Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng cáo của đương sự.

Một phần của tài liệu LTTDS-nhận-định (Trang 33 - 36)

cáo của đương sự.

SAI. Điều 284 và điều 173 LTTDS Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Phần 2. Bài tập

Tháng 6 năm 2015, ông I Richard Jeffreyđi du lịch tại Việt Nam và có quen, biết với bà Lê Thị T. Tháng 6 năm 2016, ông I cho bà T mượn 100.000.000 đồng để bà T mở Spa cho con gái. Trong thời gian quen nhau, bà T hứa sẽ kết hôn với ông I, vào

tháng 4 và tháng 5/2016 ông I đã cùng bà T đi mua sắm một số trang thiết bị ,vật dụng như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện... tại cửa hàng Điện Máy Xanh – thành phố H với số tiền 139.827.000 đồng để lắp đặt tại căn nhà của bà T. Khoản chi tiêu mua sắm vật dụng này ông I có hóa đơn chứng từ do cửa hàng Điện Máy Xanh – thành phố H cung cấp. Nay, bà T không đồng ý kết hôn. Vì vậy, ông I đề nghị Tòa án buộc bà Lê Thị T trả cho ông I số tiền đã mượn là 100.000.000 đồng và trả lại cho ông I sốvật dụng mua sắm giống như ban đầu (mới 100%) hoặc nếu bà T không thể hoàn trả sốvật dụng đó thì có thể thanh toán bằng tiền cho ông I đã mua sắm tổng cộng là 139.827.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông I Richard Jeffrey. Buộc bà Lê Thị T trả cho ông I Richard Jeffrey số tiền vay là 100.000.000 đồng và hoàn trả cho ông I Richard Jeffreygiá trị tài sản là 78.400.000 đồng. Bị đơn kháng cáo không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý hoàn trả 100 triệu đồng đã mượn, còn các vật dụng ông I đã sắm bà không đồng ý trảlại vì bà cho rằng ông I đã tặng cho bà. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộđơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao? Phần 3. Phân tích án - Đọc Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT; - Tóm tắt tình huống; - Xác định vấn đề pháp lý có liên quan; - Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì? 2. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?

3. Trong tình huống đã cho, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Đ với bị đơn vợ chồng bà S, ông X đã được giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hòa Xuân (cũ) và phía ông X đã được UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng ổn định cho đến nay nhưng lại sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn có đúng pháp luật hay không? Tại sao?

CHƯƠNG X

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN1. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;

- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM; - Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;

- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015; - Tạp chí chuyên ngành …

2. Yêu cầu

Phần 1. Nhận định

1. Tòa án không phải tiến hành hoà giải đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

quyết theo thủ tục thông thường khi có đủ điều kiện.

3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

4. Đương sự không bắt buộc phải tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. 5. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có hiệu lực thi hành ngay, không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Phần 2. Bài tập

Anh An và chị Bình xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào năm 1988. Sau thời gian chung sống, hai người có một con chung là Kiệt (đã thành niên). Ngày 01/10/2016, anh An nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn chị Bình với lý do tình cảm đã hết, con đã trưởng thành nên yêu cầu ly hôn để cả hai tìm hạnh phúc của mình. Về tài sản chung của hai vợ chồng, hai bên thống nhất chia đôi. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện của anh An. Hỏi có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong trường hợp này không?

CHƯƠNG XI

THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁNĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

1. Tài liệu tham khảo

- BLTTDS 2015;

- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM; - Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;

- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015; - Tạp chí chuyên ngành …

2. Yêu cầu

Phần 1. Nhận định

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền

hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại.

ĐÚNG Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm khi xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật đều có các quyền: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bán án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án và cả 2 thủ tục thì hội đồng không có quyền sửa lại bản án đã có hiệu lực pháp luật.

CCPL: Điều 388 và 402 LTTHS

Một phần của tài liệu LTTDS-nhận-định (Trang 33 - 36)