Tình hình xuất khẩu cà phê nước ta trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN KINH TẾ VI MÔ đề TÀI CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ (Trang 28 - 31)

V- PHÂN TÍCH CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NƯỚC TA 5.1 Diện tích cà phê nước ta hiện nay.

5.3. Tình hình xuất khẩu cà phê nước ta trong những năm gần đây.

Theo số liệu của Bộ Cơng Thương, tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2014-2015 (tức từ tháng 10/2014 đến cuối tháng 09/2015) sụt giảm đáng kể so với niên vụ trước. Cụ thể, xuất khẩu cà phê của cả nước niên vụ 2014-2015 đạt 1,269 nghìn tấn, tương đương 2,648 triệu USD, giảm 23.5% về sản lượng và giảm 21.9% về giá trị.

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2016-2017 được dự báo là sẽ giảm do sản lượng cà phê trong nước bị hụt và ngành rang, xay cà phê trong nước phát triển. Trong niên vụ năm nay, thặng dư sản xuất chỉ đạt 23,6 triệu bao so với 25,6 triệu bao trong vòng 5 năm qua. Xuất khẩu cà phê sẽ đạt 26 triệu bao.

Theo báo cáo "Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 8/2017 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xuất khẩu cà phê tháng 8 năm 2017 ước đạt 88 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,02 triệu tấn và 2,33 tỷ USD, giảm 19,9% về khối lượng

nhưng tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 15,4% và 13,9%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Hàn Quốc (70,3%), Bỉ (29,8%), Hoa Kỳ (20%), Italia (16,7%), Angieri (13,1%) và Đức (10,2%).

Trong niên vụ 2017-2018, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trở lại do thặng dư sản xuất có thể phục hồi lên mức 25,5 triệu bao, tăng nhẹ so với mức dự đốn 26,05 triệu bao trước đó. Ngun nhân chính là do sản lượng hạt cà phê tươi xuất khẩu được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới. Các chuyên gia cũng cho rằng tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2017/18 sẽ dao động trong khoảng 26,65 triệu bao do sản lượng cây trồng hạn chế và lượng cà phê dự trữ đang ở mức cao.

Xuất khẩu hạt cà phê tươi:

Theo các số liệu thương mại, tổng sản lượng xuất khẩu hạt cà phê tươi của Việt nam trong niên vụ 2016/17 ước đạt 24 triệu bao, tăng 500.000 bao so với dự đốn của Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu hạt cà phê Robusta tươi được dự báo sẽ tăng mạnh, tuy nhiên mức tăng này vẫn thấp hơn so với niên vụ 2015/16 2,95 triệu

bao do việc sản lượng cây trồng bị giới hạn. Sản lượng hạt cà phê tươi xuất khẩu trong niên vụ 2017/18 được dự đoán sẽ ở mức 24 triệu bao, do khối lượng dự trữ niên vụ

2016/17 được kỳ vọng ở mức thấp.

Xuất khẩu cà phê hoà tan và cà phê rang:

Sản lượng cà phê rang xuất khẩu của Việt Nam trong niên vụ 2015/16 đạt 550 nghìn bao, trong khi đó sản lượng cà

phê hoà tan xuất khẩu đạt 2 triệu bao. Theo dự báo của các chuyên gia, sản lượng xuất khẩu cà phê rang của nước ta trong niên vụ 2016/17 sẽ khơng có sự thay đổi do

ngành này hiện có mức phát triển thấp. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu cà phê hoà tan sẽ tăng thêm 100.000 bao đạt 2,1 triệu bao do các cơng ty có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc đang nhận được nguồn vốn đầu tư lớn.

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) đang lên kế hoạch cho lần phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) vào năm 2018 do chính phủ đang rút dần cổ phần tại công ty.

Các số liệu thống kê hải quan nước ta cho thấy tổng khối lượng cà phê xuất khẩu trong 11 tháng qua (2017) chỉ đạt 1,28 triệu tấn, giảm tới 21,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại đạt 2,92 tỉ đô la Mỹ, chỉ giảm nhẹ 2,8%.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN KINH TẾ VI MÔ đề TÀI CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)