0
Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Sơ lược về lịch sử phát triển:

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (Trang 30 -35 )

Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên đã được những nhà thiết kế cho ra đời năm 1968 (Công ty General Moto – Mỹ). Tuy nhiên hệ thống này còn khá đơn giản và cồng

ra một sự phát triển thật sự cho kỹ thuật điều khiển lập trình. Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế từng bước tạo ra một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, tiêu chuẩn đó là: dạng lập trình dùng giản đồ hình thang. Trong những năm đầu thập niên 1970, những hệ thống PLC còn có thêm khả năng vận hành với những thuật toán hổ trợ (arithmetic), “vận hành với các dữ liệu cập nhật ” (data manipulation). Do sự phát triển của loại màn hình dùng cho máy tính (Cathode Ray Tube: CRT), nên việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình cho hệ thống càng trở nên thuận tiện hơn.

Sự phát triển của hệ thống phần cứng và phần mềm từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng: hệ thống ngỏ vào/ra có thể tăng đến 8000 cổng vào/ra, dung lượng bộ nhớ chương trình tăng lên hơn 128000 từ gợi nhớ (word of memory). Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối các hệ thống PLC riêng rẽ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng rẽ. Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét (scan) nhanh hơn làm cho hệ thống PLC xử lý tốt với những chức năng phức tạp, số lượng cổng váo/ra lớn.

Những năm 1980 đã mang đến nhiều cải tiến công nghệ trong việc chế tạo PLC, các PLC ngày nay có khả năng như điều khiển PID, mờ,…ngày nay PLC phát triển rất mạnh mẽ và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Trong tương lai hệ thống PLC không chỉ giao tiếp với các hệ thống khác thông qua CIM (Computer Integrated Manufacturing) để điều khiển các hệ thống: Robot, Cad/Cam…ngoài ra các nhà thiết kế còn đang xây dựng các loại PLC với các chức năng điều khiển “thông minh” (intelligence) còn gọi là các siêu PLC (Super PLCS) cho tương lai.

Cấu trúc:

Có nhiều loại PLC và có nhiều cấu trúc PLC khác nhau sau đây chúng ta xét cấu trúc PLC thông thường:

• CPU: đơn vị xử lý trung tâm

Là một bộ vi xử lý có nhiệm vụ diều hành và xử lý các hoạt động của PLC nó thi hành các chương trình và xử lý các tín hiệu vào ra và truyền thông với các thiết bị ngoại vi. Thường CPU chỉ có các thanh ghi nhưng có loại tích hợp bộ nhớ ROM nội và RAM nội

• Memory: bộ nhớ

Có nhiều dạng bộ nhớ khác nhau như bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài loại RAM hay ROM. Nó là nơi lưu trữ chương trình hệ điều hành và chương trình người sử dụng. Hệ điều hành là chương trình để điều hành các hoạt động của PLC, còn chương trình của người sử dụng sau khi được load xuống PLC thì nó chứa trong bộ nhớ chương trình.

Bộ phận này giúp PLC giao tiếp với các module khác bên ngoài theo các chuẩn truyền thông. Nếu module đặt gắn liền với PLC trên một thanh ray (bus) thì dùng giao tiếp song song, nếu module đặt cách xa PLC thì dung giao tiếp nối tiếp theo tiêu chuẩn RS-232 hay RS-422 hay RS-485

• Nguồn cung cấp cho PLC:

Đây cũng là bộ phận quan trọng cho PLC, nếu thiết kế nguồn tốt thì PLC sẽ hoạt động ổn định. Trong bộ nguồn thiết kế phải có chế độ bảo vệ và chế độ test hay monitor nguồn cung cấp. Nó cảnh báo cho CPU biết nếu tình trạng nguồn xấu xảy ra.

• Thiết bị lập trình cho PLC:

Mặc dù không được xem là một phần của bộ điều khiển, thiết bị lập trình được đòi hỏi để lập trình và nạp chương trình vào bộ nhớ PLC. Thiết bị lập trình thông dụng nhất là máy tính PC vì giao diện lập trình máy tính thân thiện và nhanh hơn ngoài ra người ta còn lập trình bằng hanheld nhỏ gọn.

