Mô hình thiết bị HbbTV1.0

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và xây dựng ứng dụng minh họa (Trang 38 - 40)

Sex-top-box (STB) là một thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình và sau đó chuyển dữ liệu hình ảnh và âm thanh lên màn hình TV, hiện nay đa phần các dòng smartTV đều đã thiết lập sẵn thiết bị giải mã tín hiệu này. Với chuẩn HbbTV hay chuẩn công nghệ truyền hình lai ghép giữa truyền hình quảng bá và công nghệ truyền hình internet thì STB đòi hỏi chức năng xử lý và ghép 2 luồng tín hiệu song song với nhau. Sơ đồ của một thiết bị giải mã HbbTV được mô tả trong hình 3.2.

Qua giao diện broadcast thiết bị đầu cuối nhận các luồng dữ liệu: bảng thông tin ứng dụng AIT (Application Information Table), nội dung A/V broadcast, dữ liệu Hình 3.2: Mô hình thiết bị hỗ trợ chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV 1.0 [5] [5]

29

ứng dụng và các sự kiện luồng. Hai luồng dữ liệu (luồng sự kiện và dữ liệu ứng dụng) được chuyển đổi tới môi trường chạy thực (Runtime environment) bằng cách sử dụng một đối tượng lặp vòng DSM-CC (Digital Storage Media – Comand and Control), về cơ bản DSM-CC có nhiệm vụ đóng gói file, thư mục ứng dụng và truyền chúng theo cơ chế lặp mà đầu thu có thể dễ dàng nhận được từng thành phần dữ liệu riêng. Môi trường chạy thực có thể được xem như là một bảng kết quả mà ở đó giao diện ứng dụng có thể được hiển thị và thực hiện. Trình duyệt, trình quản lý ứng dụng hợp nhất tạo thành môi trường Runtime. Trình quản lý ứng dụng có nhiệm vụ quản lý bảng thông tin AIT để kiểm soát vòng đời cho một ứng dụng tương tác. Trình duyệt có nhiệm vụ hiển thị và thực hiện một ứng dụng tương tác.

Đối với nội dung A/V broadcast được xử lý theo phương thức giống như các thiết bị đầu cuối thông thường. Nó bao gồm thành phần chức năng có tên là Broadcast Processing bao gồm tất cả các chức năng của thiết bị đầu cuối DVB thông thường. Ngoài ra có thêm một số thông tin và chức năng khác từ thành phần xử lý nội dung phát sóng (Broadcast Processing), những thông tin này có thể được truy cập qua môi trường chạy thực (ví dụ: thông tin danh sách các kênh, bảng thông tin sự kiện AIT, các chức năng cho việc điều chỉnh). Ngoài ra một ứng dụng có thể được mở rộng bằng việc tắt hoặc nhúng nội dung A/V broadcast trong giao diện người dùng. Các chức năng này được cung cấp bởi một công cụ đa phương tiện (Media Player), như trên hình 3.2, nó bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc xử lý nội dung A/V.

Qua giao diện broadband thiết bị đầu cuối có thể kết nối internet. Việc kết nối này cung cấp con đường thứ 2 cho việc yêu cầu dữ liệu ứng dụng từ các máy chủ của nhà cung cấp. Ngoài ra các kết nối này được sử dụng để nhận các nội dung A/V (ví dụ: đối với ứng dụng nội dung theo yêu cầu). Thành phần xử lý giao thức mạng (Internet Protocol Processing) bao gồm tất cả chức năng được cung cấp bởi thiết bị đầu cuối để xử lý dữ liệu đến từ internet. Thông qua các thành phần này các dữ liệu sẽ được cung cấp đến môi trường chạy thực. Nội dung A/V được gửi đến một công cụ đa phương tiện (Media Player) theo một phương thức khác có thể được

30

điều khiển bởi môi trường chạy thực, do đó nó có thể được nhúng vào giao diện người dùng qua một ứng dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và xây dựng ứng dụng minh họa (Trang 38 - 40)