hình Dupont của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương VIDIPHA
2.2.3.1. Mô hình Dupont cơ bản
Ta có công thức:
Bảng 2.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến ROA VIDIPHA 2019 – 2021
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Mức tăng giảm 2020/20 19 2021/20 20
Lợi nhuận sau thuế 44.466 50.181 60.217 5.716 10.036
Doanh thu thuần
619.25 3 686.48 1 785.356 67.228 98.875 TTS bình quân 636.12 779.32 963.699 143.206 184.373
0 6 ROS 7,18% 7,31% 7,67% 0,13% 0,36% Vòng quay tổng tài sản 0,97 0,88 0,81 -9,26% -6,59% ROA 6,99% 6,44% 6,25% -0,55% -0,19%
(Nguồn: Được lập dựa theo BCTC CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA)
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ROA giai đoạn 2019 – 2020:
ROA 2019 = 6,99% ROA 2020 = 6,44%
ROA năm 2019 – 2020 giảm 0,55% do:
- ROS tăng 0,13% trong năm 2020 làm cho ROA năm 2020 tăng lên 0,13%
- Vòng quay tổng tài sản năm 2020 giảm 9,26% làm cho ROA năm 2020 giảm 0,65%.
Qua đó, ta thấy rằng ROA 2019 giảm chủ yếu là do sự suy giảm của hệ số vòng quay tổng tài sản. Từ đó cho thấy trong năm 2019, VIDIPHA đã tận dụng kém hiệu quả tài sản, máy móc thiết bị trong khâu sản xuất kinh doanh.
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ROA giai đoạn 2020 – 2021:
ROA 2020 = 6,44% ROA 2021 = 6,25%
0,32% - 0,51%
ROA năm 2021 tăng 0,42% do:
- ROS năm 2021 tăng 0,36% làm cho ROA năm 2021 tăng 0,32%
- Vòng quay tổng tài sản năm 2021 giảm 6,59% làm cho ROA năm 2021 giảm 0,51%
Qua đó, ta thấy rằng ROA 2019 giảm chủ yếu là do sự suy giảm của hệ số vòng quay tổng tài sản. Từ đó cho thấy trong năm 2019, VIDIPHA đã tận dụng kém hiệu quả tài sản, máy móc thiết bị trong khâu sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, vòng quay tổng tài sản luôn có xu hướng suy giảm, từ đó cho thấy tác động tiêu cực của chỉ tiêu này tới sự tăng trưởng của ROA. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm của ROA, công ty cần có chính sách để cải thiện vòng quay tổng tài sản của mình, để cải thiện chỉ tiêu ROA.
2.2.3.2. Mô hình Dupont mở rộng
Ta có công thức:
Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến ROE VIDIPHA 2019 – 2021
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Mức tăng giảm 2020/20 19 2021/20 20
Lợi nhuận sau thuế
44.466 50.181 60.217 5.716 10.036
Doanh thu thuần 619.253 686.481 785.356 67.228 98.875 VCSH bình quân 419.766 484.622 564.149 64.856 79.527 TTS bình quân 636.120 779.326 963.699 143.206 184.373 Vòng quay tổng tài sản 0,97 0,88 0,81 -9,26% -6,59% Hệ số đòn bẩy tài chính 1,515 1,608 1,708 9,27% 10,01% ROS 7,18% 7,31% 7,67% 0,13% 0,36% ROA 6,99% 6,44% 6,25% -0,55% -0,19% ROE 10,59% 10,35% 10,67% -0,24% 0,32%
(Nguồn: Được lập dựa theo BCTC CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA)
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ROE giai đoạn 2019 – 2020:
ROE 2019 = 10,35% ROE 2020 = 10,59%
0,6%
ROE năm 2020 giảm 0,24% do:
- ROS năm 2021 tăng 0,13% làm cho ROE năm 2021 tăng lên 0,19%.
- Vòng quay tổng tài sản năm 2021 giảm 9,26% làm cho ROE năm 2021 giảm 1,03%.
- Hệ số đòn bẩy tài chính năm 2021 tăng 9,27% làm cho ROE năm 2021 tăng 0,6%.
