bị cô phê bình, mắng, phạt vì không làm đƣợc bài, không hoàn thành bài tập, không thực hiện theo yêu cầu của cô giáo, đặc biệt trong các giờ tập viết đối với khối lớp 1 và chính tả đối với khối lớp 2.

Nghiên cứu đã cho thấy ở HS nhỏ, những cơ bắp và dây chằng đƣợc tăng cƣờng nhanh chóng, thể tích của chúng tăng lên, sức mạnh chung của cơ bắp tăng nhanh. Đồng thời, những cơ lớn phát triển hơn cơ nhỏ. Vì vậy, trẻ có khả năng nhiều hơn đối với những cử động tƣơng đối mạnh và vùng vẫy, nhƣng lại khó thực hiện những cử động nhỏ đòi hỏi tính chính xác. Sự cốt hóa các đốt ngón tay kết thúc ở tuổi lên 9-11, còn cốt hóa cổ tay kết thúc và lúc 10-12 tuổi. Điều này cho thấy tại sao HS lớp 1 khó khăn khi tập viết. Bàn tay trẻ chóng mỏi, không thể viết nhanh và quá lâu. Trong những giờ tập viết, GV không giao quá nhiều bài tập cho HS. Việc kéo dài thời gian tập viết sẽ làm cho trẻ chóng mỏi và chóng chán, dẫn đến trẻ viết càng xấu và không theo kịp các bạn. Hơn nữa, khi bị áp lực từ phía GV (mắng, phê bình…) khi mắc lỗi, càng làm cho trẻ sợ học viết. Qua quan sát giờ viết chính tả lớp 2A cũng đƣợc chúng tôi ghi nhận: “Trong giờ học viết chính tả, giáo viên hƣớng dẫn HS cách viết bài chính tả. Sau đó, đọc lần lƣợt từng câu để HS nghe và viết. Học sinh H.T đang cặm cụi viết bài vào vở. Cô giáo đi vòng quanh lớp để kiểm tra,

dừng lại nhìn vào vở của H.T, cô nói: “Viết chậm thế, các bạn viết 3 dòng, con viết

có 2 dòng, bảo sao không bị nhiều lỗi, trong 1 bài mà có 8 lỗi thì làm nhƣ thế nào?”.

H.T sợ hãi “mặt tái, cúi đầu, tay sờ góc bàn”. Cô giáo kéo tay H.T đặt mạnh xuống

mặt vở, mắng với giọng bực bội: “Để tay nhƣ thế thì viết làm sao đƣợc, tay để ở vở,

chứ sờ lên mặt bàn làm gì?”. H.T cúi mặt, tay run run viết bài”.

học là hiếu động nhƣ chƣa có ý thức kỷ luật nhƣ trong giờ học còn “Chơi đồ chơi (thẻ tranh, bi,…), nghịch bút, vẽ, gục đầu lên bàn, ..).

Tức giận là những xúc cảm tiêu cực ở HS có mức độ biểu hiện thƣờng xuyên xếp thứ 2 trong học tập. Qua quan sát, trao đổi, phỏng vấn sâu HS và GV cho thấy, biểu hiện tức giận của HS là biểu hiện điển hình và gây ra những biểu hiện tức giận ở HS nảy sinh bởi các kích thích từ phía bạn bè (giành giật vở, lấy đồ dùng học tập,...) nhƣ ý kiến của cô P.T.T dạy lớp 2 cho rằng: Trong giờ học Toán, cô giáo yêu cầu HS làm bài tập toán vào vở, học sinh H.A quay người lại đằng sau, gạch bút

vào vở trêu bạn “Cậu làm sai rồi!”. Học sinh M.C nhăn mặt, cau mày, nhìn bạn khó

chịu. H.A chỉ tay vào vở của bạn, nói “Làm phép cộng mới đúng!”. M.C sửa lại bài

theo gợi ý của bạn. Cô giáo sửa bải tập toán lên bảng và yêu cầu HS tự chấm bài của mình. M.C bật khóc to vì phát hiện bị bạn bày làm bài sai.

Dự giờ ở lớp học, chúng tôi thấy HS nảy sinh một số biểu hiện tức giận ở bởi các tác nhân kích thích đƣợc xác định có liên quan đến GV (Cô giáo phê bình, mắng, phạt,...). Ở một số HS có khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc, của mình, thiếu tính tự chủ, thƣờng có biểu hiện dễ tức giận. Đặc biệt, khi bị bạn bè chế giễu, các em thƣờng cãi lại, đánh lại bạn hoặc khi bị GV phê bình không chính xác... Ở tình huống trong biên bản quan sát giờ học đƣợc mô tả dƣới đây cho thấy: khi bị Cô giáo ép buộc, trẻ có những biểu hiện hành vi thể hiện sự tức giận của mình khá rõ.

