Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 32 - 51)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.4. Phương pháp khảo sát

Để đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thực trạng được khách quan và chính xác, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu thập, xử lý thông tin:

- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp xuyên suốt quá trình từ khi xác định thực trạng đến khi làm thực nghiệm, chúng tôi xuống lớp mẫu giáo lớn để quan sát cách thiết kế trò chơi đóng kịch nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi trong suốt quá trình chơi.

- Phương pháp đàm thoại:

Đàm thoại với giáo viên về các quy trình, cách thiết kế kế trò chơi đóng kịch nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.

- Phương pháp điều tra bằng Anket:

Chúng tôi phát phiếu điều tra cho các giáo viên để lấy ý kiến của họ về các quy trình, cách thiết kế kế trò chơi đóng kịch nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.

1.2.5. Kết quả khảo sát

1.2.5.1. Kết quả khảo sát, đàm thoại, dự giờ trò chơi

Qua quan sát về việc thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đi đến một vài nhận xét sau:

a. Ưu điểm

- Ở trường mầm non đã quan tâm, chú ý đến vấn thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Trong quá trình thiết kế trò chơi đóng kịch, giáo viên đã biết chú ý đến mục đích của trò chơi đóng kịch và thái độ của trẻ trong khi chơi.

- Giáo viên đã biết vận dụng, kết hợp các kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng để thiết kế trò chơi đóng kịch để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ.

- Trẻ hứng thú với những trò chơi đóng kịch mà cô đưa ra. b. Hạn chế

- Trò chơi thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế, chưa phong phú.

- Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc thiết kế trò thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi nên việc giúp đỡ, hỗ trợ và vận dụng các trò chơi đóng kịch cho trẻ còn hạn chế.

- Trẻ vẫn còn rụt rè, chưa thực sự hết mình trong khi chơi 1.2.5.2. Kết quả điểu tra bằng phiếu Anket

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 25 giáo viên của trường mầm non Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

- Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 -6 tuổi thông

qua trở chơi đóng kịch

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập được ý kiển của các giáo viên trong trường mầm non Gia Cẩm như sau:

Bảng 1.1: Đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của việe thiết kế trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 - 6 tuổi.

STT Tầm quan trọng Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 20/25 80

2 Quan trọng 5/25 20

3 Bình thường 0/25 0.00

4 Không quan trọng 0/25 0.00

Kết quá nhiều điều tra và số liệu thống kê cho thấy, có 100 % giáo viên được điều tra tầm quan trọng việc thiết kế TCĐK cho trẻ 5 - 6 tuổi thông là

rất quan trọng ( chiếm 80% ). Qua việc điều tra chúng tôi nhận thấy đa số các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết kế trò chơi đóng kịch. Thiết kế trò chơi đóng kịch là cách giáo dục đạo đức hiểu quả nhất giành cho trẻ, thông qua trò chơi trẻ được trực tiếp hóa thân vào các vai trẻ được thỏa mãn nhu cầu làm người lớn, đóng vai nhân vật mình thích từ đó hiểu được cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày và điều chỉnh hành vi của mình, giúp trẻ hình thành những tình cảm đạo đức, kĩ năng và thói quen hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày.

Như vậy , tất cả các GV tham gia vào nghiên cứu này nhận thức rất rõ về sự cần thiết của thiết kế trò chơi đóng kịch với trẻ mầm non . Tuy nhiên, áp dụng TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi chưa được diễn da thường xuyên và ít được tổ chức.

- Ưu thế của trò chơi trong chương trình giáo dục mầm non.

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập được ý kiến của các giáo về ưu thế của trò chơi trong chương trình giáo dục mầm non được thể hiện số liệu ở bảng 1.2:

Bảng 1.2 : Ƣu thế của trò chơi trong chƣơng trình giáo dục mầm non

STT Trò chơi Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Trò chơi vận động 2/25 8

2 Trò chơi dân gian 4/25 16

3 Trò chơi lắp ghép, xây dựng 2/25 8

4 Trò chơi đóng vai theo chủ đề

2/25 8

5 Trò chơi đóng kịch 10/25 40

6 Trò chơi học tập 4/25 16

7 Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại

Từ kết quả thu được ở bảng 1.2 ta thấy, trong việc sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi thì trò chơi đóng kịch được nhiều giáo viên lựa chọn nhất có 10/25 giáo viên lựa chọn (chiếm 40 %), tiếp đó là trò chơi dân gian và học tập có 4/25 lựa chọn (chiếm 16%). Những trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại cũng được giáo viên lựa chọn để giáo dục đạo đức cho trẻ, tuy nhiên với tỉ lệ thấp, trò chơi sáng tạo, vận động và lắp ghép xây dựng và đóng vai theo chủ đề có 2/25 lựa chọn (chiếm 8%), trò với phương tiện công nghệ hiện đại khác có 1/30 lựa chọn (chiếm 4% ). Như vậy, trò chơi đóng kịch là trò chơi được nhiều giáo viên lựa chọn nhất khi tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ. Điều này chứng tỏ trò chơi đóng kịch là một phương tiện giáo dục phù hợp, có thể mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

- Mức độ giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Khi được hỏi về mức độ giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.3: Mức độ giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

STT Mức độ giáo dục đạo đức thông qua trò chơi đóng kịch

Số lượng Tỉ lệ %

1 Thường xuyên 5/25 25%

2 Thỉnh thoảng 20/25 75%

3 Không tổ chức 0/30 0%

Như vậy, 25% giáo viên thường xuyên giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch, 75% giáo viên thỉnh thoảng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch.

