Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu tttn (Trang 36)

Việc thay đổi chính sách tín dụng linh hoạt cho phù hợp với tình hình tín dụng thực tế là vô vùng cần thiết. Chính sách tín dụng cần được tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào Chi nhánh (đặc biệt là vốn ngắn hạn – nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và tiền gửi không kỳ hạn – nguồn vốn rẻ) lại vừa kinh doanh có lãi và khuyến khích được các khách hàng tiếp cận được nguồn vốn của Chi nhánh.

3.2.2. Cải tiến đa dạng hóa cơ cấu, hình thức cho vay tín dụng

Phân tán rủi ro tín dụng thông qua việc đa dạng hóa các hình thức cho vay. Việc đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ đáp ứng nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế, giúp Chi nhánh lựa chọn khách hàng. Việc tập trung vào một số khách hàng lớn đang có giao dịch bất chấp những quy định về phân tán rủi ro khiến nguy cơ sụp đổ cùng với những thất bại khách hàng tăng theo.

3.2.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

Chi nhánh cần có chính sách đào tạo cán bộ thích hợp để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Đó là tuyển chọn những cán bộ tín dụng có trình độ, nghiệp vụ vững vàng, có tư cách đạo đức và khả năng giao tiếp tốt, thường xuyên bồi dưỡng cán bộ để nắm bắt kịp thời với những thay đổi của luật, công nghệ,… Đồng thời cần trang bị cho đội ngũ cán bộ tín dụng những hiểu biết

sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế để có thể mở rộng hoạt động cho vay tới mọi ngành nghề.

Sau khi đào tạo, chi nhánh cần tạo điều kiện để cán bộ tín dụng có thể vận dụng những kiến thức đó vào công việc để khai thác có hiệu quả công nghệ kỹ thuật mới. Từ đó tạo nền tảng cho cán bộ tín dụng có những phản ứng kịp thời, nhanh chóng đưa ra các giải pháp hợp lý để đối phó với những yếu tố tác động từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của nhà nước, tác động của nên kinh tế thị trường và ngoài nước đặc biệt là các yếu tố bất khả kháng tác động cần nhanh chóng được khắc phục giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của chi nhánh.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần động viên tinh thần làm việc của cán bộ tín dụng thông qua các hình thức tăng lương, thưởng, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, giải trí. Đối với các cán bộ tín dụng làm việc hăng hái, nhiệt tình, đạt nhiều thành tích cần có chế độ khen thưởng. Đồng thời có biện pháp kỷ luật những cán bộ thoái hoá biến chất, có hành vi tiêu cực gây tổn hại tới uy tín và vật chất của ngân hàng.

3.2.4. Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát khoản vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, chi nhánh cần tổ chức tốt công tác dự báo rủi ro tiềm ẩn và biện pháp phòng ngừa hữu hiệu để giảm thiệu tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát, ngân hàng mới nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, với sự kiểm tra kiểm soát của ngân hàng, các khách hàng mới thực sự sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, tránh hiện tượng lừa đảo vay vốn để đầu tư vào những mục đích khác. Thông qua kiểm tra kiểm soát, ngân hàng có thể theo dõi được tình hình làm ăn của khách hàng. Từ đó ngân hàng có thể tư vấn, hỗ trợ cá nhân - hộ gia đình để kinh doanh đem lại hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đối tượng cá nhân – hộ gia đình là một bộ phận kinh tế quan trọng nhất và có sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế, với đặc điểm là quy mô nhỏ, khả năng tài chính yếu, nguồn vốn ít nên các đối tượng cá nhân – hộ gia đình rất cần sự tài trợ về vốn thông qua kênh tín dụng chính thức từ các NHTM. Đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng của mình đối với bộ phận khách hàng này. Mặc dù vậy, cũng như hoạt động tín dụng đối với các đối tượng khách hàng khác, ngân hàng luôn chú trọng tới chất lượng tín dụng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, khi mà nguồn lợi nhuận lớn nhất mà ngân hàng thu được là từ các hoạt động tín dụng.

Bởi vậy, nâng cao chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân - hộ gia đình là vấn đề được quan tâm hàng đầu và là mục tiêu quan trọng của hầu hết các NHTM nói chung và của Ngân hàng Agribank– chi nhánh Quỳ Châu nói riêng.

Trong những năm qua, chi nhánh đã nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân – hộ gia đình và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót mà chi nhánh cần tập trung giải quyết để có thể cùng với Ngân hàng Agribank nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Hy vọng với những cố gắng hết mình cũng những biện pháp đúng đắn, phù hợp, trong thời gian tới, chi nhánh sẽ có những bước tiến lớn trong việc hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân – hộ gia đình cũng như chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh qua các năm 2019, 2020, 2021 của Agribank Quỳ Châu

2. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2013, Giáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ Ngân hàng

Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

3. Ngô Thanh Phúc , 2012 , “ Giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng tín dụng

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế.

4. https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/gioi-thieu-agribank 5. https://www.agribank.com.vn/vn/ca-nhan/san-pham/vay-von-agribank 6. https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/cong-bo-thong-tin/bao-cao-tai- chinh 7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%B3_Ch%C3%A2u 8. https://smartlykapital.vn/blogs/chia-se-bi-quyet-kinh-doanh/tin-dung-ngan-hang- la-gi- dac-diem-va-vai-tro-nhu-the-nao 9. https://oimlya.com/cac-chi-tieu-danh-gia-tin-dung/

Một phần của tài liệu tttn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w