THẢI HỢP VỆ SINH
Phương pháp thải bỏ CTR một cách an toàn và có tính khả thi cao trong thời gian dài là một yếu tố quan trọng trong chương trình quản lý CTR tổng hợp. Chất thải rắn được mang đi thải bỏ là thành phần không thể tái chế được, đó là phần chất thải còn lại sau khi thực hiện quá trình tách ly, phân loại các loại vật liệu có thể tái chế.
Việc quy hoạch, thiết kế và vận hành của một bãi chôn lấp CTR hiện đại bao gồm việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản về khoa học, kỹ thuật và kinh tế. Các vấn đề chính liên quan đến việc thiết kế 1 bãi chôn lấp (BCL) hợp vệ sinh bao gồm:
(1) Vấn đề môi trường và các quy định ràng buộc; (2) Các dạng và phương pháp chôn lấp;
(3) Vị trí bãi chôn lấp;
(4) Quản lý khí sinh ra trong quá trình chôn lấp; (5) Kiểm soát nước rò rỉ;
(6) Kiểm soát nước bề mặt và nước mưa; (7) Các đặc tính về cấu trúc BCL;
(8) Quan trắc chất lượng môi trường; (9) Phác thảo và thiết kế sơ bộ BCL; (10) Phát triển kế hoạch vận hành BCL; (11) Đóng cửa BCL;
(12) Thiết kế chi tiết BCL.
7.1 KHÁI NIỆM BCL CHẤT THẢI RẮN
Bãi chôn lấp CTR (landfills): Là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch, được
tới môi trường. BCL bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ khác nhau như trạm xử lý nước, khí thải, cung cấp điện, nước và văn phòng điều hành.
Ô chôn lấp chất thải (cell): là thể tích CTR được đổ vào BCL trong moat khoảng thời
gian, thường là 1 ngày. Ô chôn lấp bao gồm CTR và vật liệu che phủ xung quanh nó.
Lớp che phủ (daily cover): là lớp vật liệu che phủ trên toàn bộ BCL trong khi vận hành
và khi đóng BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp CTR
Nước rác (leachate): là nước phát sinh trong quá trình phân hủy tự nhiên CTR có chứa
các chất gây ô nhiễm.
Khí từ ô chôn lấp CTR (landfill gas): là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá
trình tự phân hủy tự nhiên CTR.
Lớp lót đáy (landfill liner): là các vật liêu được trải trên toàn diện tích đáy và thành bao
quanh ô chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào tầng nước ngầm.
Vùng đệm (Surrounding area): là dải đất bao quanh BCL nhằm mục đích ngăn cách,
giảm thiểu tác động xấu của BCL đến môi trường.
Hàng rào bảo vệ (fence): là hệ thống tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vật cản có
chiều cao nhất định bao quanh BCL nhằm hạn chế tác động từ các hoạt động chôn lấp CTR đến môi trường xung quanh.
Quan trắc môi trường (environmental monitoring): là các hoạt động gắn liền với việc
phân tích đo đạc các số liệu về chất lượng không khí, nước. Mục đích là theo dõi sự di chuyển của khí và nước trong BCL.
Đóng BCL (landfill closure): là việc ngừng hoàn toàn hoạt động chôn lấp CTR tại BCL. Thời gian hoạt động của BCL: là toàn bộ thời gian từ khi bắt đầu chôn lấp CTR đến khi
đóng BCL.
Hệ thống thu gom khí thải: là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ
BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy cơ gây cháy, nổ.
Hệ thống thu gom nước rác: là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom, đường
ống dẫn, mương dẫn để thu gom nước rác về hố tập trung hoặc tới trạm xử lý.
Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa: là hệ thống thu gom nước mặt và nước mưa dẫn
về nơi quy định nhằm ngăn ngừa nước mặt từ bên ngoài xâm nhập vào các ô chôn lấp.
