Nhóm quản lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình kinh doanh thương mại điện tử Airbnb (Trang 29 - 35)

i. BẢNG THỐNG KÊ CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

2.8. Nhóm quản lý

Nói tới sự thành công của Airbnb thì nhân tố quan trọng nhất phải kể đến đó là đội ngũ quản trị cấp cao và các cấp quản lý của Airbnb.

Đầu tiên phải kể đến 3 nhà đồng sáng lập Airbnb ngay từ những ngày đầu tiên đó chính là Brian Chesky - CEO kiêm người đứng đầu mảng cộng đồng của startup Airbnb; Joe Gebbia - Học ngành Thiết kế Mỹ thuật Công nghiệp ở Viện Thiết kế Rhode Island, nay là chủ tịch của Samara và Airbnb.org; Nathan Blecharczyk - Sinh viên tốt nghiệp Harvard, đã từng là kiến trúc sư công nghệ thông tin, nay là giám đốc chiến lược và chủ tịch của Airbnb chi nhánh Trung Quốc. Họ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, Chesky và những người bạn của mình lúc đó không hề có kỹ năng và kinh nghiệm lãnh đạo. Sự ra đời của Airbnb chỉ là một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tại thời điểm đó, mọi người vẫn còn nhiều hoài nghi về dự án tưởng như không mấy khả thi này. Nhờ sự nỗ lực, luôn luôn học hỏi từ những tấm gương đã thành công, tự rút kinh nghiệm sau những sai lầm và dần dần họ đã đạt được thành công. Và vào tháng 8/2008 trang web ra mắt với tên Airbedandbreakfast.com, một nền tảng trực tuyến để mọi người cho thuê không gian trong nhà của họ. Chesky mặc định giữ vai trò lãnh đạo, Gebbia tập trung vào thiết kế và Blecharczyk nắm công nghệ.

Trong hoạt động quản trị, Chesky chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực mà anh thực sự đam mê là: sản phẩm, thương hiệu và văn hóa, với các lĩnh vực còn lại anh sẽ phân quyền cho người khác. Đây là một tư duy chiến lược cấp cao trong quản lý mà anh đã đúc rút ra được. Anh học kĩ năng lãnh đạo từ rất nhiều người, tiêu biểu như: George Tenet - giám đốc CIA giai đoạn 1997 – 2004 và hiện là Giám đốc quản lý tại ngân hàng đầu tư Allen & Company; Warren Buffett của Berkshire Hathaway và CEO Disney Bob Iger;…. Với khả năng lãnh đạo, sự học hỏi không ngừng và nhân cách tuyệt vời, anh và các cộng sự đã đưa Airbnb đến thành công.

Bên cạnh Chesky, những nhà lãnh đạo khác của Airbnb cũng là những nhà lãnh đạo giỏi. Họ là những cộng sự trung thành và tận tâm với Chesky, đồng hành cùng công ty vượt qua nhiều khó khăn. Có thể thấy, sự thành công của Airbnb một phần là nhờ vào đội ngũ lãnh đạo tài năng và tâm huyết, đưa ra những quyết định đúng đắn giúp cho doanh nghiệp có một hướng đi rõ ràng. Các nhà lãnh đạo luôn cố gắng để xây dựng một nền tảng tốt hơn và chính nỗ lực tập thể của các chủ nhà, khách và cộng đồng toàn cầu đã biến

28

mỗi trải nghiệm Airbnb thành hiện thực. Họ tin tưởng rằng việc ca ngợi những câu chuyện này và chia sẻ cách mà các câu chuyện truyền cảm hứng để chúng ta suy ngẫm lại ý nghĩa của câu nói “bốn bể là nhà” sẽ giúp ích rất nhiều trong nỗ lực hướng tới chấm dứt phân biệt đối xử.