Có thể thấy, sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ năm 2020 giảm, phần lớn là do vòng quay tổng tài sản suy giảm mạnh, 1,03%, trong khi sự tác động của 2 yếu tố còn lại khiến ROE tăng lên 0,79%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong hiệu suất sử dụng tài sản.
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ROE giai đoạn 2020 – 2021: ROE 2020 = 10,35% ROE 2021 = 10,67% 0,51% - 0,81% 0,63%
ROE năm 2021 tăng 0,32% do:
- ROS năm 2021 tăng 0,36% làm cho ROE năm 2021 tăng 0,51%.
- Vòng quay tổng tài sản năm 2021 giảm 6,59% làm cho ROE năm 2021 giảm 0,81%.
- Hệ số đòn bẩy tài chính năm 2021 tăng 10,01% làm cho ROE năm 2021 tăng 0,63%.
Vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ năm 2020 tăng trưởng chủ yếu đến từ sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số đòn bẩy tài chính khiến ROE 2020 tăng 0,32%. Tuy nhiên, do sự sử dụng kém hiệu quả của tài sản, hiệu quả hoạt động còn chưa cao từ đó tác dụng trực tiếp đến vòng quay tổng tài sản, và đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm
0,81% của ROE. Công ty cần có chính sách để tái cơ cấu tổng tài sản của mình để có thể nâng cao tối đa hiệu quả trong kinh doanh.
Nhận xét
Nhìn chung, trong giai đoạn 2019 - 2021, vòng quay tổng tài sản là yếu tố chủ yếu kìm hãm sự tăng trưởng của ROE. Trong khi đó, ROS hay hệ số đòn bẩy lại đang dần dầng mang tính tích cực tới sự tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ trong giai đoạn 2019 - 2021.
2.2.4. So sánh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của VIDIPHA với các công ty cùng ngành và trung bình ngành
Mục tiêu mà mỗi công ty khi kinh doanh hướng đến đó chính là việc tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận tăng đẩy giá cổ phiếu tăngg lên. Các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của một doanh nghiệp luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy, không chỉ các công ty mà các cổ đông hay các nhà đầu tư cũng đều mong muốn tỷ lệ ROE không ngừng gia tăng. Để có thể đánh giá một cách khách quan về các chỉ tiêu khả năng sinh lời, người ta so sánh các chỉ tiêu đó với các công ty có cùng quy mô trong ngành và với trung bình ngành.
Bảng 2.15: Phân tích phương trình DUPONT VIDIPHA 2019 - 2021
CHỈ TIÊU 20
19 2020 2021
ROE của VIDIPHA 10,59% 10,35% 10,67%
ROE của OPC 15,87% 16,20% 17,38% ROE trung bình ngành
Dược 15,19% 11,78% 11,50%
(Nguồn: Được lập dựa theo BCTC CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA) Hình 2.5: ROE của VIDIPHA với các công ty cùng ngành và TB ngành 2019 - 2021
VIDIPHA TRAPHACO OPC Trung bình ngành Dược 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 10.59% 15.26% 15.87% 15.19% 10.35% 18.49% 16.20% 11.78% 10.67% 20.86% 17.38% 11.50%
SO SÁNH ROE VIDIPHA VỚI CÁC CÔNG TY CÙNG NGÀNH VÀ TRUNG BÌNH NGÀNH 2019 - 2021
2019 2020 2021
(Nguồn: Được lập dựa theo BCTC CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty còn khá thấp. Giai đoạn 2018 – 2020, ROE của công ty lần lượt là 10,59%, 10,35%, và 10,67%. Tức là cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được lần lượt là 0,1059, 0,01035 và 0,1067 đồng lợi nhuận trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021. Tỷ suất không có biên động nhiều trong 3 năm và ROE ở mức này vẫn chưa cao so với trung bình ngành Dược. Ta thấy được ROE của công ty biến động không đều theo từng năm, trong đó ROE năm 2019 là cao nhất với 10,67%. Tuy nhiên, ROE của công ty nhìn chung
đều thấp hơn nhiều so với trung bình ngành Dược (15,19%) và các công ty cùng quy mô, cùng ngành khác như TRAPHACO (15,26%) và OPC (15,19%), Năm 2020 ROE của công ty tiếp tục giảm xuống 10,35%, cùng với đó, ROE của trung bình ngành cũng giảm xuống 3,41% còn 11,78%. Tuy nhiên ROE của các công ty cùng ngành như TRAPHACO và OPC lại tăng lên lần lượt là 18,48% và 16,20%. Năm 2021 ta thấy ROE của VIDIPHA tăng trở lại lên 10,31% trong khi ROE trung bình ngành lại tiếp tục giảm xuống 11,5%, cho thấy công ty đã có những biện pháp kịp thời làm tăng doanh thu kéo theo các chỉ số tài chính khác như ROS và hiệu suất vòng quay tổng tài sản tăng lên.
