Rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 39 - 55)

7. Cấu trúc khóa luận

1.1.4. Rèn kỹnăng nhận biếtcảm xúccho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng

những vai trò khác nhau và trẻ gửi gắm tất cả mọi tình cảm, cảm xúc của bản thân vào vai trò ấy. Những tình cảm của trẻ được thể hiện một cách độc đáo: trẻ rất âu yếm khi bế một em bé, rất đồng cảm với người ốm khi làm bác sĩ hay chăm lo cho học sinh khi làm một cô giáo... Tất cả những điều đó là cơ hội tốt cho sự giáo dục những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, lòng nhân ái và cảm xúc ở trẻ. Đây chính là cơ sở quan trọng của sự phát triển nhân phẩm sau này.

Đồng thời, cảm xúc ở trẻ 4-5 tuổi không chỉ thể hiện ở thái độ với người xung quanh mà còn thể hiện ở thái độ đối với bản thân mình. Khi đảm nhận một vai xã hội, trẻ đã biết lĩnh hội các chuẩn mực, quy tắc hành vi đã biết phấn khởi khi người lớn khen ngợi (nếu thể hiện tốt vai chơi) hay buồn rầu khi bị nhắc nhở. Với sự hình thành sự tự ý thức ở trẻ 4-5 tuổi, trẻ bắt đầu gây ra niềm vui sướng tự hào, nỗi đau khổ, xấu hổ khi chỉ có một mình đứa trẻ mà không cần sự có mặt của người lớn. Luật lệ trong các trò chơi giúp trẻ điều khiển được những cảm xúc bột phát của bản thân mình, biết thể hiện sắc thái tình cảm một cách tế nhị như bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, giọng nói... Cho nên, ở thời điểm mà nhân cách vừa mới được hình thành người lớn cần giáo dục cho trẻ một lối sống đẹp, uốn nắn ngay từ đầu, tránh để lại những di chứng, những dấu ấn không đẹp trong tâm hồn trẻ. Nói cách khác, trò chơi đóng vai theo chủ đề đóng vai trò quan trọng đối với việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi.

1.1.4. Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. đóng vai theo chủ đề.

1.1.4.1. Khái niệm về “Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”.

“Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc là khái niệm được bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, nó được coi là một thành phần trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc” [6]. Theo Daniel Goleman, nhận biết cảm xúc thể hiện năng lực làm cho những cảm xúc của mình thích nghi với hoàn cảnh, là việc con người tự trấn an tinh thần của mình, thoát ra khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ,…[7]. Theo Nguyễn Thị Hải: “Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc là quá trình điều chỉnh cảm xúc của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp” [8]. Theo tiếp cận nhận thức, phản ứng của con người trước các sự kiện, tình huống trong cuộc sống là tổng hòa phản ứng của một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: nhận thức, cảm xúc, nhu cầu, động cơ và hành vi. Trong đó, nhận thức đảm nhận vai trò lí giải và đưa ra ý nghĩa cho các sự kiện, tình huống bên ngoài. Theo Nguyễn Thị Minh Hằng: “Nhận thức ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại như cảm xúc, nhu cầu, động cơ và hành vi của con người khi gặp phải một sự kiện kích hoạt nào đó” [9].

Trong đó, ở tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi, đây là thời kì phát triển mạnh mẽ hoạt động nhận thức của trẻ: Đó là sự định hướng của trẻ vào các thuộc tính và các quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng, cảm giác, tri giác, đó là những bước thay đổi mới trong quá trình tư duy và tưởng tượng. Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng đối với sự nhận thức của trẻ, đặc biệt là nhận biết cảm xúc, giúp trẻ được hòa mình vào những vai trò khác nhau và trẻ gửi gắm tất cả mọi tình cảm, cảm xúc của bản thân vào vai trò ấy. Với cảm xúc của trẻ trong khi chơi, ban đầu trẻ bắt chước hóa trang thành nhân vật, sau đó bắt chước cảm xúc, thái độ, cử chỉ, hành động của người bà đối với trẻ để trẻ nhập vai, trẻ sẽ hiểu được tình cảm của người bà dành cho người cháu thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ kết hợp với những hành động thực tiễn. Hai thành phần này tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo ra hành động

nhận cảm của trẻ. Hành động đó ngày càng có tổ chức, có hiệu quả hơn, đủ để tạo ra cho trẻ một hình ảnh tương đối đầy đủ về đối tượng.

Trên cơ sở những phân tích ở trên, việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc

của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ được hiểu là: Năng lực

vận dụng các cách thức hành động, vai chơi, nội dung chơi, đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc để nhận diện cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi trong quá trình chơi. Đồng thời là năng lực theo dõi, phát hiện, nhận biết và điều chỉnh quá trình bộc lộ cảm xúc bằng việc tập trung suy nghĩ về cảm xúc, điều chỉnh biểu hiện cơ thể, hành vi và ngôn ngữ của bản thân.