Khi công ty phát triển thì nhu cầu chuyên môn đòi hỏi càng lúc càng cao và để có thể đưa công ty vươn xa hơn nữa cần có đội ngũ đầy tiềm năng. Mọi người cần áp dụng các điểm mạnh cá nhân vào mục đích chung, việc làm này không chỉ xây dựng hình ảnh mạnh mẽ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mà còn nâng cao khả năng nghiệp vụ từng cá thể. Phân chia công việc cụ thể tạo điều kiện để họ cải thiện điểm yếu của bản thân. Không những thế, công ty nên đào tạo một cách khoa học giúp nhân viên trau dồi kỹ năng cũng như tối ưu hóa sức mạnh làm việc, điều này giống như chiếc “cầu nối” giữa nhân viên và công ty để hỗ trợ, giải đáp cũng như giải quyết những vấn đề nếu có. Tạo điều kiện phát triển cho nhân viên, xây dựng một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích họ thử sức với đúng sở trường và năng lực bản thân cũng là một cách để đào tạo đội ngũ nhân viên. Ngoài ra cần xây dựng chính sách đãi ngộ, phúc lợi tốt và quan tâm chăm lo đời sống nhân viên nhằm ổn định cuộc sống và mong muốn gắn bó lâu dài cho các nhân viên, những hành động này tuy nhỏ nhưng đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của lãnh đạo.

“Sứ mệnh của chúng tôi được dựa trên quan điểm cốt lõi rằng con người về bản

chất là lương thiện và mỗi cộng đồng đều là nơi bạn có thể cảm thấy như ở nhà.” Tổng

giám đốc điều hành, nhà đồng sáng lập Airbnb, Brian Chesky đã từng chia sẻ.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Airbnb hiện nay đang đem lại sự tiện lợi cho người thuê nhà và đồng thời cũng mang lại nguồn thu cho chủ nhà. Với sự kết hợp giữa công nghệ và du lịch, mô hình này chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa tại nhiều quốc gia vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Bạn có những lựa chọn mới về dịch vụ lưu trú cho du khách, có thể thuê một, hai hay nhiều phòng ngủ như dạng homestay để ở, hoặc thuê cả căn nhà và tận hưởng cảm giác làm chủ một không gian riêng tư giữa một nơi xa lạ. Câu chuyện khởi nghiệp của Airbnb cũng tạo động lực to lớn cho các nhà kinh doanh tiếp tục theo đuổi công việc của mình.

29

Với tiềm năng lớn, chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với nhiều ưu điểm như giá thuê phòng rẻ hơn nhưng chất lượng dịch vụ vẫn rất tốt và luôn được các chủ nhà chào đón nồng nhiệt nên Airbnb ngày càng được nhiều người lựa chọn để đặt phòng thay vì ngủ nghỉ ở khách sạn. Airbnb tạo điều kiện để nhiều người có thể đi du lịch với chi phí rẻ. Bên cạnh đó, Airbnb sẽ không ngừng đưa ra những chính sách ưu đãi mang đến những trải nghiệm độc đáo, mới lạ khi lưu trú. Bạn sẽ được ở tại các căn hộ của người dân bản địa, trải nghiệm đời sống, văn hóa địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà Airbnb mang lại và sự hài lòng của khách hàng thì còn có ý kiến phản ánh đến dịch vụ này. Dựa vào một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy có đến 51,6% những người chỉ mới biết đến Airbnb và chưa từng sử dụng nó, 48,4% cảm thấy dịch vụ này chỉ dừng ở mức độ bình thường và 11,6% cho thấy dịch vụ này rất hữu ích. Các khách hàng đều lo lắng sẽ bị xâm phạm đến quyền riêng tư, mất an toàn cá nhân; gặp chủ thuê nhà lừa đảo; mẫu phòng không giống như trong ảnh quảng cáo; có thêm nhiều chi phí phát sinh và không có dịch vụ thêm. Điều này cho thấy Airbnb cần phải thay đổi chính sách về quảng bá dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cao hơn thế nữa. Trước hết cần phải cải thiện phòng để khách thuê sẽ hài lòng dọn đến ở, cân nhắc lại giá thuê phòng và bổ sung các tiện nghi khác như đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, vật dụng cần thiết mà không phải khách hàng nào cũng có. Luôn luôn đảm bảo rằng thông tin cá nhân, thông tin thuê phòng của khách hàng luôn được bảo mật và nâng cao chất lượng phục vụ, thể hiện được phong cách đón tiếp khách và nói chuyện, giao tiếp với khách hàng làm cho họ tin tưởng vào dịch vụ hơn. Tiếp đến là điều chỉnh cài đặt sao cho phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng, cho họ thấy được thứ đang tìm kiếm mà không cần phải chọn lọc quá nhiều thông tin. Cuối cùng là chiến dịch quảng cáo để đưa dịch vụ ra trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng, làm cho chất lượng cũng như nhà hoặc phòng cho thuê trở nên nổi bật, đưa các hình ảnh về chỗ ở một cách chuyên nghiệp, cụ thể và có thể thêm vài chú thích ngắn gọn tạo ấn tượng với người xem.