7.2 PHÂN LOẠI BCL CHẤT THẢI RẮN1. Theo cấu trúc 1. Theo cấu trúc
- Bãi hở
- Chôn dưới biển - BCL hợp vệ sinh
Bãi hở (open dumps)
Đây là phương pháp cổ điển, đã được loài người áp dụng từ rất lâu đời. Ngay cả trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ địa cách đây khoảng 500 năm trước thiên chúa giáo, con người đã biết đổ rác bên ngoài tường các thành lũy- lâu đài ở dưới hướng gió. Cho đến nay, phương pháp này vẫn còn áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Phương pháp này có nhiều nhược điểm như:
Tạo cảnh quan xấu, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt gặp chúng;
Khi đổ thành đống, rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các động vật gặm nhấm, các loài côn trùng, vector gây bệnh sinh sôi, nẩy nở gay nguy hiểm cho sức khoẻ con người;
Các bãi rác hở lâu ngày bị phân hủy sẽ rỉ nước và tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình thành những dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt;
Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các khí có mùi hôi thối; mặt khác ở các bãi rác hở còn có hiện tượng "cháy mgầm" hay có thể cháy thành ngọn lửa, và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến vấn đề ô nhiễm không khí.
Có thể nói đây là phương pháp xử lý rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn. Do vậy ở các thành phố dân cư và quỹ đất đai khan hiếm thì phương pháp này trở nên đắt tiền cùng với nhiều nhược điểm như đã nêu trên.
Chôn dưới biển (submarine disposal)
Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới biển cũng có nhiều điều lợi. Ví dụ ở thành phố New York, trước đây chất thải rắn được chở đến bến cảng bằng những đoàn xe lửa riêng, sau đó chúng được các xà lan chở đem chôn dưới biển ở độ sâu tối thiểu 100 feets, nhằm tránh tình tạng lưới cá bị vướng mắc. Ngoài ra ở San Francisco, New York và một số thành phố ven biển khác của Hoa Kỳ, người ta còn xây doing những bãi rác ngầm nhân tạo (artifical reefs) trên cơ sở sử dụng các khối gạch, bê tông phá vỡ từ các building, hoặc thâm chí các ô tô thải bỏ. Điều này vừa giải quyết được vấn đề chất thải, đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển,…
BCL hợp vệ sinh (Sanitary landfill)
Phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý rác thải. Ví dụ ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phươnng pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,… người ta cũng xây dựng các bãi chôn rác vệ sinh. Bãi rác vệ sinh được định nghĩa là một khu đất được sử dụng để thiết kế phương pháp đổ bỏ rác thải sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây rác được đổ bỏ bằng cách trải rộng trên mặt đất, sau đó được nén và bao phủ một lớp đất dày 1,5cm (hay vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày.
Khi bãi rác vệ sinh đã sử dụng hết công suất thiết kế của nó, một lớp đất (hay vật liệu bao phủ) sau cùng dày khoảng 60cm được phủ lên trên. Bãi rác hở như đã phân biệt với bãi rác vệ sinh vẫn được sử dụng ở nhiều nơi, nhưng tương lai nó không còn thích hợp nữa bởi vì các điều kiện vệ sinh môi trường và mỹ quan của bãi rác hở rất kém.
Bãi rác vệ sinh có những ưu điểm sau:
Ơ những nơi có đất trống, bãi rác vệ sinh thường là phương pháp kinh tế nhất cho việc đổ bỏ chất thải rắn.
Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của bãi rác vệ sinh thấp so với các phương pháp khác (đốt, làm ủ phân).
Bãi rác vệ sinh có thể nhận tất cả các loại chất thải rắn mà không cần thiết phải thu gom riêng lẻ hay phâ loại từng loại.
Bãi rác vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng. Ví dụ, khi khối lượng rác gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó các phương pháp khác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất.
Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nẩy nở.
Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểu được các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
Các bãi rác vệ sinh khi bị chôn lấp đầy, chúng ta có thể xây doing chúng thành các công viên, các sân chơi, sân vận động, công viên giáo dục, sân golf, hay các công trình phục vụ nghỉ ngơi giải trí (recreational facilities). Ví dụ ở Hoa Kỳ có các sân vận động Denver, Colorado, Mout Transhmore có nguồn gốc là các bãi chôn lấp.
Tuy nhiên việc hình thành các bãi chôn rác vệ sinh cũng có một số nhược điểm:
Các bãi rác vệ sinh đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn. Người ta ước tính một thành phố có quy mô 10.000 dân thì trong một năm thải ra moat lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 hecta với chiều sâu 3m.
Các lớp đất phủ ở các bãi rác vệ sinh thường hay bị gió thổi mòn va phát tán đi xa.
Các bãi rác vệ sinh thường tạo ra các khí CH4 hoặc khí H2S độc hại có khả năng gây cháy nổ hay gây cháy nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên khí CH4 có thể được thu hồi để làm khí đốt. Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhhiễm nước ngầm và ô nhiễm không khí.