Mô hình WRF

Một phần của tài liệu BỘ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 55 - 57)

9. Cấu trúc của luận án

2.2.1.1 Mô hình WRF

Luận án sử dụng mô hình ARW-WRF 3.8 (Advanced Research WRF) bất thủy tĩnh với hệ phương trình Navier Stock đầy đủ để mô phỏng cấu trúc bão. Mô hình có hệ trục tọa độ áp suất thủy tĩnh với giá trị áp suất tại bề mặt và đỉnh khí quyển là hằng số. Các lựa chọn quá trình vật lý vơ bản của mô hình bao gồm: Sơ đồ tham số vi vật lý mây (MP) WSM6, Goddard (Tao, 2003); Sơ đồ tham số hóa đối lưu Betts – Miller - Janjic (BMJ), Grell-Devenyi (Grell và Devenyi, 2002); Sơ đồ lớp bề mặt Monin-Obukhov; Sơ đồ lớp đất bề mặt Noah LSM; Sơ đồ bức xạ xóng dài Rapid Radiative Transfer Model (RRTM); Sơ đồ bức xạ sóng ngắn Duhia và sơ đồ Yonsei cho lớp biên hành tinh; Sơ đồ lớp biên hành tinh YSU (Hong, 2006). Chi tiết hơn về mô hình WRF có thể tham khảo trong Skamarock (2008).

Hình 2.2: Sơ đồ khối của mô hình WRF

Các thành phần chính của mô hình ARW-WRF phiên bản 3.8 bao gồm: - Bộ phận tiền xử lý (WPS): Chức năng của bộ phần tiền xử lý là tạo ra bộ số liệu tại lưới tính của mô hình.

- Bộ phận đồng hóa dữ liệu (WRFDA): là chương trình đồng hóa số liệu quan trắc vào trường phân tích được tạo ra bởi chương trình WPS. Chương trình này cũng cho phép cập nhật điều kiện ban đầu trong trường hợp mô hình WRF được chạy ở chế độ tuần hoàn. Kỹ thuật đồng hóa số liệu biến phân bao gồm cả biến phân ba chiều 3DVAR và biến phân 4 chiều 4DVAR.

- Bộ phận xử lý trung tâm (ARW): Đây là mô đun chính của hệ thống mô hình WRF, bao gồm các chương trình khởi tạo đối với trường hợp mô phỏng lí tưởng, các mô phỏng dữ liệu thực và chương trình tích phân.

- Bộ phận hậu xử lý (Post-processing &Visualization tools): bao gồm một số chương trình và phần mềm cho việc khai thác sản phẩm và đồ họa như RIP4, NCL, GrADS và Vis5D.

Một phần của tài liệu BỘ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 55 - 57)