Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

Một phần của tài liệu Nguyễn Thanh Tuyền (Trang 32)

Học sinh trung học phổ thông ở lứa tuổi đầu thanh niên (16-18 tuổi) đang dần ổn định và trưởng thành về tâm sinh lý, nói cách khác, đây là thời kỳ năng lực trí tuệ, nhân sinh quan, thế giới quan, lý tưởng và toàn bộ nhân cách của trẻ đang biến đổi và phát triển về chất. Các nhà tâm lý học lứa tuổi còn gọi độ tuổi này là tuổi thanh niên mới lớn và được xem là thời kỳ đặc biệt quan trọng của cuộc đời vì lứa tuổi này là thời kỳ kết thúc căn bản quá trình trưởng thành và phát triển lâu dài của đứa trẻ về tâm, sinh lý. Có thể nói, nhân cách của các em đã được định hình về cơ bản, trong đó bao gồm cả nhân cách nghề nghiệp.

Ngoài ra, phát triển về mặt sinh lý cũng là điều kiện cần và đủ cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp trong quá trình học tập và tư duy. Tính chủ động, tích cực, tự giác được thể hiện rõ rệt ở tất cả các quá trình nhận thức. Năng lực tư duy, tưởng tượng và các năng lực khác được hoàn thiện nhanh chóng và có chất lượng cao. Các quá trình cảm giác và tri giác đạt tới mức độ hoàn thiện và tinh tế. Ở độ tuổi này, tư duy của các em đã có những thay đổi quan trọng: tư duy trừu tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập; Khả năng tư duy lý luận, tư duy độc lập, sáng tạo rất phát triển. Song đôi khi, các em còn kết luận vội vàng nên chưa phát huy được năng lực độc lập, suy nghĩ của mình.

2.4.7. Tự ý thức

Học sinh trung học phổ thông có quá trình tự ý thức, tự giáo dục, tu dưỡng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hơn ở lứa tuổi trước. Phần lớn các em đã ý thức rõ được vai trò, vị trí của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong gia đình, các em đã là một thành viên chính và muốn được tham gia vào các công việc quan trọng của gia đình, muốn được coi là người lớn. Ngoài xã hội, các em hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội, vào các mối quan hệ xã hội để tự rèn luyện bản thân và khẳng định mình. Ở trường, các em tích cực học tập trau dồi tri thức,

28

hoàn thiện nhân cách. Thái độ, ý thức học tập của các em không ngừng được nâng cao và có tính lựa chọn hơn đối với các môn học theo sở thích, định hướng nghề nghiệp của mình. Do đó, không ít học sinh chỉ tích cực học một số môn có liên quan đến nghề mình yêu thích mà xao nhãng các môn học khác, dẫn đến tình trạng học lệch khá phổ biến. Ở lứa tuổi này, các em thường băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra phương hướng cho cuộc đời mình. Vì vậy, công tác giáo dục hướng nghiệp hiệu quả ở trường trung học phổ thông sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của học sinh.

2.4.8. Nhận thức của cộng đồng

Nhận thức của cộng đồng về “giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phát triển nhân lực” cũng được xem như một yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp. Theo Nguyễn Văn Lê, toàn xã hội, các ngành, các cấp cần có nhận thức rõ ràng về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu đào tạo nhân lực phải là mục tiêu hàng đầu trong hệ thống mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Nói cách khác, mọi gia đình, mọi cá nhân phải thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đánh giá đúng hoàn cảnh kinh tế, khả năng học tập của bản thân mà lựa chọn con đường học tập cho phù hợp. Cần làm cho toàn xã hội thấy rằng việc hướng nghiệp cho học sinh đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý.

Do đó, cán bộ quản lý giáo dục cần nắm vững quan điểm này, tuy nhiên, cần kết hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của từng địa phương để có nội dung giáo dục hướng nghiệp riêng, phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương đó.

Ngoài ra, ở Việt Nam còn xuất hiện tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” do tâm lý trọng sự học và trọng bằng cấp đã ăn sâu trong văn hóa Việt Nam, xã hội thường trọng người “có chữ”, “có học”, thang đo giá trị con người là bằng cấp. Do đó, cần thay đổi dần nhận thức về nghề nghiệp, không có nghề nào là thấp kém, nghề nào cũng vinh quang, cũng giúp học sinh cống hiến cho sự phát triển của đất nước, gia đình và bản thân mình. Từ đó, cần xóa bỏ quan niệm “Đại học là con đường thành công duy nhất” để mạnh dạn theo học nghề và làm những nghề phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.