Bên cạnh những biểu hiện trên, một số HS biểu hiện xúc cảm thất vọng, buồn vì không đƣợc cô gọi phát biểu ý kiến khi đã giơ tay nhiều lần. Quan sát lớp học cho thấy: HS hào hứng giơ tay phát biểu khi cô giáo đƣa ra câu hỏi, sau 2-3 lần không đƣợc cô gọi, trẻ thƣờng có biểu hiện “nói lẩm bẩm “Thật chán!”, “Lại không gọi nữa!”, và có thể nghĩ rằng cô giáo không quan tâm hoặc không tin vào khả năng của mình và rằng cô giáo đối xử không công bằng. Hoặc khi GV yêu cầu làm bài tập, thực hiện các hoạt động học tập lặp lại, HS chán nản, thất vọng và nói “Bài này đã học rồi, làm rồi!” “Đoạn này xem rồi!”. Qua quan sát giờ học tiếng Anh, cô giáo mở cho HS xem đoạn phim hoạt hình và thực hiện các động tác theo các nhân vật

trong phim. Đa số HS trong lớp có biểu hiện buồn, thờ ơ, chán nản với vẻ mặt ũ rũ,

thất vọng:“Lại xem đoạn này!”, “Đoạn này xem rồi!”, “Chán quá!”.

Trong giờ học, khi chúng tôi trao đổi, “Em đang cảm thấy nhƣ thế nào? Vì sao?”, thƣờng phần lớn các em nói mình thấy hồi hộp, một số HS khác có cảm giác hơi mệt mỏi, buồn ngủ..., do bị sốt, đói bụng,.. và một số em khác trả lời không biết.

HS đầu cấp tiểu học chưa kiềm chế được sự biểu lộ xúc cảm của mình. Xúc

cảm của HSTH chưa bền vững, chưa sâu sắc và dễ chuyển hóa. Ở các em, đối

tƣợng của tình cảm dễ thay đổi. Đặc biệt, HS lớp 1, lớp 2 thƣờng dễ xúc động, dễ tức giận, dễ khóc,…khi bị bạn trêu, cô giáo phạt; nhƣng các em cũng dễ vui vẻ, mỉm cƣời, reo lên, hoặc bàn tán xôn xao khi nhận đƣợc tin vui, đƣợc điểm cao.... Các em đang giận nhau, nhƣng một lúc sau đã quên ngay, dàn hòa, vui vẻ với nhau. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do ở lứa tuổi đầu cấp tiểu học, quá trình hƣng phấn còn mạnh hơn ức chế, vỏ não chƣa đủ sức thƣờng xuyên điều chỉnh hoạt động của bộ phận dƣới vỏ não. Mặt khác, ý thức và các phẩm chất của ý chí còn chƣa có khả năng điều khiển và điều chỉnh đƣợc những cảm xúc của các em. Trong quá trình quan sát giờ học toán, cô giáo đang hƣớng dẫn HS cả lớp cách tìm số hạng

trong một tổng. Học sinh N.K quay người, trêu bạn, đưa tay cấu vào tay bạn (M.T)

đang viết bài. Học sinh M.T đau, mặt đỏ, rơm rớm nước mắt, nhìn trừng trừng vào

bạn. Học sinh N.K tức giận, ngồi lấn sang, trừng mắt, bặm môi, giơ tay đấm nhẹ

lên mặt, thúc tay không cho bạn viết. Học sinh M.T tức giận, nhăn mặt, nhắm mắt,

nhích mông đẩy bạn ra, quay đầu lại cắn vào tay bạn, nói giọng bực bội “Lui ra!”,

giơ bút chì vào mặt bạn, lấy bút viết linh tinh vào vở của bạn. HS N.K sợ, ngồi lui

ra và kéo vở tránh né. Sau đó, cô giáo yêu cầu HS làm bài tập toán vào vở, N.K

quay sang hỏi bài bạn cách làm bài, M.T gật đầu đồng ý, mỉm cười, hướng dẫn bạn

và cùng nhau giải toán (Hồ sơ quan sát số 1, Phụ lục 3).

Có thể thấy, cùng một kích thích, ở các HS khác nhau nảy sinh những biểu

hiện xúc cảm khác nhau. Khi “cô giáo yêu cầu HS đọc bài” nhƣng ở một số HS

biểu hiện vui, thích thú, “khuôn mặt rạng rỡ, mắt mở to, đọc giọng to”, một số HS khác có những biểu hiện thờ ơ nhƣ: “Mắt nhìn mơ màng, nhìn ra bên ngoài lớp”, “gục đầu xuống bàn, chơi đồ chơi”, “nói chuyện thì thầm”, “quay ngang, quay ngửa, trêu bạn”... nhƣ trƣờng hợp quan sát trong giờ học ở lớp 1 dƣới đây: Trong

quan sát giờ học vần, cô giáo yêu cầu HS đọc các từ trên bảng. Học sinhP.H tỏ vẻ

vui thích, nét mặt rạng rỡ, mắt mở to, đọc bài to, rõ ràng. Cùng lúc đó, một số HS

ngồi cuối lớp nhìn ra ngoài sân trường, mơ màng, một số khác nằm trên bàn, cúi

đầu xuống, ngáp, thờ ơ. Bỗng nhiên, một học sinh (Q.A) tức giận, nói to:“Thƣa cô

ai lấy mất cờ của con rồi ạ!”. Cô giáo đưa mắt nhìn về phía HS, nghiêm giọng, nói

to: “Cất ngay không thì cô thu đồ chơi bây giờ”. HS sợ hãi im lặng, cất ngay đồ chơi (Hồ sơ quan sát số 2- Phụ lục 3).

Tóm lại, biểu hiện XCTC (thờ ơ, tức giận, sợ hãi, thất vọng, buồn) trong HĐHT của HSTH đƣợc thể hiện thông qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)