2. Đối tƣợ ng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.2 Giải pháp từcác doanh nghiệp xuấtkhẩu thủysản
Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thịtrường.
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu mở rộng thị trường hoàn chỉnh. Xác định năng
lực và khả năng khai thác các nguồn lực bên ngoài để cân nhắc mức độ đầu tư cho
công tác này nhằm tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không tập trung hay đầu tư quá ít.
Mặt khác, chi phí tìm hiểu thị trường này rất tốn kém nên DN cần kết hợp công tác nghiên cứu thị trường với công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm thủy sản thông qua việc kết hợp tham gia hội chợ, triển lãm với nắm bắt thông tin về tình hình thực tế của thị trường. Ngoài ra, DN cũng cần thu thập các thông tin từ các nguồn tin như Thương
vụ Việt Nam tại EU, các công ty tư vấn luật, phòng Thương Mại, các ngân hàng của Việt Nam tại các nước EU, các hãng vận tải quốc tế, môi giới vận tải, môi giới hải
quan, các ấn phẩm quốc tế để đưa ra các phán đoán chính xác vị thế cạnh tranh, xu
hướng thị trường, đánh giá được toàn diện các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của DN trên thịtrường EU.
Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh thủy sản của doanh nghiệp.
Thương hiệu thường gắn với bản quyền về nhãn mác hàng hoá, hình ảnh, logo trên sản phẩm. Thương hiệu phải được xây dựng trên nền tảng chất lượng sản phẩm, mẫu mã và các dịch vụ hậu mại mà công ty có thể cung cấp. Một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng thương hiệu đó là quảng cáo. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dành chi phí cho quảng cáo. DN có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo
như quảng cáo qua báo chí, ấn phẩm, áp phích hay quảng cáo qua truyền hình hoặc kết hợp nhiều phương tiện quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của mình đến
người tiêu dùng.
Thứ ba, Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý ở cấp doanh nghiệp.
Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nghiên cứu kỹ thị trường và khách
hàng cũng như đề ra được các phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của
khách hàng cũng như không bị lạc hậu về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh về
xuất khẩu thủy sản khác. Có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có một sự phát triển bền vững, có khảnăng củng cố và mở rộng phát triển trên một thị trường khó tính EU.
Thứ tư, Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhỏ bé về quy mô, vốn và kinh nghiệm kinh doanh còn thiếu trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có nhiều kinh nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa...Tất cả những điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác với nhau tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán. Liên kết là hướng để phát triển bền vững ngành thuỷ sản. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư,
công nghệ cho phép các doanh nghiệp có thểđa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất
lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khảnăng cạnh tranh của hàng thuỷ sản.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay để phát triển ngoài có công nghệ tiên tiến cần có một đội ngũ các nhà quản lý có trình độ, công nhân lành nghề. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tổ chức các khoá đào tạo cho các nhà quản lý
cũng như người lao động giúp họ có khả năng ứng biến, xử lý các tình huống xảy ra
đểđảm bảo cho việc hoạt động cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp luôn được diễn ra theo kế hoạch.
Thứ sáu, Các doanh nghiệp cần khai thác có hiệu quả quỹ phát triển doanh nghiệp của EU
Việc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiến hành xâm nhập thị trường EU có thể coi là một bước phát triển khách quan trong thời đại mới. Tuy nhiên do các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên việc thiếu vốn để gia tăng sản xuất cũng như nâng cấp thiết bị là một điều tất yếu. Song doanh nghiệp lại không thể cứỷ lại vào sựgiúp đỡ của nhà nước do đó quỹ phát triển doanh nghiệp của EU có thể coi là một giải pháp cho việc vay vốn của doanh nghiệp. Các khoản tài trợ , vay vốn này sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng để nâng cấp các thiết bị, gia tăng các hình thức dịch vụđể thoả mãn nhu cầu khách hàng cũng như mở
rộng sản xuất , thực hiện hiện đại hoá doanh nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng của doanh nghiệp.
3.3 Các Kiến nghị về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU
Kiến nghị vềcơ chế, chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Trong những năm gần đây, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản nói riêng, cơ
chế xuất khẩu nói chung ở nước ta đã có nhiều tiến bộnhư mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ hệ thống giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên nó còn một số hạn chếnhư thường xuyên
làm thay đổi các mức thuế suất, danh mục hàng hoá làm cho doanh nghiệp luôn bị động trong kinh doanh xuất khẩu. Từ thực tế này có một số kiến nghịđược đề xuất:
Duy trì và phát triển thị trường ASEAN khai thông các hiệp định thương mại tự
do tiến tới hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại EVFTA. Các biện pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cần thực hiện Kiến nghị về mặt hàng thủy sản khi xuất khẩu sang thị trường EU
Nắm vững đặc tính tiêu dùng của người tiêu dùng tại các nước EU, họ rất chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và rất nhạy cảm với đồăn.