Nhìn chung, Airbnb mang đến cho du khách thêm nhiều lựa chọn khi có nhu cầu lưu trú. Bởi ngoài việc tìm một địa điểm để nghỉ ngơi ưng ý trong thời gian du lịch, khách hàng còn có thể tìm được những người bạn và khám phá được nhiều nền văn hóa độc đáo. Sự ra đời và phát triển của Airbnb chính là chất xúc tác cũng như đặt ra thách thức cho các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ làm sao để không mất nhiều thị phần, thay đổi và cải

30

thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ. Việc thuê nhà có hợp đồng dài hạn sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh nguồn cung gia tăng nhưng nhìn chung mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn sẽ là một giải pháp tốt cho vấn đề này.

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khảo sát của nhóm 14 về Airbnb, ‘KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU DU LỊCH THÔNG

QUA DỊCH VỤ Airbnb’, từ <https://bitly.com.vn/eyka6j>

2. Outbox Research (2019), Homesharing Vietnam Insights Report, Hà Nội.

3. UNWTO, International Tourism Highlights, Tây Ban Nha.

4. Nhóm 4, ‘Phân tích mô hình kinh doanh của Airbnb’, tiểu luận, Đại học Thương

mại.

5. Presenza, A., Panniello, U., & Messeni Petruzzelli, A. (2021), ‘Tourism multi- sided platforms and the social innovation trajectory: The case of Airbnb’.

Creativity and Innovation Management, 47-62.

6. Đoàn Thị Ngọc Hân & Bành Thị Thảo (2019), ‘Phát triển mô hình chia sẻ phòng

lưu trú trên nền tảng AIRBNB tại Việt Nam và vấn đề đặt ra’, Tạp chí tài chính.

7. Airbnb (2021), ‘About us’, Airbnb News.

8. Moyo J (2021), ‘Airbnb: Business Model Canvas and a History of Hotel Industry’,

profitable BUSINESS MODELS.

9. Đình Anh Vũ (2021), ‘AIRBNB LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ LOẠI HÌNH LƯU TRÚ

HOT NHẤT HIỆN NAY’, Trường trung cấp Du lịch – Kinh tế Hồ Chí Minh.

10. Airbnb (2019), ‘Phương thức hoạt động của tính năng tìm kiếm trên Airbnb’,

Airbnb.com.

11. Airbnb, ‘Chỉ còn 3 bước nữa là bạn sẵn sàng cho chuyến đi tiếp theo’, How Airbnb

Works.

12. Airbnb, ‘Airbnb chấp nhận những phương thức thanh toán nào?’, Trung tâm trợ

giúp Airbnb.com.

13. Digital Dave (2021), ‘Ưu điểm và nhược điểm của Airbnb’, Hoovada, Địa lý &

Du lịch.