Hoạt động của một PLC:

Về cơ bản hoạt động của PLC cũng khá đơn giản. Đầu tiên hệ thống các cổng vào/ra đưa các tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi vào CPU (như các sensor, contact, tín hiệu từ động cơ,…). Sau khi nhận được tín hiệu ngỏ vào thì CPU sẽ xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển xuất ra các thiết bị được điều khiển.

Trong suốt quá trình hoạt động, CPU đọc hoặc quét dữ liệu hoặc trạng thái của các thiết bị ngoại vi thông qua ngỏ vào, sau đó thực hiện chương trình trong bộ nhớ như sau: một bộ đếm chương trình sẽ nhận lệnh từ bộ nhớ chương trình đưa ra thanh ghi lệnh để thi hành. Chương trình ở dạng STL (StatementList – dạng lệnh liệt kê) hay Ladder (dạng hình thang) sẽ được dịch ra ngôn ngữ máy cất trong bộ nhớ chương trình.

gởi hoặc cập nhật tín hiệu tới các thiết bị, được điều khiển thông qua module xuất. Một chu kỳ gồm đọc tín hiệu ở ngỏ vào, thực hiện chương trình, truyền thông nội, tự kiểm tra lỗi và gởi cập nhật tín hiệu ở ngỏ ra được gọi là một chu kỳ quét.

Như vậy tại thời điểm thực hiện lệnh vào/ra thì lệnh không xử lý trực tiếp vời cổng vào/ra mà sẽ xử lý thông qua bộ nhớ đệm. Nếu có sử dụng ngắt thì chương trình con tương ứng với từng tín hiệu ngắt sẽ được soạn thảo và cài đặt như một bộ phận chương trình. Chương trình ngắt chỉ thực hiện trong vòng quét khi xuất hiện tín hiệu ngắt và có thể xảy bất kỳ thời điểm nào trong vòng quét.

Trên đây chỉ lả mô tả hoạt động đơn giản của một PLC, với hoạt động này sẽ giúp cho người thiết kế nắm được nguyên tắc của một PLC. Nhằm cụ thể hóa hoạt động của một PLC, sơ đồ hoạt động của một PLC là một vòng quét như sau:

Thực tế khi PLC thực hiện chương trình (Program Execution), PLC khi cập nhật tín hiệu ngỏ vào (ON/OFF), các tín hiệu này không được truy xuất tức thời để đưa ra (Update) ở ngỏ ra mà quá trình cập nhật tín hiệu ngỏ ra (ON/OFF) phải theo hai bước: khi xử lý thực hiện chương trình, vi xử lý sẽ chuyển đổi các mức logic tương ứng ở ngỏ ra trong chương trình nội (đã được lập trình), các mức logic này sẽ chuyển đổi (ON/OFF). Tuy nhiên lúc này các tín hiệu ngỏ ra “thật” (tức tín hiệu được đưa ra module out) vẫn chưa được đưa ra. Khi xử lý kết thúc chương trình xử lý, việc chuyển

cả mức độ giao tiếp giữa PLC với các thiết bị ngoại . Vi xử lý chỉ đọc được tín hiệu ở ngỏ vào khi tín hiệu này tác động với thời gian lớn hơn một chu kỳ quét. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, thường các hệ thống chấp hành là các hệ thống cơ khí nên tốc độ quét như trên là có thể đáp ứng được các chức năng của dây chuyền sản xuất. Để khắc phục khoảng thời gian quét dài, ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, các nhà thiết kế còn thiết kế hệ thống PLC cập nhật tức thời, dung bộ đếm tốc độ cao (High Speed Counter) các hệ thống này thường được áp dụng cho các PLC lớn có số lượng I/O nhiều, truy cập và xử lý lượng thông tin lớn.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (Trang 30 -35 )

×