2.3. Nhận định lại các thành tựu và yếu kém của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương VIDIPHA giai đoạn 2019 – 2021
Giai đoạn 2019 - 2021, tình hình kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu nhiều biến động do ảnh hưởng của COVID -19 dến mọi mặt đời sống xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam chỉ đạt 2,09%, giá trị thấp nhất trong một thập kỷ qua, tuy nhiên con số này được đánh giá rất khả quan trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều suy giảm. Dịch COVID -19 tuy không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngành dược, tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít khó khăn khi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy và giãn cách xã hội khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh.
Bên cạnh đó, là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều tiềm
biệt là quản lý việc đấu thầu tại các bệnh viện chưa được minh bạch. Mặc khác, việc giá nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài, dẫn đến các doanh nghiệp bị động khi giá nguyên vật liệu tăng và nguồn cung khan hiếm. Các yếu tố trên đã và đang có những biến động tác động hai chiều tới công ty.
2.3.1. Thành tựu
Một là công ty đạt được những thành tựu nhất định trong việc cắt giảm chi phí.
Công ty đạt được những thành quả nhất định trong việc tìm kiếm nguồn cung giá tốt hơn, từ đó giảm được phần nào chi phí giá vốn hàng bán. Thể hiện ở tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần giảm liên tục trong cả giai đoạn và ROS tăng lên trong suốt 3 năm 2019 – 2021.
Hai là lợi nhuận ròng có sự tăng trưởng rõ rệt, từ đó ra tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Lợi nhuận của công ty tăng cho thấy doanh thu có tín hiệu tích cực, chính sách marketing và chính sách kinh doanh có hiệu quả, chi phí sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm dần.
Ba là vốn huy động tăng trưởng nhanh, công ty tạo dựng được uy tín tốt trong mắt các nhà đầu tư
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh trong giai đoạn này thể hiện việc huy động vốn của công ty tốt, mang về lượng vốn chủ lớn, phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Hạn chế
Một là tuy có nhiều cố gắng trong việc cắt giảm chi phí. Tuy nhiên chi phí vẫn ở mức cao dẫn đến ROS có giá trị thấp.
Hai là công ty đầu tư an toàn, chưa tận dụng triệt để tiềm năng của đòn bẩy tài chính
Ba là vấn đề về sự suy giảm của vòng quay tổng tài sản.
Bốn là Cơ cấu tổng tài sản không hợp lý
2.3.3.Nguyên nhân của hạn chế:
Một là tuy có nhiều cố gắng trong việc cắt giảm chi phí. Tuy nhiên chi phí vẫn ở mức cao dẫn đến ROS có giá trị thấp.
Tuy ROS có tăng nhẹ trong 3 năm gần đây nhưng chỉ số này vẫn ở mức thấp so với trung bình ngành, lợi nhuận và đoanh thu tăng, chi phí giảm nhưng mức chi phí vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với doanh thu. Cụ thể:
- Giá vốn hàng bán tăng nhẹ, nguồn nguyên vật liệu cuả công ty chủ yếu đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ,… Đây đều là các nước bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh. Công ty buộc phải tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu thay thế với mức giá cao hơn tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh. Hơn nữa, một số nguyên vật liệu có mức giá bị đội lên cao trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, gây nhiều khó khăn cho công ty.
- Công ty chưa quản lý tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này vẫn chiếm tỷ lệ lớn khiến cho ROS thấp, từ đó làm giảm chỉ số ROE và khả năng sinh lời.