14. Airbnb, ‘Những hoạt động độc đáo do các chuyên gia tổ chức’, Trải nghiệm

Airbnb.

15. Airbnb, ‘Phí dịch vụ Airbnb’, Trung tâm trợ giúp Airbnb.com.

16. ‘Làm thế nào Airbnb Kiếm tiền - 2021 - Talkin go money’, Taking of money, Financial Magazine.

32

18. Phúc Hà (2021), ‘Airbnb vượt thoát khủng hoảng nhờ cách mạng du lịch’, Báo Sài

Gòn đầu tư.

19. Thanh Thanh (2018), ‘Bùng nổ cạnh tranh Airbnb’, Báo Công Thương.

20. Quỳnh Chi (2021), ‘Khoản lỗ hàng chục tỷ đồng của Luxstay - Startup từng gọi

vốn thành công hàng triệu USD và được Sơn Tùng MTP đầu tư’, Doanh Nhân &

Pháp Luật.

21. Mr.Cuudo (2017), ‘AIRBNB “Don’t Go There. Live There” chỉ cách cho bạn sống

như một người bản địa’, Nine Diop – Marketing Everywhere.

22. Le Van (2021), ‘Airbnb đã trở thành startup kỳ lân như thế nào?’, Business & Rich.

23. Hướng nghiệp Á Âu quản trị nhà hàng – khách sạn (2018), ‘HomeAway Và

Luxstay – Hai Hệ Thống Cho Thuê Dịch Vụ Lưu Trú Nổi Bật’.

24. WDB Thương hiệu quốc gia (2019), ‘Thị trường homestay Việt Nam tăng trưởng

nóng 452% mỗi năm’.

25. Đông Dương (2014, ‘Đã là sếp, đừng ngại ra quyết định’, Doanh nhân +.

26. Lương Hạnh (2021, ‘Chiến lược Marketing của Airbnb: 8 bài học để trở thành

“lãnh đạo thế giới”’, Marketing Ai.

27. Nguyễn Tiến Vũ (2016), ‘Nền kinh tế chia sẻ và Quy luật thương hiệu tiên phong’,

Richard Moore Associates – BrandDance.

28. Đặng Yến (2019), ‘SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP’, Tokyo Founders.

29. Nguyễn Quỳnh (2019), ‘Đánh thức tiềm năng thương mại điện tử ở Việt Nam’,

VOV.

30. Uyên Hương (2021), ‘Thương mại điện tử xuyên biên giới thúc đẩy mở rộng thị

trường tiềm năng’, Tin tức thông tấn xã Việt Nam.

31. T.Thủy (2015), ‘Airbnb trở thành công ty khởi nghiệp lớn thứ ba thế giới’, Dân

trí.

32. Lương Hạnh (2020), ‘Học làm thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp của Airbnb’,

Marketing Ai.

33. Đỗ Hiền (2020), ‘Tài sản của CEO Airbnb tăng gấp đôi lên 11,4 tỷ USD sau đợt

IPO’, Doanh nhân và pháp luật.

34. Triệu Mỹ Dung (2019), ‘HƯỚNG DẪN ĐẶT PHÒNG TRÊN AIRBNB’,

33

35. Bakuki JSC (2021), ‘Câu chuyện khởi nghiệp của Airbnb’, Bakuki – Keys for

better biz.

36. Theo Pando (2019), ‘Airbnb và câu chuyện khởi nghiệp kỳ lạ của “3 chú gián bất

tử”, lập đế chế tỷ đô từ chỗ thúng tiếu nhất’, Doanh nhân và pháp luật.

37. D.Meier – Linkedin Learning Blog (2019), ’10 điều làm nên nhà quản lý giỏi’,

Academy.

38. Bích Thủy (2019), ‘Xây dựng đội ngũ quản lý’, Doanh nhân+.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình kinh doanh thương mại điện tử Airbnb (Trang 29 - 35)