1.1.4.2. Tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ mầm non.

Con người là những thực thể xã hội và những mối quan hệ xã hội là yếu tố quyết định sự thành bại và hạnh phúc trong cuộc đời. Theo GS.Howard Gardner: “Trung tâm trí tuệ về quan hệ giữa con người là năng lực nắm được tâm trạng, tính khí, động cơ, ham muốn của người khác và phản ứng lại thích hợp; đó là năng lực khám phá tình cảm của mình và năng lực lựa chọn tình cảm để hướng dẫn ứng xử của mình theo sự lựa chọn ấy. Trong cuộc sống không một hình thức trí tuệ nào quan trong hơn điều đó” [19].

Trong giao tiếp, làm chủ được cảm xúc của mình là điều cần thiết, nhưng chưa đủ để đạt được mục tiêu mong muốn, mà còn phải biết cách diễn đạt nó một cách chân thật, tự tin, thông qua ngôn từ, giọng nói, nét mặt, cử chỉ... Mặt khác phải biết lắng nghe người khác, nếu cần thì mạnh dạn hỏi lại, để tin chắc rằng mình thấu hiểu tâm tư thật sự của họ, từ đó xác định cách ứng xử phù hợp, kịp thời, kể cả khi có bất đồng quan điểm.

Napoleon Hill, người có ảnh hưởng đến sự thành đạt của nhiều ngàn triệu phú Mỹ cho rằng: “Có một đức tính không gì có thể thay thế được vì nó có khả năng làm rung động lòng người hơn hết thảy mọi đức tính quý báu

khác, đó là sự chân thành”[14]. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ kĩ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúp trẻ học và phát triển toàn diện của trẻ. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non cần được tiến hành tích hợp với các mặt phát triển thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ. Kỹ năng nhận biết cảm xúc được xem là “điểm bắt đầu”, là nền tảng quan trọng nhất trong các kỹ năng sống cần trang bị cho trẻ khi các em bước những bước đi đầu tiên trên hành trình học tập và giao tiếp xã hội của mình:

- Giúp các em hiểu mình và những cảm xúc bên trong chính bản thân mình. - Giúp các em có cách ứng xử bình tĩnh, nhã nhặn trong những tình huống khó chịu. (Chẳng hạn như bị bạn trêu chọc, cảm thấy cô đơn khi bố mẹ sinh em bé, sợ hãi khi phải đi học...).

- Giúp các em trở thành người nhạy bén về cảm xúc, giao tiếp tốt, biết quan tâm, biết sẻ chia. (Vì chỉ khi biết cách cảm nhận và đánh giá được cảm xúc của người khác thì mới có thể quan tâm và giao tiếp hiệu quả).

- Giúp các em hình thành những kỹ năng sống quan trọng để hòa nhập vào một môi trường mới một cách tự tin, hòa đồng.

- Giúp các em học tập tốt hơn và hòa nhập với bạn bè tốt hơn khi ở trường. Ở trường, trẻ tương đối gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè bởi vì trẻ không giống như người lớn, trẻ không thể thành thạo để kiểm soát cảm xúc. Như vậy, sự xung đột và hiểu lầm càng có cơ hội gia tăng khi trẻ đi học. Vì vậy, sự hiểu biết về cảm xúc càng cao thì trẻ càng kiểm soát các tình huống và thích ứng với chúng. Đồng thời nó làm hạn chế những xung đột xảy ra giữa trẻ với bạn bè cùng trang lứa qua đó sẽ giúp giáo viên quản lý lớp học tốt hơn. Khi trẻ giao tiếp tương tác với cô giáo, thông qua lời nói hoặc những biểu hiện cảm xúc thể hiện trên nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, người lớn có thể dễ

dàng nhận thấy những cảm xúc trẻ đang trải qua. Từ đó sẽ kịp thời chia sẻ, động viên, giúp trẻ đối phó một cách an toàn và lành mạnh.

Đặc biệt, có thể phân biệt thành vi tốt - xấu và lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Khắc phục những nét tính cách không hay như ích kỉ, thiếu tự tin... Trang bị cho trẻ những kỹ năng thiết yếu để thành công trong học tập và cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề. Như vậy, giáo dục kĩ năng nhận biết cảm xúc có ý nghĩa quan trọng hình thành giá trị nhân cách và góp phần quyết định thành công của một con người.

1.1.4.3. Nội dung rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.

Nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non [6].

Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) của người khác qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.

Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) của bản thân qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc. Trẻ ý thức về bản thân thông qua tên gọi, các diễn biến sinh lí, cảm xúc, nhận biết được mối liên hệ giữa các ý nghĩ, cảm xúc và phản ứng hành vi của mình. Mức độ cao của tự ý thức là nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tự nhận thức về mình một cách khách quan, trung thực.

Làm chủ được các cảm xúc của bản thân. Đây là một nội dung quan trọng, vì trẻ nhận thức được cảm xúc của mình do nguyên nhân nào, nguồn gốc từ đâu gây nên mà biết kiềm chế cơn giận dữ, sự lo âu, buồn sầu, biết nhận trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình, biết tôn trọng điều mình thỏa thuận, biết giữ đúng lời hứa.