29

2.4.9. Thông tin và truyền thông

Các phương tiện thông tin truyền thông cũng là một tác nhân có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của công tác hướng nghiệp. Cán bộ quản lý giáo dục cũng cần chú ý và tận dụng ưu điểm của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện như là một kênh cung cấp thông tin thế giới nghề nghiệp hiệu quả, phong phú và nhanh chóng dành cho học sinh. Hiện nay, số lượng học sinh truy cập vào các trang mạng xã hội để tìm kiếm và trao đổi thông tin không ít, do đó, đây sẽ là một yếu tố tích cực cho việc quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Đương nhiên là các thông tin cung cấp trên các phương tiện truyền thông này cũng không tách rời quy hoạch nhân lực của địa phương và của cả nước.

2.4.10. Nhận thức của đội ngũ giáo viên

Nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác hướng nghiệp vì cần xem đây là nhiệm vụ của cả hội đồng sư phạm nhà trường chứ không phải của bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào. Sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ xuyên suốt, nhịp nhàng giữa các bộ phận, cá nhân trong trường chính là điểm cộng giúp cho giáo dục hướng nghiệp hiệu quả hơn, đặc biệt trong việc truyền lửa yêu lao động và giúp các em có thái độ đúng đắn đối với lao động. Ngoài ra, sự tin tưởng của học sinh đối với đội ngũ thầy, cô giáo cũng có ảnh hưởng tích cực khi thầy cô cho lời khuyên định hướng nghề nghiệp dựa vào quá trình theo dõi năng lực, sở thích của học sinh. Thực tế này đòi hỏi mỗi giáo viên, nhân viên của nhà trường cũng cần được tập huấn, hướng dẫn nghiêm túc, khoa học về nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, đặc biệt bám sát mục tiêu phát triển nhân lực của địa phương và cả nước, không định hướng một cách tùy tiện, nghề nào cũng được hoặc không có nghề nào là phù hợp với học sinh cả.

2.4.11. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp

Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông như: điều kiện về cơ sở vật chất; bộ máy tổ chức

30

giáo dục hướng nghiệp; công tác xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp của nhà trường; các phương pháp thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin giáo dục hướng nghiệp đến giáo viên và học sinh; việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp cũng như công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục hướng nghiệp và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá nhằm cải tiến chất lượng giáo dục hướng nghiệp .

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP 3.1. Nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp

Nhằm tạo ra những tác động để nâng cao nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác hướng nghiệp, làm cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu về công tác hướng nghiệp. Cung cấp những thông tin về kinh tế xã hội, nhu cầu lao động nhằm hướng cho hoạt động công tác hướng nghiệp giải quyết đúng hướng về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội.

3.2. Cụ thể hóa các nội dung trong lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp cho học sinh

Mục đích biện pháp: Giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, xây dựng được những phương án cụ thể, tối ưu, liên kết được sự tương tác giữa các bộ phận, cá nhân để đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện diễn ra đúng tiến độ và đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch; Nhằm giúp kiểm soát tiến độ, chất lượng của hoạt động hướng nghiệp theo mục tiêu đề ra, cần linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng, đổi mới cách thức tiến hành để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thông qua việc.

3.3. Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Nhằm mục đích đáp ứng đúng nguyện vọng của học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, sở thích bản thân và yêu cầu của xã hội; Thu hút sự tham gia của tất cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục cho học sinh; Đảm bảo hoạt động hướng nghiệp diễn

31

ra đúng hướng, đúng kế hoạch; Tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục đạt hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đặt ra và khắc phục những hạn chế cần thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức xây dựng nội dung hướng nghiệp linh hoạt, phong phú và bám sát mục tiêu giáo dục;

- Chỉ đạo giáo viên tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các hình thức dạy học;

- Xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp;

- Đẩy mạnh công tác phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề… trong hoạt động hướng nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4. Chuẩn hóa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Xây dựng bộ tiêu chuẩn tham chiếu trong quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông; kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả GDHN, đổi mới và hoàn thiện tổ chức, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp tiếp theo.