- Những nguồn trò chơi đóng kịch mà giáo viên sử dụng khi giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi

Khi được hỏi về các nguồn trò chơi đóng kịch mà giáo viên sử dụng khi giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.4: Những nguồn trò chơi đóng kịch mà giáo viên sử dụng khi giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.

STT Những nguồn trò chơi Số lượng Tỉ lệ %

1 Tài liệu tham khảo 3/25 12

2 Thơ, truyện trong chương trình giáo dục mầm non

15/25 60

3 Trên Internet 7/25 28

4 Tự thiết kế 1/25 4

Kết quá nhiều điều tra và số liệu thống kê cho thấy, số liệu cao nhất của nguồn sử dụng trò chơi đóng kịch có ở trong thơ truyện mầm non chiếm 60%, và chỉ số cao thứ là giáo viên sử dụng trò chơi có ở internet chiếm 28%, sử dụng tài liệu tham khảo cũng có nhưng không cao chiếm 12% và Tự thiết kế là 4% rất ít và hiếm. Qua số liệu điều tra cho thấy nguồn trò chơi chủ yếu là có sẵn và chưa được thiết kế bài bản nên khi sử dụng trò chơi chưa phong phú và hiệu quả chưa cao. Từ đó thấy được tầm quan trọng việc thiết kế TCĐK cho trẻ 5 - 6 tuổi là vấn đề cần được nghiên cứu và thiết kế.

- Quy trình thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi

Khi được hỏi về quy trình thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1.5 như sau:

Bảng 1.5. Quy trình thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi

STT Quy trình thiết kế trò chơi vận động (các bước) Số lượng Tỉ lệ 1 3 bước ( định hướng, xây dựng, đánh giá) 5/25 20%

2 4 bước ( lập kế hoạch, định hướng, xây dựng, đánh giá)

10/25 60%

3 5 bước (lập kế hoạch, thiết kế, định hướng, xây dựng, đánh giá)

5/25 20%

Như vậy từ bảng 1.5, ta có thể thấy quy trình thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thì giáo viên vẫn còn chưa cụ thể và rõ ràng. Phần lớn giáo viên cho rằng quy trình thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm 4 bước ( lập kế hoạch, chuẩn bị, xây dựng, đánh giá) với 60%. Ngoài ra còn phần ít giáo viên cho rằng quy trình thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi có 3 bước ( chuẩn bị, xây dựng, đánh giá). Điều trên cho thấy việc đưa ra quy trình thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi là cần thiết.

- Những khó khăn trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập được ý kiến của các giáo vể những khó khăn trong quá giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch được thể hiện số liệu ở bảng 1.6:

Bảng 1.6 : Những khó khăn trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch.

STT Khó khăn

Ý kiến lựa chọn

Tỷ lệ (%)

1 Trình độ giáo viên chưa vững vàng 16/25 64

2 Số lượng trẻ quá đông 20/25 80

3 Cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu 20/25 80 4 Phương pháp, biện pháp giáo dục chưa được hệ

thống

24/25 96

6 Không gian chơi trật hẹp 7/25 28 7 Nguồn tài liêu, tri thức khoa học về GDĐĐ còn

thiếu

8/25 32

8 Phương pháp GDĐĐ chưa hiệu quả 23/25 92

9 Khả năng nhận thức của trẻ mầm non còn hạn chế 22/25 88

10 Những khó khăn khác 3/25 12

Qua kết quả thống kê được cho thấy , những khó khăn chủ yếu mà giáo viên gặp phải là : Khả năng nhận thức của trẻ mầm non còn hạn chế ( có 22/25 lựa chọn chiếm 88 % ), Phương pháp GDĐĐ chưa hiệu quả ( có 23/25 lựa chọn chiếm (92% ); Phương pháp, biện pháp giáo dục chưa được hệ thống ( có 24/25 lựa chọn chiếm 96 % ): Cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu ( có 20/25 lựa chọn chiếm 80 % ); Nguồn tài liệu, tri thức khoa học về GDĐĐ còn thiếu ( có 8/25 lựa chọn chiếm 32 % ); Trình độ giáo viên ( có 16/25 lựa chọn chiếm 64 % ); Số lượng trẻ trong một lớp quá đông ( có 20/25 lựa chọn chiếm 80 % ); Không gian chơi chật hẹp (có 7/25 lựa chọn chiếm 28 % ); Khi được hỏi về những khó khăn khác ngoài những khó khăn trên, chỉ có khoảng 3 ý kiến ( chiếm 12 % giáo viên ) cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận chương trình đổi mới, khó khăn khi tiếp cận những lớp có nhiều trẻ không đi học nhà trẻ mà xin thẳng vào các lớp mẫu giáo.

