Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận Phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu của Công ty Cổ phần khang Minh Group trên thị trường nội địa (Trang 55 - 58)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Sau quá trình nghiên cứu và vận dụng tất cả các kiến thức đã được học, các kinh nghiệm từ thực tiễn, việc triển khai đề tài “ Phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu của Công ty Cổ phần Khang Minh Group trên thịtrường nội địa” đã được hoàn thiện một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và mức độ nghiên cứu dưới dạng là một đề tài khóa luận nên em chỉ đi sâu nghiên cứu ở mức độ này. Vì vậy, nếu có thời gian và nghiên cứu ở bậc cao hơn thì em sẽ tìm hiểu, phân tích kỹhơn nữa và đưa ra được những giải pháp, áp dụng giải pháp đó vào thực tếđểđưa ra kết quả chính xác nhất về hiệu quả khi sử dụng những biện pháp đó đểthúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm của Công ty. Từđó đánh giá được những thành công và hạn chế khi thực hiện đềtài và đưa ra được giải pháp để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn và thách thức trên con đường phát triển khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hòa vào sự phát triển đi lên đó là sự bung ra của mọi thành phần kinh tế, song với nó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp cạnh tranh. Nhận biết được những thách thức đó, các doanh nghiệp đều tìm giải pháp đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thịtrường. Đó là vấn đề sống còn của một doanh nghiệp. Đó cũng chính là lý do tại sao mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc phát triển thương mại sản phẩm để đạt doanh thu, lợi nhuận là tối ưu nhất.

Có thểnói, để phát triển thương mại sản phẩm việc tăng cường phát triển sản phẩm về số lượng, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ là hết sức cần thiết. Nếu thành công trong các hoạt động trên thì donah nghiêp sẽ phát triển mạnh và chiếm thị phần lớn trong ngành. Vì vậy, việc không ngừng đẩy mạnh và nâng cao phát triển thương mại sản phẩm là việc luôn được chú trọng trong các doanh nghiệp doanh nghiệp.

Với mục tiêu ban đầu đã đềra, đề tài: “Phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu của Công ty Cổ phần Khang Minh Group trên thịtrường nội địa” đã thực hiện được các nội dung sau:

- Trình bày khái quát được hệ thống những cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm.

- Tổng hợp, phân tích toàn diện thực trạng phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu của Công ty Cổ phần Khang Minh Group. Từđó xác định được những thành tựu đạt được và những hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục trong hoạt động phát triển thương mại sản phẩm.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu cảu Công ty Cổ phần Khang Minh Group, từđó nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của Công ty hơn nữa.

Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, em mong muốn đưa ra được cái nhìn sâu sắc về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu của Công ty Cổ phần Khang Minh group, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phấm gạch không nung xi măng cốt liệu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và tổng hợp số liệu. Hơn nữa, do từ cuối năm 2019, tình hình Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp và kéo dài đến tận bây giờ đã tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và Công ty Cổ phần Khang Minh Group nói riêng nên về nhân sự phụ trách phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty cũng thay đổi nhiều, điều đó cũng gây khó khăn trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu.

Với những nội dung đề tài đã thực hiện, em hy vọng sẽ góp phần giúp Công ty phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu hơn nữa, từđó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần giúp Công ty đứng vững và vượt qua được những khó khăn trước mắt trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thế Dũng (2008), Phân tích kinh tế doanh nhiệp thương mại, NXB Đại

học Thương Mại.

2. GS.TS Đặng Đình Đào (2019), Giáo trình kinh tế thương mại, Trường Đại học

Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

3. Phạm Công Đoàn (2012), Giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB

Thống kê

4. Vi Thị Hạnh (2012), “Phát triển thương mại mặt hàng thiết bịđiện trên thịtrường miền Bắc của Công ty TNHH thiết bị điện Việt Á”, luận văn tốt nghiệp, khoa Kinh tế, trường Đại học Thương Mại.

5. Hoàng Thị Kim Hiền (2008), “Giải pháp phát triển thịtrường với đẩy mạnh tiêu thụ gạch ốp lát của Công ty Cổ phần gạch ốp lát Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp, khoa Kinh tế, trường Đại học Thương Mại.

6. Đoàn Thanh Hoa (2011), “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị phòng cháy chữa cháy trên thị trường nội địa của Công ty TNHH thiết bị phòng cháy chữa cháy Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp, khoa Kinh tế, trường Đại học Thương Mại.

7. Nguyễn Duy Khánh (2012), “Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường Bắc của Công ty Cổ phần May Đông Mỹ hanosimex”, luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại.

8. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, NXB

Thống kê, Hà Nội.

9. PGS.TS Hà Văn Sự 2015), Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, NXB

Thống kê, Hà Nội.

10. PGS.TS Hà Văn Sự (2021), Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. PGS. TS Phạm Thị Tuệ (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thống kê

Các trang Web http://www.gachkhangminh.vn/cam-nang-p5c10 https://khangminhgroup.com/ http://www.khangminhgroup.com/tin-noi-bo-p5c34p2 https://owa.hnx.vn/ftp///cims/2017/7_W3/000000006791233_GKM_Bancaobach _NiemYet_2017.pdfhttps://owa.hnx.vn/ftp///cims/2017/7_W3/000000006791233_GK M_Bancaobach_NiemYet_2017.pdf https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/15704/danh-thuc-tiem-nang-phat-trien-gach- khong-nung-tai-viet-nam.aspx

Một phần của tài liệu Khóa luận Phát triển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu của Công ty Cổ phần khang Minh Group trên thị trường nội địa (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)