Thạnh, tỉnh Bình Định
Được sự quan tâm của HND tỉnh Bình Định, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp của HND các xã, thị trấn. HND huyện Vĩnh Thạnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ huyện ủy ra Kết luận số 242-TB/HU, ngày 20/02/2014 cơ
bản thống nhất theo Đề án “ Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND giai đoạn 2014- 2020”. Trên cơ sở đó UBND huyện Vĩnh Thạnh ra Quyết định số 1141/QĐ- UBND ngày 02/7/2014 về việc thành lập Quỹ HTND huyện Vĩnh Thạnh; Quyết định số 2022/QĐ- UBND, ngày 25/08/2014 về việc Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND huyện Vĩnh Thạnh. Hiện nay Quỹ HTND huyện đã thành lập Ban Điều hành, Ban kiểm soát và Ban quản lý, Quỹ hoạt động riêng có con dấu và chủ tài khoản riêng. Ban vận động, Ban điều hành, Ban kiểm soát thường xuyên được củng cố kiện toàn khi có có sự thay đổi con người hoặc vị trí công việc của đơn vị.
Ban điều hành Quỹ HTND với cơ quan thường trực là HND huyện Vĩnh Thạnh đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy chế nhằm kiện toàn hoạt động, quản lý Quỹ HTND. Đặc biệt, hàng năm, Ban điều hành Quỹ xây dựng kế hoạch, phối hợp với phòng tài chính tham mưu cho Hội đồng nhân dân và UBND huyện trích ngân sách bổ sung cho Quỹ.
Quỹ HTND huyện Vĩnh Thạnh hoạt động theo Điều lệ của Quỹ HTND Việt Nam, thực hiện hạch toán kế toán Quỹ HTND theo quy định tại Thông tư 69/2013/TT-BTC ngày 21/5/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ cấp tỉnh, huyện. 9/9 HND các xã, thị trấn mở sổ sách theo dõi hoạt động Quỹ HTND theo Hướng dẫn 20- HD/QHTTW ngày 20/3/2015 của Ban Điều hành Quỹ HTND Trung ương về hướng dẫn quản lý tài chính Quỹ HTND tại HND cấp xã. Chứng từ thu, chi đảm bảo. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách theo quy định.
Trong giai đoạn 2019 – 2021, Quỹ HTND huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực triển khai các hoạt động tạo vốn cho hội viên nông dân; Đã xây dựng và tăng trưởng nguồn vốn đạt 1.550 triệu đồng (Nguồn cấp tỉnh ủy thác tăng trưởng 300 triệu đồng; Nguồn cấp huyện tăng trưởng 665 triệu đồng; Nguồn cấp xã tăng trưởng 585 triệu đồng); Nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND huyện quản lý đến ngày 31/12/2021 đạt hơn 3.231 triệu đồng. Đã cho vay 2.085 triệu đồng, thu nợ là 1.560 triệu đồng. Xây dựng được 19 dự án vay vốn, hỗ trợ 460 lượt hộ hội viên vay vốn phát triển kinh tế.
30
quản lý và được ủy thác là 3.231 triệu đồng/ 22 dự án/128 hộ vay. Trong đó, 15 dự án trồng trọt, chiếm 68%; 7 dự án chăn nuôi, chiếm 32%, các dự án vay vốn từ Quỹ HTND đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Một số mô hình điển hình do Quỹ HTND đầu tư vốn vay như: mô hình trồng bí đỏ, ngô lai và các loại đậu đổ cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm, mô hình trồng chanh dây, trồng rau sạch và một số cây có giá trị kinh tế cao như cây Mác ca, bời lời đỏ,…đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Để nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, các cấp HND đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương khảo sát địa bàn, cho vay đúng đối tượng, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, cách quản lý, sử dụng vốn vay. Tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi… Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, tham quan những mô hình kinh tế hiệu quả để bà con nông dân, hội viên học hỏi lẫn nhau.
Tuy nguồn vốn vay chưa cao, với mức vay tối đa chỉ 30 triệu đồng/hộ, nhưng đã thực sự có ý nghĩa với các mô hình nhỏ và vừa. Giúp hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, mở rộng quy mô phát triển ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập trung ở nông thôn. Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo.
Có thể nói, với cơ chế đề xuất linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ mà Vĩnh Thạnh trở thành địa phương đi tiên phong trong việc xây dựng Quỹ HTND hoạt động độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ. Đến nay, tuy nguồn vốn của Quỹ HTND còn khiêm tốn, nhưng hiệu quả mà Quỹ đem lại là rất lớn, góp phần giải quyết việc làm
ở nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội, tăng thu nhập cho nông dân nghèo, nhiều hộ
được vay vốn đã thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Đồng thời đã góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng Hội, các phong trào nông dân do Hội phát động, công tác phát triển hội viên, xây dựng chi, tổ HND nghề nghiệp, Tổ hợp tác,
HTX,…