Mô hình TCP/IP

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển chiếu sáng đô thị (Trang 89 - 93)

- Tính chọn aptomat với dòng cắt định mức: + Với MBA 50(kVA)

3.2.3Mô hình TCP/IP

a. TCP/IP và mô hình OSI

Công nghệ kết nối mạng có một mô hình 7 lớp chuẩn cho kiến trúc giao thức mạng được gọi là mô hình Liên kết các hệ thống mở (Open

Systems Interconnection - OSI).Mô hình OSI là một nỗ lực của tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO (International Standards Organization), một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tiêu chuẩn hóa thiết kế các hệ thống giao thức mạng để

làm tăng tính liên kết và truy cập mở đến các chuẩngiao thức cho các nhà phát triển phần mềm.

Vì TCP/IP (Mô hình ứng dụng thực tế) ra đời và phát triển trước khi có kiến trúc chuẩn OSI (Mô hình lý thuyết) nên TCP/IP hoàn toàn không tuân theo mô hình OSI. Tuy nhiên, hai mô hình đã có những mục tiêu tương tự nhau, và có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhà thiết kế các tiêu chuẩn này nên chúng được đưa ra với tính tương thích nào đó. Mô hình OSI rất có ảnh hưởng trong sự phát triển của các giao thức, và hiện nay thuật ngữ OSI áp dụng cho TCP/IP là khá phổ biến. cho thấy mối quan hệ giữa 4 lớp chuẩn TCP/IP và mô hình OSI 7 lớp. Chú ý rằng mô hình OSI chia các nhiệm vụ của lớp Ứng dụng thành 3 lớp : lớp Ứng dụng (Application), lớp Trình bày (Presentation)và lớp Phiên (Session). OSI tách các hoạt động của lớp Giao tiếp mạng (Network Interface) thành một lớp Liên kết dữ liệu (Data Link) và một lớp Vật lý (Physical). Việc chia lớp nhỏ hơn này làm tăng sự phức tạp, nhưng cũng làm tăng tính linh hoạt cho các nhà phát triển bằng việc đưa các lớp giao thức đến nhiều dịch vụ cụ thể hơn.

Hình 3.11: Mô hình TCP/IP và OSI

Một địa chỉ IP là một địa chỉ nhị phân 32 bit. Địa chỉ 32 bit này được phân chia thành 4 đoạn 8 bit được gọi là các octet. Con người không thoải mái khi làm việc với các địa chỉ nhị phân 32 bit hay ngay cả các octet nhị phân 8 bit, vì thế địa chỉ IP hầu như luôn biểu diễn dưới dạng chấm thập phân. Dưới dạng chấm thập phân, mỗi octet được gán một số thập phân tương ứng. 4 giá trị thập phân (4 x 8 = 32 bit) sau đó được phân biệt bằng các dấu chấm. 8 bit nhị phân có thể đại diện cho bất kỳ số nguyên nào từ 0 đến 255, vì thế các đọan của một địa chỉ chấm thập phân là các số thập phân từ 0 đến 255. Có lẽ bạn đã thấy các ví dụ về các địa chỉ IP chấm thập phân trên máy của bạn, trong tài liệu này, hoặc trong các tài liệu TCP/IP khác. Một địa chỉ IP chấm thập phân trông như sau : 209.121.131.14.

Một phần của địa chỉ IP được sử dụng cho định danh mạng, và một phần của

địa chỉ được sử dụng cho định danh host. Sự phức tạp của địa chỉ IP là phần định danh mạng biến đổi. Hầu hết các địa chỉ rơi vào các lớp địa chỉ sau : • Các địa chỉ lớp A – 8 bit đầu tiên của địa chỉ IP được sử dụng cho định danh mạng. 24 bit cuối cùng được sử dụng cho định danh host.

• Các địa chỉ lớp B – 16 bit đầu tiên của địa chỉ IP được sử dụng cho định danh mạng. 16 bit cuối cùng được sử dụng cho định danh host

• Các địa chỉ lớp C – 24 bit đầu tiên của địa chỉ IP được sử dụng cho định danh mạng. 8 bit cuối cùng được sử dụng cho định danh host.

Càng nhiều bit thì số tổ hợp bit sẽ lớn hơn. Ta có thể thấy, định dạng lớp A cung cấp một số nhỏ các định danh mạng và một số lớn các định danh host cho mỗi mạng. Một mạng lớp A có thể hỗ trợ khoảng 224, hay 16.777.216

host. Ngược lại, một mạng lớp C chỉ có thể cung cấp số định dạng host hay số lượng host ít (khoảng 28, hay256), nhưng nhiều định dạng mạng hơn

Hình 3.12: Các giới hạn địa chỉ cho các mạng lớp A, B và C c. Khung dữ liệu Ethernet

Khi phần mềm ethernet nhận một datagram từ lớp Internet, nó thực hiện các bước sau:

- Chia dữ liệu lớp IP thành các đoạn nhỏ, nếu cần, để chuyển chúng vào các vùng dữ liệu của các khung ethernet. Kích thước tổng cộng của một khung ethernet phải từ 64 byte đến 1.518 byte (không bao gồm phần mở đầu). - Gói các đoạn dữ liệu vào các khung. Mỗi khung bao gồm dữ liệu cũng như thông tin khác mà các bộ tương thích mạng trên ethernet cần để xử lý khung. Một khung ethernet bao gồm các phần sau :

Phần mở đầu (Preamble): Một chuỗi tuần tự các bit dùng để đánh dấu bắt đầu của khung (8 byte, byte cuối là byte 1 định ra điểm bắt đầu khung). Địa chỉ nhận (Recipient address): Địa chỉ vật lý 6 byte (48 bit) của bộ tương

thích mạng sẽ nhận khung.

Địa chỉ nguồn (Source address): Địa chỉ vật lý 6 byte (48 bit) của bộ tương thích mạng gởi khung đi.

Chiều dài (Length): Một trường 2 byte (16 bit) cho biết kích thước của trường dữ liệu.

Dữ liệu (Data): Dữ liệu được truyền cùng với khung.

Kiểm tra chuỗi khung (Frame Check Sequence - FCS): Một giá trị kiểm tra tổng 4 byte (32 bit) cho khung. FCS thường dùng để kiểm tra truyền thông dữ liệu, máy tính gởi tính toán một giá trị Kiểm tra dư vòng (Cyclical Redundancy Check - CRC) cho khung và mã hóa giá trị CRC trong khung. Máy tính nhậtn sau đó sẽ tính toán lại CRC và kiểm tra trường FCS để xem các giá trị có tương ứng hay không. Nếu các giá trị không tương ứng, một vài dữ liệu đã mất hay bị thay đổi trong quá trình truyền thông, trong trường hợp đó khung sẽ được truyền lại.

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển chiếu sáng đô thị (Trang 89 - 93)