Phải chú ý đến độan toàn đối với hàng xuất khẩu thủy sản sang các nước đặc biệt là thị trường EU đều qua hệ thống kiểm duyệt một cách khắt khe chặt chẽ theo luật an toàn thực phẩm và luật vệ sinh thành phẩm. Do đó sản phẩm thủy sản của ta muốn
xâm nhập phải hạn chế chất hoá học, phụgia đểđảm bảo đúng tính chất của sản phẩm Phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng. Đối với thủy sản độ tươi được đánh giá cao tiếp theo là hương vị hình dáng, màu sắc. Đối với sản phẩm thủy sản chế biến thì trong công tác chế biến yêu cầu phải giữđược tính chất của sản phẩm
Tiếp cận thị trường một các toàn diện tạo mối quan hệ gắn bó với các Công ty nhập khẩu các nhà phân phối các siêu thị và các cửa hàng bán lẻởnước ngoài.
Kiến nghị với Nhà nước và ban ngành liên quan
Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã làm, như chỉ đạo hệ thống Thương
vụ vào cuộc, yêu cầu các doanh nghiệp logisctics tham gia giúp đỡ bảo quản thủy sản trong thời gian chờ xuất khẩu sang thịtrường EU.
Khuyến nghị nông dân điều chỉnh ngay tiến độ sản xuất bởi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khảnăng kéo dài.
Hướng dẫn và động viên các chủ hàng chuyển sang xuất khẩu theo đường chính ngạch các lô hàng có đủ điều kiện; khuyến nghị người bán đóng bao bì, gắn nhãn, gắn tem truy xuất nguồn gốc để tạo thuận lợi cho việc chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức.
Với các lô hàng không đủ điều kiện chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức thì ưu tiên giải phóng hàng khi chợ biên giới được mở lại.
Khuyến nghị các tỉnh biên giới bố trí diện tích bảo quản và cung cấp đủđiện cho các container lạnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về thị trường EU và nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của
nước ta sang thị trường này, em thấy EU là một thị trường đầy tiềm năng mà ngành thủy sản Việt Nam có thể khai thác và mở rộng. Đứng trước yêu cầu phát triển của ngành kinh tếmũi nhọn đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có nhưng biện pháp chính sách thông thoáng giúp cho ngành thủy sản phát triển cân đối vững chắc trong điều kiện cạnh tranh. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đềtài đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản vềđẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
Thứ hai, phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2018 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Qua đó làm rõ kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân khó khăn khi thâm nhập vào thịtrường này
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó, đề tài đã chỉ ra 2 nhóm giải pháp đểđẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thịtrường này.
Đề tài được thực hiện với hy vọng đóng góp phần nào cho sự phát triển chung xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước cũng như thịtrường EU nói riêng. D đã
hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn, luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học để
luận án được hoàn thiện và phát triển hướng nghiên cứu trong những đề tài tiếp theo. Tác giảđề tài xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BộCông Thương (2020), Báo Cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2. BộCông Thương (2019), Báo Cáo xuất nhập khẩu Việt Nam
3. Cao Tuấn Khanh (2010), “Chính sách thương mại và marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ
4. Hoàng Chí Cương, B i Thị Thanh Nhàn, Đỗ Thị Bích Ngọc (2013), “Lý
thuyết thương mại quốc tế mới: Bằng chứng kiểm định từtrường hợp của Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học và phát triển.
5. Ngô Thị Mỹ (2016), “Nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến xuất khẩu một số
mặt hàng nông sản của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên.
6. Nguyễn Minh Sơn (2010), “Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Nam (2013), “Thịtrường xuất nhập khẩu thủy sản”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Trần Chí Thành (2018), “Thị trường EU và khảnăng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
9. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Trường
Đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
10. Vũ Chí Lộc (2015), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của ViệtNam sang thịtrường Châu Âu”, Nhà xuất bản lý luận chính trị
11. VASEP (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam) (2017), Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam [Overview of Vietnam's seafood industry]. Retrieved January 11, 2018, from http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.htm.