Qua phỏng vấn CBQL, nhà trường đã cho biết hiện nay nhà trường đã dành quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ trong trường mầm non . Tuy nhiên, về nội dung giáo dục ĐĐ cho trẻ mầm non thì không ít giáo viên triển khai thiếu, thừa hoặc tình trạng mỗi giáo viên GDĐĐ cho trẻ một hướng khác. Hơn nữa, việc không thống nhất về biện pháp, ND việc GDĐĐ cũng gây khó khăn trong công tác tổ chức giáo dục của giáo viên.

Từ kết quả điều tra trên phiếu anket, qua trao đổi trực tiếp với giáo viên và quan sát quá trình GDĐĐ cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc GDĐĐ đối với sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi và hầu hết họ đều cho rằng cần phải GDĐĐ cho trẻ càng sớm càng tốt, nhất là ở lứa tuổi 5-6 tuổi. Đồng thời cũng hiểu rằng : GDĐĐ sẽ giúp cho trẻ có được cách ứng xứ tốt đẹp với con người, sự vật xung quanh.

Các GV đã quan tâm thực sự tới vấn để giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch cho trẻ. Tuy việc GDĐĐ này chưa cụ thể, thống nhất, việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch chưa lựa chọn được các hình thức và nội dung giáo dục phù hợp. Những khó khăn trong quá trình giáo dục đạo đức của BGH và GV các trường mầm non qua nghiên cứu: Thứ nhất là có - giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non còn chưa cụ thể, thống nhất; Thứ hai là tài liệu cụ thể về nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non còn ít. Chủ yếu nằm trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non; Thứ ba là do khả năng nhận thức của trẻ mầm non còn hạn chế so với các lứa tuổi lớn hơn. Ngoài ra còn có các khó khăn khác như: các chương trình chưa có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp GDĐĐ cho trẻ. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất , tải liệu hướng dẫn, số lượng trẻ quá đông .... khi tổ chức GDĐĐ thông qua TCĐK cho trẻ. Giáo viên chưa thực sự chủ động , linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng và tìm kiếm các biện pháp giáo dục phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc GDĐĐ cho trẻ thông qua TCĐK.

1.2.5.3- Kết quả thực trạng phát triển GDĐĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN được thể hiện rõ trên từng tiêu chí ở bảng 1.5 như sau:

a. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

* Tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ phát triển đạo đức của trẻ

Chúng tôi đánh giá, xếp loại mức độ phát triển đạo đức trẻ dựa theo tổng số điểm đạt được với tiêu chí cụ thể như sau:

* Tiêu chí 1: Mức độ hiểu biết của trẻ về GDĐĐ thông qua các vở kịch. + MĐ1: Tốt (3 điểm)

- Trẻ biết thế nào là GDĐĐ (chào hỏi lễ phép, biết quan tâm mọi người) - Trong tiết học hăng hái phát biểu

- Kết thúc tiết học hứng thú tham gia + MĐ2: Khá (2 điểm)

- Trẻ hiểu nhưng chưa thật sự rõ còn chưa xác định được việc cần làm - Về sau trẻ giảm dần mức độ hào hứng

+ MĐ3: Trung bình (1 điểm)

- Trẻ cho rằng GDĐĐ không cần thiết, không quan trọng, trẻ tham gia bắt buộc, không hiểu GDĐĐ là như thế nào

- Kết thúc hoạt động là không muốn tham gia nữa

* Tiêu chí 2: Mức độ thực hiện GDĐĐ của trẻ thông qua các vở kịch + MĐ1: Cao (3 điểm)

- Trẻ thường xuyện mạnh dạn, tự tin tham gia vào giá dục đạo đức khi được cô giáo hướng dẫn

- Trẻ thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức

- Trẻ thực hiện đúng thái độ với mọi nguời xung quanh + MĐ2: TB (2 điểm)

- Trẻ thực hiện chuẩn mực đạo đức tương đối tốt

- Trẻ thực hiện đúng thái độ đúng đắn trong những tình huống quen thộc - Trẻ sử dụng đúng phương tiện giáo dục đạo đức tương đối thành thạo + MĐ3: Thấp (1 điểm)

- Trẻ nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp - Trẻ thực hiện chưa đúng chuẩn mực đạo đức

Một phần của tài liệu Thiết kế trò chơi đóng kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 32 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)