Hai là công ty đầu tư an toàn, chưa tận dụng triệt để tiềm năng của đòn bẩy tài chính
Tỷ lệ nợ vay thấp khiến cho công ty không tận dụng được lá chắn thuế khiến cho mỗi năm công ty phải chi trả một khoản lớn cho chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách lợi nhuận và doanh thu, gây ảnh hưởng đến ROS và ROA, dẫn đến ROE thấp hơn so với các công ty cùng ngành khác và trung bình ngành.
Ba là vấn đề về sự suy giảm của vòng quay tổng tài sản. Do tốc độ tăng trưởng doanh thu và tổng tài sản không đồng nhất là một nguyên nhân khiến cho vòng quay tổng tài sản suy giảm và tác động tiêu cực đến sự cấu thành của ROA và ROE giai đoạn 2018 - 2021.
Bốn là Cơ cấu tổng tài sản không hợp lý
Đây là một trong những tồn tại của công ty ở giai đoạn này. Đặc biệt la cơ cấu Hàng tồn kho và Khoản phải thu. Lượng hàng tồn kho lớn khiến công ty cũng phải trích một khoản chi phí đáng kể để lưu kho và bảo quản hàng hóa vì lượng hàng tồn đọng trong kho lớn do lượng tiêu thụ không được như kỳ vọng của công ty. Các sản phẩm của công ty là các sản phẩm đặc thù, có hạn sử dụng ngắn chỉ từ 1 – 5 năm, yêu cầu điều kiện bảo quản cao. Ngoài ra, khoản vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng chiếm tỷ lệ khá cao. Khiến cho việc thu hồi vốn khi cần gặp ít nhiều khó khăn. Do cơ cấu không hợp lý, từ đó tác động trực tiếp đến vòng quay tổng tài sản của công ty.
Chương 1: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG VIDIPHA 2.4. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương VIDIPHA
2.4.1. Các mục tiêu cốt lõi
Giai đoạn 2019 – 2021 là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách không chỉ đối với ngành dược mà còn đối với thị trường kinh tế Việt Nam. Cuối năm 2021, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những mục tiêu cụ thể để phát triển trong 5 năm tới. Cụ thể:
Một là Kiện toàn bộ máy quản lý ở Công ty và một số đơn vị trực thuộc.
Hai là Khai thác thị trường tiêu thụ trong nước đặc biệt tập trung phân khúc OTC (kênh bán lẻ) khi nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng cao.
Ba là Tận dụng nguồn lực nội tại và kênh phân phối, thương hiệu uy tín lâu năm tìm kiếm đối tác nước ngoài để nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm dược VIDIPHA.
Bốn là Tận dụng các cơ chế bảo hộ thuốc sản xuất trong nước với các thuốc nhập khẩu nhằm khai thác kênh ETC ở các gói thầu thuốc chất lượng cao với giá trị kinh tế lớn và mức độ cạnh tranh thấp hơn so với các gói thầu thuốc truyền thống.
2.4.2. Chiến lược phát triển 5 năm tới
Bước qua giai đoạn phát triền đầy những khó khăn và thử thách, kết thúc giai đoạn phát triển 5 năm. Cuối năm 2021, ban
lãnh đạo công ty đã đưa ra những chiến lược cụ thể để phát triển trong 5 năm tới. Cụ thể:
Một là Tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối tới hầu hết các tỉnh trên cả nước, hoàn thiện và thống nhất sâu rộng hơn chính sách bán hàng. Củng cố và tiếp tục hoàn thiện xây dựng công tác thị trường.
Hai là Đầu tư nâng cấp kho, phương tiện vận chuyển chuyên d ng đáp ứng đủ yêu cầu về kỹ thuật và quy mô kinh doanh. Mở rộng hoạt động, củng cố tổ chức, đầu tư thị trường, tăng quy mô và hoàn thiện chính sách tại các Chi nhánh.
Ba là Tiếp tục duy trì mở rộng để gia tăng năng lực cũng như kết quả từ kênh bán hàng thông qua đấu thầu trên cả nước. Lựa chọn chiến lược/phương án tốt nhất để từng bước củng cố và phát triển thị phần của VIDIPHA trên kênh bán hàng sẽ ngày càng phát triển này.
Bốn là Đầu tư trọng điểm, có thay đổi đột phá về quy mô