3.5. Tăng cường các điều kiện và nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phối hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị tuyển dụng

Nhằm tăng cường nguồn cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động hướng nghiệp; huy động nguồn tài chính cho các hoạt động tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất. Tận dụng nguồn lực ngoài nhà trường, nhu cầu và tiếng nói của những đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trong tương lai, góp phần làm đa dạng, phong phú lực lượng tham gia hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

32

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên, bước đầu tiểu luận đã cố gắng nêu rõ nhận thức về sự phát triển của đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo và trẻ tiểu học từ dó nêu ra định hướng cho sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo và trẻ tiểu học. Tuy nhiên tiểu luận có thể có thiếu sót nhưng nhìn chung có thể thấy được một số kết luận.

Thực hiện công tác hướng nghiệp tốt. giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân học sinh để có thể định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề nghiệp phù hợp, từ đó thấy được vai trò quan trọng của hoạt động này.

Trong những năm gần đây, công tác hướng nghiệp đã nhận được nhiều quan tâm hơn. Tuy vậy, công tác hướng nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập, chưa sâu rộng và đồng bộ.

Những biện pháp người nghiên cứu đề xuất để nâng cao chất lượng cho công tác hướng nghiệp:

- Nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp;

- Cụ thể hóa các nội dung trong lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp cho học sinh;

- Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh;

- Chuẩn hóa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh;

- Tăng cường các điều kiện và nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phối hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị tuyển dụng.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo. (2:31 10/6/2022). Đề nghị tăng cường thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường. https://moet.gov.vn/bovoinguoidan/Pages/hoi-dap.aspx?ItemID=7269

2. Bùi, Thị Thanh Nhàn. (2020). Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 16-20. 3. (8:56 12/6/2022). Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.

https://tuyenquang.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin- tuc.aspx?ItemID=21225&l=Tintuc

4. Đại biểu nhân dân. (20:21 13/6/2022). Tọa đàm “Hướng nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số”. https://daibieunhandan.vn/Giao-duc--Y-te1/Toa-dam-Huong- nghiep-trong-thoi-ky-chuyen-doi-so-i264038/

5. (15:00 13/6/2022). Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông chỉ ở mức hoàn thành. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Trang Thành phố Hồ Chí Minh. https://tphcm.chinhphu.vn/huong-nghiep-trong-nha-truong-pho-thong-chi-o- muc-hoan-thanh-10120907.htm

6. Hoàng Trang. (2020). Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Tạp

chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 222-225.

7. Huỳnh, Văn Sơn. (2017). Tâm lý học hướng nghiệp. Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm Tp. HCM.

8. Lê, Thị Mến. (2014). Thực trạng hoạt động hướng nghiệp ở một số trường

trung học phổ thông tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp

đại học, Đại học Sư phạm Tp. HCM.

9. Ngọc Linh. (20:18 10/6/2022). Hướng nghiệp vẫn là một câu chuyện dài. Tạp

chí Con số Sự kiện. https://consosukien.vn/huong-nghiep-van-la-mot-cau- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34

10.Nguyễn, Thị Ánh Tuyết. (2011). Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12 - Tp. HCM. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục chuyên ngành Quản lý Giáo dục, Đại học Sư phạm Tp. HCM.

11.Nguyễn, Thanh Hà. (6:23 11/6/2022). Đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục gắn với nhu cầu của xã hội. Tạp chí Mặt

trận. http://m.tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/day-manh-cong-tac-giao-duc-

huong-nghiep-phan-luong-trong-giao-duc-gan-voi-nhu-cau-cua-xa-hoi- 42767.html.

12.Nguyễn, Thị Thanh Ly. (2020). Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, Thành phố Hồ

Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm Tp. HCM.

13.Nguyễn, Thị Trang. (2021). Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, Thành phố

Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Đại học Công Đoàn.

14.Nguyễn, Văn Lê (2004). Đề tài KX-05-09: Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp- nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 15.Phạm, Ngọc Trân. (2011). Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động

giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở quận Tân Phú, thành

phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học chuyên ngành Quản lý Giáo

dục, Đại học Sư phạm Tp. HCM.

16.Trần, Quang Anh Minh, Võ, Lê Phú Hương, Đào, Huỳnh Minh Ân, Lê, Thị

Một phần của tài liệu Nguyễn Thanh Tuyền (Trang 32)