7. Kết cấu của luận văn
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi sự nghiệp cho phát triển văn
đối với bất cứ một địa phƣơng, đơn vị nào.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi sự nghiệp cho phát triểnvăn hóa, thể dục, thể thao văn hóa, thể dục, thể thao
1.3.1. Chế độ chính sách quản lý tài chính công
Đó là sự ảnh hƣởng của những văn bản của Nhà nƣớc có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho văn hóa - thể dục thể thao. Quy định phạm vi, đối tƣợng chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. [4]
Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách trƣớc hết phải nói đến chế độ chính sách quản lý tài chính công. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nƣớc có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về chế độ chính sách quản lý tài chính công có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt đƣợc hiệu quả.
1.3.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao
Văn hóa – thể dục thể thao có tầm quan trọng lớn lao, sự phát triển của văn hóa – thể dục thể thao có ảnh hƣởng đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là việc phát triển văn hóa, xã hội. Nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣa nƣớc ta trở thành quốc gia phát triển, Đảng và
20
Nhà nƣớc ta luôn coi trọng văn hóa – thể dục thể thao là nhiệm vụ quan trọng. Xuất phát từ chủ trƣơng, chính sách ấy mà Nhà nƣớc ta dần có sự thay đổi về phƣơng thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực văn hóa – thể dục thể thao. Đầu tiên phải kể đến đó là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị (khóa XI) “về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, tạo bƣớc phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”. Tiếp theo là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc trao quyền tự chủ về tài chính giúp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong điều hành ngân sách, tự chủ trong chi tiêu điều đó hạn chế những tiêu cực lãng phí, làm tăng thu, tiết kiệm chi phí nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức làm trong ngành văn hóa – thể dục thể thao. Sau đó là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 thay thế cho Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 thay thế cho Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006, theo đó đơn vị sự nghiệp công lập không những đƣợc trao quyền tự chủ về tài chính mà còn đƣợc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – thể dục thể thao là một bƣớc cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng của các đơn vị sự nghiệp. [2] [3]
1.3.3. Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý
Mỗi đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc có tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để thực hiện các chức năng của mình. Hiệu quả hoạt động và chất lƣợng cán bộ có tác động rất lớn tới quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý chi ngân sách ngƣời ta thƣờng đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện
chức năng này, quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dƣới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó.
Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp trên, cấp dƣới, giữa các ngành không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách, nhất là đối với ngành văn hóa, một ngành thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chi thƣờng xuyên bởi hệ thống lớn, nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp, không đảm bảo thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cho văn hóa - thể thao.
1.3.4. Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao
Mạng lƣới tổ chức hoạt động Văn hóa - thể thao là hệ thống các nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm vui chơi, luyện tập và thi đấu thể thao, cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ. Nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp tới khoản chi lƣơng, phụ cấp lƣơng, phúc lợi tập thể cũng nhƣ chi phí quản lý hành chính. Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lƣới văn hóa – thể dục thể thao sẽ tác động mạnh tới số chi ngân sách nhà nƣớc, một mạng lƣới văn hóa – thể dục thể thao vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí trƣờng lớp hợp lý đảm bảo đƣợc chất lƣợng công tác quản lý thì phần nào sẽ giảm chi cho ngân sách nhà nƣớc và ngƣợc lại thì chi ngân sách nhà nƣớc sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc sẽ giảm xuống.
Với ảnh hƣởng của nhân tố này theo quan điểm về lâu về dài là từng bƣớc hợp lý hóa mạng lƣới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹ biên chế, nâng cao chất lƣợng phục vụ, từng bƣớc cải cách hành chính trong hệ thống Văn hóa - thể thao. Ngành tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi ngân sách
22
nhà nƣớc cho Văn hóa - thể dục thể thao để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lƣới Văn hóa – thể dục thể thao.
1.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho văn hóa, thể dục, thể thao
Nhân tố này có ảnh hƣởng đến các khoản chi có tính chất không thƣờng xuyên của ngân sách nhà nƣớc cho Văn hóa – thể dục thể thao nhƣ khoản chi sửa chữa, mua sắm máy móc, thiết bị...., khoản chi này không có định mức quản lý và đƣợc xác định tùy thuộc vào thực trạng của từng cơ sở văn hóa.
Hệ thống máy móc thiết bị tại các cơ sở văn hóa – thể dục thể thao đã lỗi thời, khiến cho công việc nhập và xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian. Các cán bộ phụ trách tài chính đã nhiều lần kiến nghị lên xin chi nâng cấp, nhƣng vì nguồn vốn của các địa phƣơng vô cùng hạn hẹp và cần phải chi cho rất nhiều các hoạt động khác trong địa phƣơng nên cho đến nay vẫn chƣa đƣợc đáp ứng.
Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất nhƣ bàn, ghế, tủ đựng tài liệu,... của các cơ sở văn hóa, trung tâm thể thao cơ bản đã cũ nát và không đƣợc nâng cấp nhiều năm nay. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới công tác lƣu trữ, bảo quản các tài liệu quan trọng về quản lý tài chính.
1.3.6. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị [5] Với bất kỳ cơ chế quản lý nào đều phải đƣợc giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Đây có thể là công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị hay là sự giám sát của các cơ quan khác ngoài đơn vị nhƣ cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán. Việc kiểm tra giám sát luôn luôn cần thiết và ảnh hƣởng trực tiếp đến cơ chế tài chính. Bởi trong quá trình điều hành ngân sách, thực thi các nhiệm vụ của mình, đơn vị có thể vấp phải sai sót. Việc kiểm tra, kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính từ đó kịp thời đƣa ra các biện pháp khắc phục. Đặc biệt là khi có ngƣời lợi dụng kẽ hở của quản lý tài chính để tham ô, tham nhũng. Khi đó, việc kiểm tra,
kiểm soát sẽ vấp phải những khó khăn song nó sẽ giúp cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện hơn.
1.3.7. Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
Việc quản lý chi ngân sách luôn chịu ảnh hƣởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của ngƣời dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của ngƣời dân. Do đó, ở nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, ngƣời ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi ngân sách nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng nhƣ ý thức về sử dụng các khoản chi chƣa đƣợc đúng mức còn có tƣ tƣởng ỷ lại Nhà nƣớc thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới số chi ngân sách nhà nƣớc cho văn hóa – thể dục thể thao giúp chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về những ảnh hƣởng của các nhân tố trên đối với việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho văn hóa – thể dục thể thao ở các năm, giải thích đƣợc sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tƣợng kinh tế xã hội mà thấy đƣợc sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp.
Khi ấy các nhân tố ảnh hƣởng đã thực sự trở thành các cơ sở khoa học để xác định số chi ngân sách nhà nƣớc cho văn hóa – thể dục thể thao. Ngoài ra trong công tác quản lý tài chính cũng thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của các nhân tố đó mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ.
24
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ DỤC, THỂ THAO TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố Quy Nhơn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Định, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phƣớc, phía bắc giáp các huyện Tuy Phƣớc và Phù Cát, Phía nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Cách Hà Nội 1.065 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía nam, cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 165 km và cách thành phố Đà Nẵng 323 km. Tổng diện của thành phố là 284 km². Thành phố Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí nhƣ núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nƣớc lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Vừa mở thêm khu kinh tế Nhơn Hội. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5 độ C. Quy Nhơn đƣợc biết đến nhƣ một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài nguyên đất có bán đảo Phƣơng Mai với diện tích 100km, đầm Thị Nại 50km (trong đó: Quy Nhơn 30km, huyện Tuy Phƣớc 20km), có trên 20.000ha rừng. Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granít (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngƣ trƣờng rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lƣợng đứng sau tỉnh Khánh Hòa). Nguồn nƣớc
ngầm với trữ lƣợng khá lớn (dọc lƣu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phƣơng Mai) bảo đảm cung cấp nƣớc sạch cho thành phố.
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế
Thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội, khoa học, kỹ thuật của tỉnh Bình Định, thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm 16 phƣờng, 05 xã, dân số trên 290.000 ngƣời, diện tích 285.49 km2. Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngƣ nghiệp trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2014 đạt: 5,5% - 47,6% - 46,9%. Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 918,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 608 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2018 là 6.052 USD/ngƣời. [1]
Theo quyết định 1672/QĐ-TTg 2018 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia theo định hƣớng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan toả đến hệ thống đô thị toàn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Phát triển khu kinh tế Nhơn Hội làm động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á.
Về phát triển kinh tế: Tổng sản phẩm địa phƣơng (GRDP) bình quân hàng năm tăng 11%; trong đó: lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,3%, dịch vụ tăng 12,4% và nông - lâm - thủy sản tăng 3,8%. GRDP bình quân đầu ngƣời đến cuối năm 2014 đạt 66 triệu đồng (3.052 USD) tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực: công nghiệp - xây dựng 47,6%, dịch vụ 46,9% và nông - lâm - thủy sản 5,5%.
26
hóa và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 14,3%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 530,4 triệu USD, gấp 1,4 lần so với năm 2010. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 2,52 tỷ USD, giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 764 triệu USD.
Sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2014 đạt 7,85 triệu tấn, tăng 1,6 lần so với năm 2010.Công tác quy hoạch, quảng bá du lịch đƣợc tăng