Giáo dục khả năng hợp tác với mọi người: Khả năng này nảy sinh từ nhiều cảm xúc, ban đầu từ đồng cảm đến biết chia sẻ, an ủi, quan tâm đến bạn

những khi bạn vui buồn. Để hòa nhập được với xã hội, điều quan trọng là phải biết nhận ra và lí giải những cảm xúc của người khác và có thể đáp ứng lại những cảm xúc ấy một cách phù hợp, biết xin lỗi khi làm sai, cũng như biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Những nội dung nhận biết cảm xúc cho trẻ là những thái độ căn bản của đạo đức cá nhân, cần được hình thành từ bé để xây dựng nền tảng nhân cách cho con người. Người lớn cần có sự định hướng khéo léo, tinh tế cho trẻ thông qua sự chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày (ở nhà và ở trường) để những giá trị sống tốt đẹp dần dần được tích lũy bền vững.

Nội dung phát triển kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ trong tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi đã chỉ ra: “Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. Nhận ra và nói được các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh, ảnh” [11]. Ngoài ra, có một số gợi ý thể hiện sự an ủi, chia vui với người thân và bạn bè như: Nhận ra tâm trạng của người thân, bạn bè (buồn hay vui); biết an ủi, chia vui phù hợp với học; an ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm, mệt hoặc buồn rầu bằng lời nói, cử chỉ; chúc mừng, động viên, khen ngợi hoặc reo hò, cổ vũ bạn, người thân khi có niềm vui: ngày sinh nhật, có em bé mới sinh, có quần áo mới, chiến thắng trong cuộc thi, hoàn thành một sản phẩm tạo hình...

Theo dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non về lĩnh vực giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội. Phát triển tình cảm bao gồm:

- Nhận biết và thể hiện cảm xúc.

- Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác. - Kiểm soát cảm xúc của bản thân.

1.1.4.4. Biểu hiện kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.

Ở nghiên cứu này chúng tôi xem kỹ năng nhận biết cảm xúc là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Vì thế, chúng tôi dựa vào những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề để phân tích những biểu hiện của kỹ năng nhận biết cảm xúc. Các tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về biểu hiện của kỹ năng nhận biết cảm xúc thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề như sau:

Theo nhà tâm lý học Daniel Goleman, nhận biết cảm xúc là trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh. Trẻ biết bản thân đang có những cảm xúc gì, có thể mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân cho người khác hiệu, trẻ biết được [13].

Bộc lộ cảm xúc: Một trong những quá trình liên quan đến phát triển cảm xúc là biểu lộ cảm xúc. Ở giai đoạn rất sớm của cuộc sống, trẻ sơ sinh có khả năng biểu lộ một mức độ cảm xúc rộng rãi khác nhau bao gồm: thích thú, mỉm cười, khó chịu và đau đớn. Vào khoảng 2 - 3 tháng tuổi trẻ biểu hiện được sự buồn rầu và giận dữ, ngược lại sợ hãi xuất hiện vào lúc trẻ được khoảng 6 - 7 tháng tuổi. Cùng với sự phát triển gia tăng về nhận thức sau năm đầu đời, trẻ có thể biểu lộ được những cảm xúc phức tạp hơn như là sự khinh rẻ, xấu hổ, e thẹn, và tội lỗi. Sự biểu lộ cảm xúc xuất hiện bị ảnh hưởng nhiều bởi người chăm sóc. Trẻ bắt chước trực tiếp cảm xúc của người chăm sóc và ngược lại người chăm sóc củng cố một cách chọn lọc đối với những biểu lộ trên khuôn mặt của trẻ nhỏ, ví dụ: trẻ cười theo kiểu này thì nét mặt của người chăm sóc thay đổi theo một kiểu nào đó và được lặp lại nhiều lần, các bà mẹ đáp ứng một cách khác nhau đối với việc biểu lộ giận dữ ở những trẻ nhũ nhi trai và gái. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ sẽ đóng vai vào các công việc của người lớn, bắt chước hành động và lời nói của người lớn mà trẻ đã được chứng kiến. Khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thoả mãn nguyện vọng được sống và hoạt động như người lớn. Trong trò chơi này, lần đầu tiên mối quan hệ giữa người với người được thể hiện ra một cách khách quan trước trẻ.

Ghi nhận cảm xúc (Emotion recognition): Trẻ em có thể thăm dò khuôn mặt của người chăm sóc nhằm để có được các gợi ý về ý nghĩa của các sự kiện xảy ra xung quanh chúng [9]. Điều này an toàn hay nguy hiểm? Trẻ nhỏ thường nhìn xem việc biểu lộ cảm xúc của những người xung quanh chúng để diễn giải thậm chí đối với cả trải nghiệm nội tâm của chính trẻ: ví dụ, trẻ nhỏ bị ngã, tùy theo sự biểu lộ cảm xúc của cha mẹ là báo động hay bình tĩnh mà

Một phần của tài liệu Kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)